Nghị quyết của UNESCO về danh nhân văn hoá thế giới: Chuyện khó quên 30 năm trước
Hà Nội chính thức trở thành thành viên mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO | |
Xứng danh "Thành phố vì hòa bình" | |
Tự hào được sống và làm việc ở Thành phố vì hòa bình |
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, trong quá trình chuẩn bị cho việc tổ chức các hoạt động nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam từng bước thúc đẩy vấn đề có ý nghĩa quan trọng này và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Ngày 14/4/1987, Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam Võ Đông Giang đã đệ trình lên ngài Tổng Giám đốc UNESCO về việc đề nghị Đại Hội đồng UNESCO Khoá 24 thông qua Nghị quyết Kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào đề nghị của Hội đồng Chấp hành cũng như của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cùng nhiều ủy ban quốc gia khác, khóa họp Đại Hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Pari, từ ngày 20/10 đến 20/11/1987, đã thông qua các Nghị quyết về việc tổ chức lễ kỷ niệm các nhân vật kiệt xuất và các sự kiện lịch sử, trong đó có Nghị quyết 24C/18.65 về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Một phiên họp của UNESCO |
Tuy nhiên, khác với các khóa Đại hội đồng trước đây, cuộc thảo luận về kỷ niệm danh nhân năm 1987 diễn ra trong bối cảnh nội bộ UNESCO đang diễn ra cuộc đấu tranh tập hợp lực lượng mới sau khi một số nước rút khỏi UNESCO vì những lý do chính trị, và diễn ra trong bối cảnh lần đầu tiên có nước đòi UNESCO thông qua một nghị quyết yêu cầu từ năm 1990, UNESCO phải hạn chế việc kỷ niệm danh nhân thế giới.
Nhưng tình hình diễn ra tại Đại hội đồng hoàn toàn ngược lại. Ông Nguyễn Dy Niên, lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, người trực tiếp được nghe tại chỗ ý kiến của các đại biểu quốc tế cho chúng ta cảm nhận những biểu thị tình cảm chân thật và sự ngưỡng mộ đến cảm động của bạn bè trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một số nước đề nghị để đến năm 1989, khóa 25, sẽ công nhận bởi đến lúc đó mới là kỷ niệm năm chẵn, nhưng nhiều đoàn đề nghị phải thông qua năm 1987 thì mới đỡ cập rập cho năm 1990.
Vấn đề dự thảo Nghị quyết cũng có nhiều chi tiết thú vị. Theo ông Nguyễn Dy Niên, thông thường là Việt Nam nêu nội dung danh nhân. Ban Thư ký thảo Nghị quyết. Nhưng trong trường hợp này, Ban Thư ký cho rằng, về Hồ Chí Minh thì không cần đưa nội dung, chúng tôi biết Hồ Chí Minh là ai rồi. Nhưng sau đó Ban Thư ký viết mãi mà không hài lòng nên đã gặp Đại sứ của Việt Nam tại UNESCO là Lê Kinh Tài đề nghị Đoàn Việt Nam dự thảo Nghị quyết, Ban Thư ký sẽ tham gia. Đoàn Việt Nam thảo luận và đưa ra quan điểm: Viết đúng tầm cỡ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn phong khiêm tốn, không nói quá. Đoàn Việt Nam dự thảo có đoạn đánh giá Hồ Chí Minh là “Nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc, người Anh hùng giải phóng dân tộc”. |
Vấn đề dự thảo Nghị quyết cũng có nhiều chi tiết thú vị. Theo ông Nguyễn Dy Niên, thông thường là Việt Nam nêu nội dung danh nhân. Ban Thư ký thảo Nghị quyết. Nhưng trong trường hợp này, Ban Thư ký cho rằng, về Hồ Chí Minh thì không cần đưa nội dung, chúng tôi biết Hồ Chí Minh là ai rồi. Nhưng sau đó Ban Thư ký viết mãi mà không hài lòng nên đã gặp Đại sứ của Việt Nam tại UNESCO là Lê Kinh Tài đề nghị Đoàn Việt Nam dự thảo Nghị quyết, Ban Thư ký sẽ tham gia. Đoàn Việt Nam thảo luận và đưa ra quan điểm: Viết đúng tầm cỡ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn phong khiêm tốn, không nói quá. Đoàn Việt Nam dự thảo có đoạn đánh giá Hồ Chí Minh là “Nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc, người Anh hùng giải phóng dân tộc”.
Về từ “Anh hùng giải phóng dân tộc”, có người sợ cụm không đúng với tính chất của UNESCO là chỉ tôn vinh văn hóa, nhưng Ban Thư ký UNESCO lại rất hoan nghênh dự thảo, họ viết thêm về đoạn “Anh hùng giải phóng dân tộc, tấm gương giải phóng dân tộc”. Đây được coi là Nghị quyết hay nhất trong các Nghị quyết từ trước tới nay về danh nhân, vì đây là Nghị quyết duy nhất đánh giá Hồ Chí Minh vừa có nội dung văn hóa vừa có nội dung chính trị. V.I. Lênin là Nhà tư tưởng lớn của thế giới; Giaoaháclan Nêru là Nhà văn hóa lớn của nhân loại, không có anh hùng giải phóng dân tộc.
Điều quan trọng là ở chỗ nội dung chính trị, anh hùng giải phóng dân tộc trong Nghị quyết về Hồ Chí Minh chứa đựng nội dung văn hóa sâu xa. Nghị quyết nhấn mạnh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội... Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Sự kiện 05/11/2024 11:44
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sự kiện 05/11/2024 11:30
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Sự kiện 05/11/2024 11:29
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06