Nghề điều dưỡng: Nhiều vất vả, lắm đắng cay

Trong quá trình điều trị, điều dưỡng viên đóng vai trò rất quan trọng khi họ phải thường xuyên túc trực, chăm sóc, phục vụ người bệnh. Nhọc nhằn, vất vả và nhiều áp lực, nhưng thu nhập và đãi ngộ thì chưa thật sự tương xứng. Đây là lý do khiến không ít điều dưỡng viên sớm bỏ nghề.

Nhọc nhằn, vất vả

Tốt nghiệp khoa điều dưỡng tại Trường Cao đẳng y tế Hà Nội, Nguyễn Hồng Thu (Đông Anh, Hà Nội) trúng tuyển vào làm điều dưỡng tại khoa phẫu thuật thần kinh của một BV lớn ở nội thành. Hàng ngày, nhìn cô gái trẻ trong bộ đồ trắng tinh hối hả đi làm, bà con hàng xóm ai cũng ngưỡng mộ, thán phục và mừng cho gia đình Thu “có người làm ngành y là yên tâm”. Chỉ riêng Thu là âm thầm suy nghĩ sẽ sớm bỏ nghề, bởi đã quá thấm thía những cực nhọc, vất vả của nghề điều dưỡng, dù mới chỉ đi làm được hơn một năm. Thu chia sẻ, mỗi tuần, cô phải thức trắng trực ở khoa hai đêm. Những ngày còn lại, cô phải dậy  sớm, vượt quãng đường gần 20km để có mặt ở bệnh viện lúc 7h sáng. Lúc này, cô cùng những điều dưỡng viên khác đến các giường bệnh thăm hỏi, thay băng, tiêm hoặc truyền dịch… cho bệnh nhân. Thu bảo, ở khoa thần kinh luôn có hàng trăm bệnh nhân chấn thương đầu, cột sống, điều trị hậu phẫu sau tai nạn, u não… Vì vậy, điều dưỡng viên ở đây phải làm việc hết công suất, không kể ngày đêm. “Những đêm trực, gần như tụi em thức suốt bởi hết bệnh nhân này kêu, lại đến bệnh nhân khác gọi thay băng, truyền dịch. Có bệnh nhân bị chấn thương sọ não, lên cơn la hét quậy phá suốt đêm”. “Công việc quần quật, lại thường xuyên phải chịu đựng những bực bội, cáu gắt vô cớ của người bệnh, nhiều khi điều dưỡng viên chúng em chỉ biết khóc thầm. Mong mỏi lớn nhất là có một ngày nghỉ vào cuối tuần nhưng càng vào ngày nghỉ, dịp lễ tết thì công việc càng bận rộn hơn”- Thu tâm sự.

Nhọc nhằn, vất vả cũng là câu chuyện của những điều dưỡng viên ở khoa Cấp cứu BV Việt Đức. Nhiều điều dưỡng viên ở đây cho biết, họ chạy như con thoi cả ngày lẫn đêm.  “Ở khoa này gần như giờ nào cũng có vài ca vào cấp cứu, không bị bệnh thì tai nạn giao thông, đâm chém nên điều dưỡng không khi nào ngơi tay”, điều dưỡng viên tên Tuyết nói.  Ở khoa phẫu thuật, ngoài thay băng, truyền dịch, cho thuốc, chuẩn bị đưa đi mổ, điều dưỡng viên có khi chôn chân trong phòng mổ 3-5 tiếng để theo bác sĩ hết ca mổ. Có những ca mổ phức tạp kéo dài từ 10 giờ sáng đến hơn 2 giờ chiều nên việc nhịn đói cũng là chuyện bình thường. “Thức đêm, nhịn đói, đứng lâu hoặc đi lại nhiều nên không ít điều dưỡng viên khi hết ca làm việc là choáng váng,  mắt mờ, tay mỏi, chân run...”- chị Tuyết tâm sự.  Cũng theo chị, ngoài những nhọc nhằn vất vả về công việc, thì điều dưỡng viên cũng phải chịu nhiều áp lực. Bởi cuộc sống bình thường đã mỗi người một tính, những người đang mang bệnh tật tính cách càng khó chiều hơn. Thế nên, chỉ sơ sểnh khiến người bệnh không vừa ý là điều dưỡng có thể bị mắng chửi, quát tháo.

Khó gắn bó với nghề

Nhọc nhằn, vất vả như vậy, nhưng thu nhập và chế độ với điều dưỡng viên lại chưa tương xứng. Thu Ánh, điều dưỡng viên Bệnh viện Phổi Hà Nội chia sẻ. “Em mới ra trường nên lương  chưa đầy 3 triệu đồng/tháng và không có khoản thu nhập gì khác ngoài lương. Trong khi đó, gia đình ở xa, em phải thuê trọ tại thành phố mất 1 triệu đồng/tháng. Cùng với những chi phí sinh hoạt khác, em phải  tằn tiện mới đủ sống”. Ánh cho biết thêm, hầu hết bạn bè của cô đang làm điều dưỡng viên tại các bệnh viện khác cũng chỉ thu nhập  từ 2 - 4 triệu đồng/tháng. Mức lương tăng dần theo trình độ và chức vụ công tác nhưng không thấm vào đâu so với công việc. Thực tế, nhiều người đã bỏ bệnh viện công để sang làm cho bệnh viện tư, mong có mức lương cao hơn, thậm chí, không ít người còn bỏ nghề ngay khi ra trường.

Không chỉ ra đi vì thu nhập, thực tế “chảy máu” điều dưỡng tại các BV công hiện nay còn do áp lực công việc quá lớn. Ở khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy, Tp Hồ Chí Minh mỗi năm đều chứng kiến không ít sự ra đi của điều dưỡng viên. Đáng chú ý nhất là năm 2008, gần 30 điều dưỡng viên có kinh nghiệm xin nghỉ hoặc chuyển lên khoa lâm sàng. Tình trạng tuyển điều dưỡng viên vào rồi lại ra đi diễn ra ở nhiều bệnh viện.  Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ bác sĩ so với nhân viên điều dưỡng, hộ sinh tại các bệnh viện mới đạt 1/1,65, như vậy còn thiếu từ 40 - 60 nghìn điều dưỡng viên. Thế nhưng, tỷ lệ điều dưỡng viên có trình độ cao đẳng, đại học mới đạt 6%. Hơn 50 trường ĐH, CĐ, TCCN có ngành điều dưỡng đều tuyển một lượng lớn chỉ tiêu cho ngành này nhưng khi ra trường số người làm đúng ngành ít. Thu Ánh cho biết: “Em cũng đã nghe nói đến mức lương ngàn đô cho điều dưỡng viên nhưng đó là chuyện ở nước ngoài. Điều dưỡng viên Việt Nam muốn đạt được giấc mơ này phải phấn đấu nhiều lắm. Còn ở trong nước, công việc của điều dưỡng viên còn rất vất vả, chế độ đãi ngộ thì chưa tương xứng. Rất mong Nhà nước, cải thiện hơn nữa về mức lương, các chế độ đãi ngộ của điều dưỡng viên thì mới mong giữ chân được người giỏi ở lại với nghề nhiều vất vả, lắm đắng cay này”.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Vinh tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

(LĐTĐ) Hoà 2-2 ở cả hai hiệp đấu chính và phụ, cả U23 Hàn Quốc lẫn U23 Indonesia phải đá luân lưu. Sau tận nửa tiếng đồng hồ với 11 lượt sút, U23 Indoensia đã có mặt ở bán kết.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tổng kết chuyên đề Văn hóa - Thể thao năm 2023.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Tin khác

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được trợ cấp 64.800.000 đồng và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Hành động vì sự an toàn của người lao động

Hành động vì sự an toàn của người lao động

(LĐTĐ) Bám sát chủ đề của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”, các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai nhiều hoạt động với tinh thần hành động vì sự an toàn của người lao động.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Xem thêm
Phiên bản di động