Nữ điều dưỡng tâm huyết với nghề, hết lòng vì người bệnh

(LĐTĐ) Công tác và gắn bó tại Khoa Thăm dò chức năng (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) đến nay đã hơn 11 năm, chị Nguyễn Thị Phương Dung được đánh giá là nữ điều dưỡng tận tâm với nghề, hết lòng vì người bệnh. Không chỉ vững về chuyên môn, nghiệp vụ, chị còn được yêu mến bởi lối sống chan hòa, gần gũi với đồng nghiệp, luôn xem công việc chăm sóc người bệnh không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn là trách nhiệm cao cả.
Nữ điều dưỡng luôn tận tâm với nghề Chuyện nữ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 Nữ điều dưỡng sốc phản vệ sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 được xuất viện

Song hành với bác sĩ trên mọi chặng đường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đó là người điều dưỡng. Điều dưỡng là một nghề chuyên biệt, công việc của trái tim. Có thể nói, chất lượng của một bệnh viện phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, sự chuyên tâm và tận tụy của chính những người điều dưỡng.

Nữ điều dưỡng tâm huyết với nghề, hết lòng vì người bệnh
Điều dưỡng Nguyễn Thị Phương Dung (ngoài cùng bên phải) luôn tích cực tham gia các hoạt động do Bệnh viện, Công đoàn ngành và Sở Y tế Hà Nội tổ chức.

Theo lời chị Phương Dung chia sẻ, là bệnh viện hạng I của thành phố Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang luôn thu hút lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh lớn. Trong khi đó, riêng Khoa Thăm dò chức năng nơi chị làm việc chỉ có 17 cán bộ, nhân viên y tế, nên lượng công việc khá nhiều. Bởi vậy, cùng với khả năng chịu áp lực trong công việc, từng thành viên trong Khoa phải đảm bảo tổ chức công việc khoa học, linh hoạt, đáp ứng giữa các ca thăm, khám thường xuyên và các ca khám cấp cứu.

Thực tế làm việc tại Bệnh viện, chị Phương Dung cho biết, có những hôm, chỉ trong buổi sáng Khoa Thăm dò chức năng thực hiện 40 ca về nội soi đường tiêu hóa. “Mỗi khi bước vào ca làm việc, từng người trong ê kíp của chúng tôi sẽ phụ trách một phần việc được phân công. Chúng tôi hiểu từng thao tác, thói quen của bác sĩ. Không cần nói, chỉ cần một ánh mắt, một cái chỉ tay hay xoay người là chúng tôi biết bác sĩ cần gì. Mọi khâu luôn phải làm khẩn trương nhưng chính xác tuyệt đối bởi mỗi giây, mỗi phút lãng phí cũng ảnh hưởng đến bệnh nhân hoặc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng”, điều dưỡng Phương Dung chia sẻ.

Xác định điều dưỡng là người tiếp xúc nhiều nhất và gần nhất với bệnh nhân nên suốt nhiều năm làm việc, chị Phương Dung luôn ý thức được công việc của mình là phối hợp giữa điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và giáo dục sức khỏe thì người bệnh mới nhanh hồi phục. Đặc biệt, văn hóa ứng xử với người bệnh càng đòi hỏi người điều dưỡng phải hoàn thiện hàng ngày.

Nữ điều dưỡng tâm huyết với nghề, hết lòng vì người bệnh
Điều dưỡng Phương Dung và đồng nghiệp tham gia hiến máu tình nguyện tại bệnh viện.

Theo đó, điều dưỡng không chỉ chăm sóc về mặt sức khỏe, mà còn chăm sóc cả về tâm lý, tinh thần cho người bệnh. Với mỗi đối tượng bệnh nhân, các điều dưỡng phải có những kỹ năng thuyết phục, chăm sóc phù hợp, như với bệnh nhi phải dỗ dành, với người già phải ân cần thuyết phục… Đồng thời, mỗi điều dưỡng cũng đóng vai trò là một nhà biện hộ, bảo vệ, để đảm bảo những quyền lợi tối đa cho người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh.

Chị Phương Dung nhớ lại, chị từng chăm sóc cho một trường hợp bệnh nhân rất trẻ (sinh năm 2000) bị nhiễm HIV là lượt người cuối cùng vào khám, người bệnh gần như suy sụp buông bỏ. Trước tình huống này, chị đã phải kiên nhẫn thuyết phục hơn 30 phút người bệnh mới chấp nhận thực hiện y lệnh của khoa khám điều trị.

Hay một trường hợp khác, cụ già 83 tuổi thực hiện nội soi gây mê, gia đình nhất định không đồng ý, do sợ người bệnh cao tuổi sẽ bị tác dụng phụ của thuốc gây mê. “Lúc này, những điều dưỡng như tôi đều phải nhẫn nại thuyết phục, giải thích các nguyên lý gây mê, các nội dung quy trình để người nhà yên tâm phối hợp. Ca nội soi được tiến hành nhanh chóng ngay sau đó”, chị Phương Dung nhớ lại.

Nữ điều dưỡng tâm huyết với nghề, hết lòng vì người bệnh
Tập thể Khoa Thăm dò chức năng nơi chị Phương Dung đang làm việc.

So với những ngày đầu vào làm việc tại Bệnh viện, điều dưỡng Dung tự nhận thấy bản thân thay đổi nhiều từ suy nghĩ đến thái độ nghiêm túc với nghề. Bởi theo chị, điều quan trọng để giúp bệnh nhân đối mặt và chiến thắng bệnh tật đó là tinh thần. Sự quan tâm của điều dưỡng giúp người bệnh lạc quan và chính thái độ sống tích cực trở thành “thần dược”, giúp họ vượt qua nghịch cảnh và bệnh tật.

Với những tình cảm đặc biệt dành cho bệnh nhân và sự trân trọng đối với nghề nghiệp, năm 2022, điều dưỡng Phương Dung đã sáng tác bài hát “Trái tim em, vẻ đẹp người điều dưỡng”. Tác phẩm được phát sóng trên truyền hình VTV1 trong chương trình kỉ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2). Ca khúc tạo sức lan tỏa mạnh mẽ về chuyện nghề của những người làm công tác điều dưỡng nói riêng, cũng như nhân viên y tế nói chung.

“Từ năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng phát và lây lan gây quá tải cho hệ thống y tế. Trong những tháng ở lại trực tại Bệnh viện, chứng kiến đồng nghiệp cùng đồng lòng chiến đấu với dịch bệnh trong nỗi nhớ người thân, cùng với lắng nghe những câu chuyện của người bệnh tâm sự và với niềm tin vào chiến thắng dịch bệnh, tôi tiếp tục viết ca khúc “Em, ánh sao nhỏ của anh” để thay lời động viên và cảm ơn đến đồng nghiệp”, chị Phương Dung cho biết.

Từ đó, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè lại biết đến chị không chỉ là một điều dưỡng trẻ tâm huyết với nghề mà còn có nhiều “tài lẻ” đóng góp cho Bệnh viện, cũng như cho ngành Y tế.

Nữ điều dưỡng tâm huyết với nghề, hết lòng vì người bệnh
Chị Phương Dung được đánh giá là nữ điều dưỡng trẻ tâm huyết với nghề, có nhiều “tài lẻ” đóng góp cho Bệnh viện, cũng như cho ngành Y tế.

Quá trình công tác của điều dưỡng Phương Dung đã góp phần vào thành tích chung của Khoa Thăm dò chức năng và sự phát triển của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Và trên hết đó là sự tận tụy, yêu nghề, là vẻ đẹp nữ điều dưỡng trẻ năng động, tự tin và giàu lòng nhân ái để trái tim người điều dưỡng cùng “hòa nhịp” với trái tim người bệnh.

Chị Nguyễn Thị Phương Dung (sinh năm 1991, ở Đông Anh, Hà Nội) tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội với tấm bằng giỏi chuyên ngành điều dưỡng. Năm 2011, chị làm việc tại Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.

Trong quá trình công tác, nhiều năm liền điều dưỡng Phương Dung được nhận danh hiệu Điều dưỡng xuất sắc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang; được Ban Chấp hành Trung ương Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Thầy thuốc trẻ năm 2021; Giải Nhì Chung kết Hội thi Điều dưỡng giỏi, thanh lịch do Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tổ chức, năm 2018; giải Ba Chung kết Hội thi điều dưỡng, kĩ thuật viên, nữ hộ sinh giỏi ngành Y tế, năm 2019, do Sở Y tế Hà Nội tổ chức; giải Nhất Chung khảo Hội thi Điều dưỡng giỏi Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, năm 2022.

Gần đây nhất, ngày 10/5, nữ điều dưỡng Phương Dung được nhận Giấy khen của Giám đốc Sở Y tế Hà Nội vì có thành tích xuất sắc trong công tác điều dưỡng năm 2023 nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5).

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tuy nhiên ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ đã có hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, khiến 24 người tử vong. Trên địa bàn Hà Nội, có thời điểm giao thông ùn ứ do lượng người và phương tiện di chuyển ra khỏi nội thành với mật độ quá lớn.
Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

(LĐTĐ) Tối 27/4, chương trình nhạc Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố (TP) Nha Trang chính thức mở màn với chủ đề The spotlight off Jazz, thu hút nhiều du khách và người dân đến thưởng thức.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

(LĐTĐ) Du lịch không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức tìm tòi, khám phá thì bảo đảm an toàn vẫn là điều cần được quan tâm đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có chuyến du lịch hấp dẫn mà vẫn an toàn.

Tin khác

Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

(LĐTĐ) Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... Để phòng, chống dịch bệnh lúc giao mùa, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, việc mỗi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2197/BYT-DP về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2045/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Xem thêm
Phiên bản di động