Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) các chuyên gia cho rằng, cần phải quy trách nhiệm đối với các chủ sàn, chủ website TMĐT trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hàng giả, hàng nhái bao giờ đến hồi kết? Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”
Lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý đối tượng kinh doanh hàng giả.

“Nóng” vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT

Số liệu từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho thấy, trong 10 tháng năm 2023, tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới còn diễn biến phức tạp, nhất là đối với mặt hàng lợn, đường cát, thuốc lá điếu, hàng điện tử đã qua sử dụng...

Đặc biệt, trong 10 tháng qua, vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tiếp tục gia tăng; nhiều chủ thể quyền các nhãn hiệu lớn ở các nước như: Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Ý... đã có buổi làm việc, phản ánh với Tổng cục QLTT về việc hàng nhái thương hiệu của họ bày bán công khai trên các sàn TMĐT Lazada, Shopee, TikTok, qua đó các đơn vị cũng đã đề xuất các phương án hợp tác trong phòng, chống và ngăn chặn các hành vi phạm.

Cũng trong 10 tháng năm 2023, lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện kiểm tra 62.338 vụ việc, xử lý 44.554 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 410 tỉ đồng.

Trước thực trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ “bùng nổ” như hiện nay, đặc biệt là trên không gian mạng, lực lượng chức năng đã tích cực vào cuộc ngăn chặn, xử lý nghiêm nhiều đối tượng vi phạm.

Tuy nhiên, vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại, hàng lậu vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng chuyển địa bàn hoạt động từ môi trường truyền thống sang môi trường TMĐT, khiến công tác quản lý, xử lý các hành vi gian lận thương mại trở nên khó khăn hơn.

Đề cập vấn đề này tại hội thảo “Nâng cao năng lực phòng, chống và xử lý vi phạm trong TMĐT”, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT (Bộ Công Thương) cho biết, trong 2 - 3 năm trở lại đây, tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng lậu qua các sàn TMĐT, mạng xã hội trở thành vấn đề rất “nóng”. Số vụ vi phạm không ngừng gia tăng, tính chất và diễn biến phức tạp. Không chỉ hàng hóa tiêu dùng thông thường mà nguy hiểm hơn, nhiều thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh… cũng bị làm giả với số lượng lớn để kinh doanh online, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Tiêu biểu trong số các vụ việc bị lực lượng QLTT xử lý khi vi phạm kinh doanh hàng giả, hàng nhái trên môi trường mạng là vào đầu tháng 11/2023, tại Gia Lai, lực lượng QLTT đã phối hợp kiểm tra hộ kinh doanh Trương Ngọc Quyên thường xuyên livestream bán hàng giả, chốt hàng trăm đến hàng nghìn đơn/ngày và bán đi khắp nơi trên cả nước. Thời điểm kiểm tra, tài khoản Facebook của chủ cơ sở này có đến 142.000 lượt theo dõi và 100% hàng hóa được hộ kinh doanh này bán đều là hàng giả, hàng lậu.

Ngoài ra, chủ cơ sở này cũng công khai sử dụng tên thật, địa chỉ thật để lập kho kinh doanh hàng lậu, hàng nhái nhằm tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.

Thông tin về tình hình quản lý, thu thuế các sàn TMĐT, ông Bùi Trung Hiếu, đại diện Cục Thanh tra, kiểm tra thuế, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, Việt Nam hiện có hơn 330 sàn TMĐT đang thực hiện nộp tờ khai thuế định kỳ đối với đơn vị, cá nhân người bán hàng để thực hiện nghĩa vụ thuế. Nhưng thực tế kiểm tra vẫn phát hiện nhiều vụ vi phạm, sử dụng chiêu trò lách luật, trốn thuế.

Cụ thể là vi phạm về chi phí, các sàn TMĐT chưa nộp thuế cho phần doanh thu hợp tác kinh doanh; kê khai thiếu thuế nhà thầu; chi phí quản lý không đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Các cá nhân, đơn vị kinh doanh online có hành vi che giấu doanh thu, không kê khai đầy đủ doanh thu từ tiền mặt… để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.

Cách nào ngăn chặn hàng giả trên TMĐT?

Đề cập đến vấn đề chống hàng giả trên sàn TMĐT, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, đây là vấn đề vô cùng quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Vì thế, để xử lý triệt để vấn đề này, không chỉ là nhiệm vụ của riêng Bộ Công Thương, mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trên hết là của lực lượng QLTT.

Đặc biệt, theo lãnh đạo Tổng cục QLTT, thời gian gần đây, mạng xã hội Tiktok bùng nổ mạnh mẽ. Người dân từ tận Hà Giang vẫn có thể hàng ngày livestream bán hàng đi cả nước và ngược lại. Chưa kể, đây là mạng xã hội xuyên biên giới, cho nên các hành vi vi phạm đã vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Vì thế, để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm trên các sàn TMĐT, thì phải coi mạng xã hội, các sàn TMĐT là một trận địa, không gian ảo cũng như đời thật để chủ động đấu tranh, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống quản lý không gian mạng, hệ thống giám sát, cảnh báo nguy cơ, rủi ro cho chuyển đổi số xuyên suốt, thống nhất từ Trung ương tới QLTT các địa phương để kịp thời xử lý các sự cố, các vụ việc vi phạm.

Mặt khác, các sàn TMĐT, mạng xã hội là không gian vô cùng rộng lớn, xuyên biên giới, do vậy, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người để phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phòng chống hàng giả trên không gian mạng. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thanh kiểm tra, kiểm soát hoạt động lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cũng đề cập nội dung này, ông Nguyễn Phương Minh (Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng, để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực TMĐT cần quy trách nhiệm đối với chủ sàn, chủ website trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng liên thông giữa các bộ, ngành để kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu nhằm phát hiện sớm, đấu tranh ngăn chặn.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chung kết  ASEAN Cup 2024: Thái Lan đối đầu với đội tuyển Việt Nam

Chung kết ASEAN Cup 2024: Thái Lan đối đầu với đội tuyển Việt Nam

(LĐTĐ) Giành thắng lợi 3-1 trước Philippines ở trận bán kết lượt về ASEAN Cup 2024, Thái Lan đã chính thức có mặt trong trận chung kết của giải đấu khu vực để tranh ngôi vô địch với đội tuyển Việt Nam.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Xem xét trách nhiệm các đơn vị chậm khắc phục “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông

Xem xét trách nhiệm các đơn vị chậm khắc phục “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Hà Nội yêu cầu tiếp tục rà soát, xử lý kịp thời các “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông; xem xét xử lý và kiến nghị xử lý trách nhiệm các đơn vị đã được kiến nghị nhiều lần, nhưng chậm khắc phục các “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông để xảy ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Từ ngày 1/1/2025, vi phạm giao thông sẽ trừ điểm vào giấy phép lái xe

Từ ngày 1/1/2025, vi phạm giao thông sẽ trừ điểm vào giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, mỗi giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm/năm và mỗi lần vi phạm lái xe sẽ bị trừ điểm theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của lỗi vi phạm.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, hàng loạt luật và quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực, tác động đến nhiều lĩnh vực từ giao thông, bảo hiểm y tế, vận tải, thuế đến tài chính ngân hàng. Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước, đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước

Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước

Chiều 30/12, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ toàn quốc. Buổi gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến, trao đổi, chia sẻ, hiến kế, khẳng định quyết tâm cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
10 hoạt động nổi bật của Công đoàn Viên chức Việt Nam năm 2024

10 hoạt động nổi bật của Công đoàn Viên chức Việt Nam năm 2024

Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, năm 2024, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp và đã đạt hiệu quả cao trên các mặt công tác, đóng góp vào thành tích chung của Công đoàn Việt Nam và kết quả chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động