Nghệ An: Làng nghề làm hương thảo mộc vào Xuân
Hướng đi mới cho nghề sản xuất hương đen Hương Tết ở làng sản xuất tăm hương Làng nghề làm hương ở Tây Ninh lọt tốp ảnh đẹp nhất tuần |
Kết tinh sự trân trọng của người dân Làng nghề
Chúng tôi về Làng nghề hương thẻ Tây Lân trong ánh nắng dịu dàng hiếm hoi của tiết trời cuối đông. Chạm chân đến con đường đâu làng, đã cảm nhận mùi hương dịu ngọt của nguyên liệu làm hương xen lẫn hương thơm của những que hương còn ướt đang nằm thẳng hàng trên các giá phơi bằng tre nứa. Tiếng chim hót chuyền cành, xen lẫn tiếng bước chân hối hả của những người thợ chuyển hương ra phơi tạo thêm âm sắc vui nhộn của làng nghề vào vụ Tết. Làng nghề hôm nay đã thay nhiều đổi thay trong cách làm nghề so với trước kia. Không còn cảnh các lao động che kín mặt, không khí phủ đầy bụi nguyên liệu như xưa mà thay vào đó là những cỗ máy trộn, máy gắp tăm, máy làm hương… thay thế cách làm thủ công của con người.
Sử dụng thảo mộc để làm nguyên liệu sản xuất hương được chị Nga và nhiều hộ trong làng nghề sử dụng nhiều năm nay (Ảnh: cao Sơn) |
Gia đình chị Lê Thị Nga nhà ở đầu làng nghề. Chị là cháu ruột của ông Phan Viết Trung - người được phong là ông tổ của làng nghề này. Ông Trung trước đây học nghề làm hương ở ngoài Bắc sau đó về dạy lại cho người trong làng, ông đã mất cách đây 11 năm. Gia đình chị Nga là một trong những gia đình có quy mô sản xuất hương thẻ lớn nhất làng nghề. Xưởng sản xuất của chị được trang bị 2 máy trộn nguyên liệu đầu vào, 4 máy bắn hương, 1 máy sấy, 2 máy đóng gói. Có 5 công nhân thường xuyên làm việc ở xưởng. Ngoài ra, còn có trên 30 công nhân làm việc tại nhà riêng sau khi nhận nguyên liệu tại xưởng mang về. Hàng tháng, xuất ra thị trường hàng vạn thẻ hương các loại.
Gia đình chị Thạch Thị Điền đã nhiều năm chuyển dần sang sản xuất hương thân thiện với môi trường (Ảnh: Cao Sơn). |
Vừa dẫn chúng tôi đi thăm quy mô xưởng làm hương của gia đình, chị Nga vừa kể, trước đây, cũng như nhiều hộ khác, chị cũng làm hương đậu tàn (sau khi cháy, cây hương để lại tàn của hương và lõi uốn cong phía trên chân hương). Nhiều năm trở lại đây, chị không sản xuất hương đậu tàn mà chuyển sang sản xuất hương không đậu tàn (là loại hương sau khi cháy tàn rụng theo và không để lại lõi hương cong trên chân hương). Gia đình chị đã sử dụng nguyên liệu thảo mộc để pha chế. Mỗi loại nguyên liệu được bảo quản sạch sẽ, tránh bụi bẩn để lưu giữ mùi thơm đặc trưng của từng vị. Công đoạn cân đo, đong đếm tuyệt đối chính xác tỷ lệ các loại nguyên liệu, sau đó được trộn theo đúng trình tự từng vị rồi mới đem nghiền nhuyễn thành bột.
Sau thời gian mở rộng sản xuất, nhiều hộ ở Làng nghề hương thẻ Tây Lân đã trang bị máy móc hiện đại để nâng cao năng suất sản phẩm (Ảnh: Cao Sơn) |
“Trong giai đoạn cạnh tranh của nhiều mặt hàng hương trên thị trường, chúng tôi luôn đặt chữ “Tâm” và chữ “Tín” lên đầu. Bởi mỗi thẻ hương đã kết tinh sự trân trọng, sự ngưỡng vọng của người sản xuất ở trong đó. Mới đây, có 1 khách hàng ngoại tỉnh đặt cho xưởng chúng tôi sản xuất trên 10 vạn que hương nhưng chúng tôi từ chối không sản xuất vì không đáp ứng những yêu cầu của họ vì làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Cuối cùng chúng tôi nhất quyết từ chối đơn hàng này” - chị Nga chia sẻ.
Rời xưởng sản xuất hương của gia đình chị Nga, chúng tôi rẽ vào một ngõ nhỏ, 2 bên xếp đầy giá để phơi nhưng que hương ướt mới ra khỏi xưởng mùi thơm dìu dịu. Chủ “đường hương” này là chị Thạch Thị Điền, chị niềm nở giới thiệu cho chúng tôi biết, xưởng của gia đình quy mô chỉ mới mức trung bình của làng nghề. Mấy năm nay, gia đình chị đã chuyển sang sản xuất hương không đậu tàn. Nguyên liệu cũng như công sức bào chế giá thành cao loại hương này cao hơn nhưng an toàn về sức khỏe cho người trực tiếp đứng sản xuất, cho cả gia đình và khách hàng. Với 3 công nhân làm việc, mỗi ngày gia đình chị sản xuất trên 1 vạn que hương.
“Việc làm hương thảo mộc không đậu tàn lúc đầu tiếp cận với thị trường cũng khó khăn vì nhiều gia đình có quan niệm hương đậu tàn mới có lộc. Thời gian đầu, chúng tôi vừa bán hàng vừa phải phân tích, thuyết phục cho khách hàng biết về những giá trị của hương thảo mộc. Nay, nhiều người đã biết và ưa chuộng loại hương thân thiện với môi trường này” - chị Điền nói.
Sản phẩm không ngừng vươn xa
Làng nghề hương thẻ Tây Lân được hình thành từ những đầu năm 80 của thế kỷ trước. Lúc đầu, làng chỉ có một vài hộ dân làm hương, sau đó, phát triển lên đến hàng chục hộ. Qua thời gian, hiện nay, bà con đã tập trung chuyển dần sang sản xuất hương bằng thảo mộc thân thiện với môi trường.
Thị trường ngày càng mở rộng nên số lượng hương của làng nghề Tây Lân được người dân sản xuất nhiều hơn so với trước đây (Ảnh: Cao Sơn). |
Làng nghề được UBND tỉnh Nghệ An công nhận danh hiệu làng nghề sản xuất hương thẻ năm 2011, với trên 27 hộ gia đình làm hương. Sau một thời gian mở rộng những hộ gắn bó với nghề đã trang bị máy móc hiện đại, có thị trường truyền thống và đã mở rộng thị trường sang Thanh Hóa, Hà Tĩnh, nước bạn Lào. Làng nghề hiện có khoảng 100 lao động thường xuyên và hơn 150 lao động thời vụ.
Ông Nguyễn Đoàn Tấn, Phó Làng nghề hương thẻ Tây Lân chia sẻ, nhiều người cho rằng, nén hương khi thắp phải có mùi thơm ngào ngạt, khi đã cháy hết, tàn hương phải uốn cong và không bị rụng xuống (đậu tàn), vậy mới là đẹp, là có nhiều lộc. Nhưng hiện nay, làng nghề dần từ bỏ sản xuất hương đậu tàn mà chuyển sang sản xuất hương không đậu tàn được làm từ nguyên liệu như: rễ hương, hoa hồi, quế, thảo quả… để thân thiện với môi trường hơn.
“Chúng tôi vừa sản xuất, bán hàng vừa tuyên truyền vận động để khách hàng thấu hiểu việc sử dụng hương không đậu tàn của Làng nghề. Đầu năm nay, bà con làng nghề phấn khởi bởi thời tiết khá thuận lợi cho việc sản xuất và phơi khô sản phẩm. Đặc biệt, các hộ làm hương đã chọn giải pháp làm hương bằng thảo mộc nên đã có nhiều đơn đặt hàng” - ông Tấn cho biết.
Rời Làng nghề hương thẻ Tây Lân khi thấy trời đất như chuyển dần sang Xuân, trong khí trời ấm áp lẫn hương thơm sản phẩm làng nghề càng thêm quyến luyến chúng tôi. Tết đang đến gần, chắc rằng, trên bàn thờ gia tiên của nhiều gia đình năm nay sẽ có thêm những búp hương thảo mộc thân thiện với môi trường của người dân làng nghề Lân Tây dày công làm ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31