Nghệ An: Tết của những người về trong “bão táp”

(LĐTĐ) Ở Nghệ An, trong đợt dịch vừa qua, nhiều người có hoàn cảnh đặc biệt, cách chạy trốn dịch của họ cũng có một không hai. Họ đã được vòng tay cộng đồng cưu mang trên chặng đường vượt khổ trở về quê. Tết này, những người lao động ấy lại được đón năm mới trong điều kiện về vật chất và tinh thần tốt hơn trước nhờ sự chung tay giúp đỡ của mọi người.
Bò giàng- đặc sản miền núi Nghệ An Nghệ An: Làng nghề làm hương thảo mộc vào Xuân Trồng “vàng” cho ngày mai

Cùng vợ vượt cạn… qua điện thoại

Anh Lương Văn Bách, 29 tuổi, nhà ở bản Văng Môn, xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An cùng vợ là chị Kha Thị Ánh, đầu năm 2021, họ rời bản vào thành phố Hồ Chí Minh kiếm kế sinh nhai. Đến nơi, anh Bách làm nghề tự do, chị Ánh làm công nhân may mặc. Từ tháng 6/2021, hai vợ chồng phải nghỉ việc vì dịch Covid-19, phải sống lay lắt trong khu trọ.

Cầm cự với dịch nên những đồng tiền tiết kiệm cũng cạn dần theo, trong khi đó, chị Ánh lại sắp sinh con. Lương Văn Bách dự tính đưa vợ về quê hương để sinh nở, nhưng thành phố bị phong tỏa nên đành phải ở lại. Không có tiền mua quần áo, bỉm sữa cho con, những người cùng dãy trọ lên mạng xã hội đã đăng thông tin xin hỗ trợ cho vợ chồng.

Nghệ An: Tết của những người về trong “bão táp”
Anh Lương Văn Bách và vợ là chị Kha Thị Ánh cùng đứa con sinh ra trong phòng trọ đang ấm áp bên căn nhà của mình ở quê hương

Sáng 13/9/2021, chị Ánh trở dạ, không có tiền nên anh Bách không thể đưa vợ đến bệnh viện sinh con. Không biết nhờ ai trong hoàn cảnh dịch dã để đỡ đẻ, anh Bách đành phải gọi điện thoại về cho mẹ ở quê để bà bày cho mình cách đỡ để từ kiến thức ít ỏi của bà.

Vừa nghe điện thoại vừa đỡ đẻ, mấy tiếng đồng hồ sau chị Ánh đã mẹ tròn con vuông. Ca vượt cạn lịch sử đời người của 2 vợ chồng trong phòng trọ kết quả đã cho ra đời 1 bé trai khỏe mạnh. Từ những đồng tiền chia sẻ của những người ở cùng dãy trọ, anh Bách có tiền mua sữa cho con và bồi dưỡng cho vợ.

Ngày 4/10/2021, vợ chồng anh Bách cùng đứa con mới sinh 20 ngày tuổi được bọc trong chiếc khăn rời thành phố về quê. Hành trình về quê dài hơn 1.500 km bằng chiếc xe máy cũ. Khi về đến thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, anh Bách kiệt sức, không chạy được nữa. May mắn, vợ chồng anh gặp được nhóm thiện nguyện tại đây và được họ hỗ trợ xe ô tô về quê nhà.

Sau 3 tháng chạy dịch về quê, giờ đây gia đình anh đã quen trở lại với cuộc sống nơi núi rừng. Ở quê không có việc làm ổn định, vợ ở nhà trông con nhỏ, anh Bách lên rừng làm rẫy. Anh chia sẻ: “Về đến nhà, trong tay không còn đồng nào, may được những người tốt bụng giúp đỡ nên mấy tháng nay, vợ chồng tôi đã có tiền để trang trải cuộc sống và mua được 1 con trâu. Tết này vui hơn nhiều”.

Bé 7 ngày tuổi phải chạy dịch cùng bố mẹ trên ngàn cây số

Anh Xồng Bá Xò, 22 tuổi và vợ là Già Y Tránh, 20 tuổi vào Bình Dương làm công nhân trong một nhà máy chế biến gỗ. Dịch Covid-19 ập đến, nhà máy có F0 nên phải đóng cửa, anh Xò mất việc khi vợ sắp sinh con. Ngày 21/7/2021, chị Tránh sinh mổ bé trai và 4 ngày sau thì ra viện. Trở lại phòng trọ, tiền đã hết. Thấy những công nhân đồng hương ồ ạt chạy xe máy về quê tránh dịch nên dù con còn nhỏ, vết mổ đẻ chưa lành nhưng vợ chồng anh Xò vẫn quyết định chạy về quê bằng xe máy.

Đứa con 1 tuần tuổi được người mẹ quấn trong khăn rồi cùng đoàn người 50 chiếc xe máy tức tốc về quê. Tuy nhiên, trên đường đi, xe máy của Xồng Bá Xò nhiều lần hỏng nên chậm lại phía sau. Trên đường, một số người thấy thương nên cho vợ chồng anh đồ ăn, nước uống và tiền. Khi đến tỉnh Quảng Nam, có người chụp ảnh đăng lên mạng xã hội. Câu chuyện hành trình về quê của vợ chồng anh được nhiều người biết và giúp đỡ. Về đến Đà Nẵng, một nhóm thiện nguyện đã thuê xe ô tô chở gia đình Xò về quê.

Nghệ An: Tết của những người về trong “bão táp”
Anh Xồng Bá Xò cùng vợ và con bên căn nhà gỗ mới làm từ nguồn tiền do các nhà hảo tâm hỗ trợ

Sau khi báo chí đăng tải câu chuyện, nhiều người xúc động khi chứng kiến hình ảnh đứa trẻ theo bố mẹ hồi hương vì đại dịch. Nhiều nhà hảo tâm sau đó đã chủ động hỗ trợ gia đình Xò.

Đến nay, vợ chồng Xò nhận được hỗ trợ hơn 500 triệu đồng rồi. Đây là số tiền quá lớn đối với gia đình. Xò dành 100 triệu để dựng căn nhà, số còn lại vẫn gửi tiết kiệm trong ngân hàng để dành cho con.

Gặp chúng tôi, anh Xò nhớ lại: “Lúc đó dịch bùng phát mạnh nên em sợ quá, ở lại biết đâu xảy ra chuyện gì cho vợ con thì càng không biết xoay xở thế nào, thấy anh em cùng quê chạy cả thì cũng phải liều mình bất chấp nhiều nguy hiểm đang chực chờ. Dự kiến ra Tết, em sẽ để cho vợ con ở nhà chăn nuôi, làm rẫy. Còn em vẫn sẽ tiếp tục lên thành phố để làm thuê. Số tiền mà các nhà hảo tâm đã tặng, em không dám tiêu phung phí”.

Cùng cảnh ngộ như vợ chồng anh Xò, anh Bách, còn có vợ chồng Và Bá Sao (23 tuổi) và Thò Y Dũng, ở bản Huồi Mới, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Vào đầu năm 2021, vợ chồng Sao mang theo đứa con trai đầu lòng hơn một tuổi vào Bình Phước cạo mủ cao su. Do ảnh hưởng của đại dịch, đến đầu tháng 10, vợ chồng trẻ quyết định hồi hương bằng xe máy như hàng ngàn lao động khác. Tuy nhiên, khi tới địa phận Quảng Trị thì chị Dũng trở dạ rồi sinh con ngay bên Quốc lộ 1A.

Không còn tiền, bên đường mọi công tác y tế, hậu cần cho “ca” sinh nở này là số không. Cả gia đình sau đó được hỗ trợ đưa vào một trung tâm y tế gần đó. Khi phương tiện thông tin đại chúng đăng tải, nhiều nhà hảo tâm đã hỗ trợ tiền và các vật dụng cần thiết cho sản phụ và cho xe cấp cứu chở về tới tận quê nhà.

Anh Sao được các nhà hảo tâm hỗ trợ gần 100 triệu đồng. Nhưng vợ chồng anh vẫn gửi tiết kiệm. Sao định rút ra một ít để sắm Tết cho con.

Ấm lòng người về từ vùng dịch

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong năm 2021, hàng ngàn lao động Nghệ An đã phải vượt chặng đường dài từ các tỉnh phía Nam để hồi hương. Ông Lê Hồng Thái, Bí thư Đảng ủy xã Tam Hợp, huyện Tương Dương cho biết, xã chỉ có 537 hộ dân nhưng có đến 339 người từ các tỉnh phía Nam chạy dịch về quê giữa chừng. Những lao động chạy dịch về quê, xã đã phối hợp với huyện tư vấn để người dân chuyển hướng tìm việc có tay nghề thay vì lao động phổ thông; tạo điều kiện để các gia đình vay vốn làm ăn, một số hộ dân đã được hỗ trợ lợn giống để nuôi.

Nghệ An: Tết của những người về trong “bão táp”
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An giải ngân vốn vay cho những lao động trở về địa phương

Tại huyện vùng cao Kỳ Sơn có gần 7.000 người chạy dịch về lại quê, theo ông Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Kỳ Sơn, không nên coi 7.000 người trở về là gánh nặng mà là nguồn nhân lực góp phần phát triển địa phương. Trước mắt, huyện Kỳ Sơn đã làm việc với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thu nhận để họ có thu nhập.

Ngoài ra, UBND huyện tiếp tục mở rộng diện tích ruộng nước để bà con có đất sản xuất. Đồng thời, khôi phục lại nhiều diện tích chè lâu nay bị bỏ hoang, xây dựng các hợp tác xã chè để thu hút bà con tham gia. Địa phương kêu gọi tài trợ cây, con giống để những hộ nghèo trở về từ vùng dịch phát triển sản xuất.

Nghệ An: Tết của những người về trong “bão táp”
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Kha Văn Tám đã trao số tiền hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn (Ảnh: TĐ)

Tại huyện biên giới Quế Phong, có trên 2.000 người hồi hương. Ông Dương Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, UBND huyện khảo sát nhu cầu đối với lao động không trở lại nơi cũ làm việc. Tìm hiểu rà soát nhu cầu tuyển dụng việc làm của những công ty trên địa bàn phù hợp với nguyện vọng cũng như chuyên môn của người lao động, tổ chức “Ngày hội việc làm” tại địa phương.

Ngoài ra, chỉ đạo các xã rà soát nhu cầu của hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp, đề nghị cấp trên giao rừng khoanh nuôi bảo vệ để người dân sống được nhờ rừng. Mặt trận Tổ quốc huyện đã xem xét hỗ trợ bò sinh sản cho những hộ đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, huyện sẽ phối kết hợp với một số doanh nghiệp trên địa bàn để chuyển đổi cây trồng tạo hàng nông sản phục vụ chế biến, kinh doanh.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

(LĐTĐ) Nếu ví lưới điện là một bản nhạc thì người điều độ viên được coi là những “nhạc trưởng”, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy dàn nhạc giao hưởng của lưới điện của Thành phố. Vì thế, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện thành phố Hà Nội, ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển hệ thống điện thành phố Hà Nội hoạt động liên tục và ổn định, còn là nơi theo dõi tình trạng vận hành của các trạm biến áp, đường dây truyền tải và phân phối điện.
Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

(LĐTĐ) Từ những ngày đầu tháng 7 năm 2024, nhiều người dân Thủ đô đã được nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng. Có thể với một số người còn bỡ ngỡ, song nhìn chung theo ghi nhận đa số người hưởng lương hưu đều tỏ ra hài lòng.
Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Hà Nội thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc. Từ đó kéo theo nhu cầu nhà trọ ngày càng lớn, nhất là tại các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhà trọ vẫn là nỗi ám ảnh không chỉ của người lao động mà còn là áp lực lớn của đô thị.
Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng cùng với sở, ban, ngành khác của Thành phố phải xử lý công việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân lao động (CNLĐ).
Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

(LĐTĐ) Một ngày mùa hè, sáng sớm canh 3, chúng tôi tìm đến những bến tàu, cảng cá nằm giữa lòng phố biển Nha Trang. Từ xa đã nghe tiếng kêu í ới ra bến của những người phụ nữ vùng biển. Họ ra bến để bắt đầu cuộc mưu sinh.
Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

(LĐTĐ) Triển khai Tháng Công nhân với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, Công đoàn Nghệ An đã tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, sôi nổi, ý nghĩa, lan tỏa sâu rộng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong công nhân, lao động.
An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, đặc biệt là từ đầu tháng 5 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Điều này cho thấy quy trình đảm bảo an toàn lao động vẫn còn nhiều lỗ hổng và đảm bảo an toàn lao động tiếp tục là vấn đề bức thiết, cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa.
PC Hà Tĩnh tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ

PC Hà Tĩnh tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức, tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong toàn Công ty.
Công nhân vẫn khó… có nhà!

Công nhân vẫn khó… có nhà!

(LĐTĐ) Khi hay tin từ Bắc tới Nam, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai hàng loạt nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, người lao động rất mừng. Nhưng đến nay, trong bối cảnh thu nhập giảm sút, giá nhà lại đang có xu hướng tăng cao… khiến giấc mơ có nhà để ở của công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiêp - chế xuất nói riêng, người lao động có thu nhập từ khá đến trung bình, thấp vẫn xa vời.
Xem thêm
Phiên bản di động