Bò giàng- đặc sản miền núi Nghệ An

(LĐTĐ) Thịt bò giàng theo đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An có nghĩa là thịt để gác bếp. Bà con ở đây không ai nhớ nguồn gốc của thịt bò giàng có từ khi nào. Họ chỉ biết, món ăn này được tạo ra một cách khá tình cờ khi thịt bò ăn nhiều không hết, người ta nghĩ ra cách treo từng thớ thịt lên trên bếp lửa khỏi bị thối rồi trở thành món ăn độc đáo.
Nghệ An: Làng nghề làm hương thảo mộc vào Xuân Trồng “vàng” cho ngày mai Nghệ An vận động được hơn 121 tỷ đồng ủng hộ người nghèo đón Tết

Bò giàng từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Mỗi khi nhắc đến nó, nhiều người nghĩ đến ngay mảnh đất vùng cao xứ Nghệ. Trong chuyến đi tác nghiệp trên miền Tây Nghệ An vào những ngày cuối năm Tân Sửu, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu về món ăn đặc sản này.

Qua giới thiệu, chúng tôi đến cơ sở sản xuất bò giàng Thảo Đường nổi tiếng ở thị khối Hòa Bắc, trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Vừa bước vào ngõ một mùi hương hấp dẫn cuốn hút người đi đường. Bên trong, dưới khoảnh sân trước nhà bếp được vây quanh bằng tôn, trên lợp tấm nhựa trong suốt để lấy ánh sáng, nhiều dây phơi được mắc song song treo đầy những khúc thịt còn đỏ tươi, phủ lấm tấm những gia vị.

Chủ cơ sở này là bà Trần Thị Thảo, quê ở huyện Yên Thành. Bà Thảo lấy chồng về xã Lượng Minh, huyện Tương Dương từ 30 năm trước. Chồng bà là người dân tộc Thái.

Thời gian về làm dâu, bà Thảo đã được dạy cách làm thịt bò giàng. Từ năm 2000, bà bắt đầu tiến hành sản xuất theo hướng hàng hóa để kinh doanh.

Bò giàng- đặc sản miền núi Nghệ An
Sau khi chế biến cho ngấm gia vị thịt bò được phơi dưới nắng nhẹ cho khô

Mấy năm gần đây, khi nhu cầu sử dụng bò giàng tăng mạnh, bà Thảo cũng tăng công suất để tạo sản phẩm. Năm trước, sản phầm bò giàng của cơ sở Thảo Đường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Vào ngày thường, mỗi tháng cơ sở Thảo Đường sản xuất và tiêu thụ khoảng 1 tạ rưỡi đến 2 tạ bò giàng. Còn vào tháng giáp Tết, đơn đặt hàng tăng lên, ước tính tháng cuối năm tiêu thụ được khoảng 1 tấn.

Bà Thảo cho biết, để làm bò giàng ngon, phải chọn bò bản địa, thịt bò loại 1. Mỗi con bò cũng chỉ chọn được từ 20-22 kg thịt để làm món đặc sản này. Sau khi mang thịt về, thịt được rửa sạch, cắt thành miếng dài 20-25 cm. Sau đó, thịt được tẩm gia vị và ướp khoảng 3 giờ đồng hồ.

Từng miếng thịt sau đó được buộc dây để phơi dưới nắng nhẹ. Ngày phơi nắng, đêm cho vào khu bếp, củi được đốt bên dưới trong nhiều giờ để hong thịt. Quy trình này kéo dài liên tục trong gần 1 tuần, khi thịt khô cong, có mùi vị thơm ngon thì dừng lại.

Bò giàng sau khi thành phẩm sẽ được bọc bao ni lông, hút chân không và bảo quản trong tủ lạnh. Khi ăn, người ta có thể chế biến đơn giản bằng cách cho vào tấm lá chuối tươi rồi vùi vào tro nóng (theo cách truyền thống của đồng bào vùng cao), nướng bằng bếp ga, cồn hay bằng lò vi sóng hoặc có thể rán bằng dầu, mỡ.

Bò giàng- đặc sản miền núi Nghệ An
Bà Trần Thị Thảo chọn những miếng thịt bò loại 1 để sản xuất bò giàng

Bà Thảo cũng sắm lò sấy điện để thử nghiệm thay thế bếp củi và phơi nắng, nhưng cách làm này bò giàng không thơm ngon như cách truyền thống của người vùng cao nên bà rất ít khi áp dụng đến nó.

Ngoài sản xuất thịt bò giàng, bà Thảo còn làm thịt lợn giàng, thịt ba chỉ gác bếp, lạp xưởng. Bà Thảo cho biết: “Giá các loại thịt gác bếp vẫn giữ nguyên như mọi năm, lợn giàng 600.000 đồng/kg, ba chỉ gác bếp 400.000 đồng/kg.

Với việc các sản phẩm đã được công nhận 3 sao OCOP, được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và được các siêu thị ký kết bao tiêu sản phẩm đã tạo cơ hội cho đặc sản vùng cao Tương Dương lan tỏa, tiếp cận đông đảo khách hàng nên Tết Nguyên đán năm nay, lượng đơn đặt hàng tăng mạnh.

Cứ khoảng 3 kg thịt bò tươi sẽ cho 1 kg bò giàng khô nên giá bò giàng hiện nay được bán với giá trên dưới 1 triệu đồng/kg”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, bò giàng ra đời từ cách bảo quản, dự trữ thịt bò, trâu, lợn chăn nuôi và săn bắn được của người đồng bào vùng cao Nghệ An từ hàng trăm năm nay.

Bên cạnh đó, trong các dịp lễ, Tết và cúng tế, người vùng cao thường mổ thịt trâu, bò, lợn làm thực phẩm. Thịt dư thừa, không có tủ lạnh như ngày nay để bảo quản, người vùng cao đã cắt thịt thành miếng, tẩm ướp gia vị rồi “giàng” trên gác bếp để diệt khuẩn, hong khô, sử dụng lâu dài. Cách bảo quản thịt này vẫn đảm bảo an toàn, thực phẩm rất thơm, ngon.

Bò giàng- đặc sản miền núi Nghệ An
Năm 2021, sản phầm bò giàng của bà Trần Thị Thảo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Ở Nghệ An, bò giàng đã trở thành hàng hóa, đến với người tiêu dùng ở nhiều tỉnh, thành trong nước. Hầu hết các huyện vùng cao Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu Nghệ An đều có các cơ sở, hộ gia đình sản xuất bò giàng để bán ra thị trường.

Từ lâu, bò giàng không còn là một món ăn truyền thống của đồng bào vùng cao mà đã trở thành đặc sản ăn ưa thích của người miền xuôi, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

Anh Nguyễn Khánh, ở xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An mỗi lần có dịp đi công tác miền Tây Nghệ An đều mua về nhà 1kg bò giàng.

Anh Khánh tỏ ra rất sành về món đặc sản này: “Tôi đã có lần chứng kiến từng công đoạn làm bò giàng của đồng bào Thái rất công phu. Thịt bắp bò tươi, nhỏ thớ được thái thành từng khúc dài cỡ gang tay, ướp với muối, bột ngọt, hạt tiêu, gừng, ngũ vị hương… ướp lâu cho thật thấm.

Từng miếng thịt được xâu vào que tre, treo lên trên bếp lửa. Công đoạn lâu nhất là lúc hong khô thịt, để có được một mẻ bò giàng ra lò, bếp lửa phải đỏ suốt nhiều ngày.

Miếng thịt sau khi chế biến được đập tơi, xé nhỏ rồi bày lên đĩa, rưới một ít chanh tươi, chấm với tương ớt, muối chanh. Thịt bò giàng khi làm khô xong trông xa cứ như miếng rễ cây màu nâu óng, sần sùi, nhưng khi ăn vào lại ngon đến kỳ lạ".

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động