Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ
Nhức nhối vấn nạn hàng giả, hàng nhái
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các vụ việc vi phạm hàng giả, hàng nhái xuất hiện và phổ biến trên các kênh thương mại điện tử với tốc độ và quy mô ngày càng lớn khiến cho lực lượng chức năng rất khó khăn trong công tác phát hiện và xử lý.
Vấn nạn này, ngoài việc ảnh trực tiếp tới nền kinh tế, quyền lợi của người tiêu dùng, còn gây tác động tới giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Các khách mời tham gia tọa đàm "Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ" |
Chia sẻ về vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, tại buổi tọa đàm “Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ” do Tạp chí Công Thương tổ chức, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Cục, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, từ giữa 2022 khi dịch Covid-19 có dấu hiệu dừng hẳn thì vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bắt đầu sôi động trở lại.
“Qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) trong năm qua chúng tôi thấy rằng, sự nhức nhối của hàng giả, hàng nhái xâm phạm quyền trí tuệ đang ngày càng phức tạp và tinh vi”, ông Trần Hữu Linh cho hay.
Cũng theo ông Trần Hữu Linh, vấn nạn hàng giả, hàng nhái được thể hiện ở 3 khía cạnh đó là: Vấn đề về thương hiệu và nhãn hiệu của sản phẩm; chủng loại sản phẩm bị làm giả, làm nhái và xâm phạm quyền; và thứ 3 là phương thức kinh doanh sản phẩm hàng giả, hàng nhái.
Tổng cục trưởng, Tổng cục QLTT cũng cho biết, sau 2 năm dịch Covid-19, hiện tốc độ phát triển thương mại điện tử ngày càng tăng lên. Đặc biệt, thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội và các sàn giao dịch thương mại điện tử bây giờ là kênh để tiêu thụ chính hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hàng giả, hàng xâm phạm quyền thì thiệt hại đầu tiên chính là người tiêu dùng. Trong khi đó, vấn nạn hàng giả, hàng nhái cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà còn với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. “Thương hiệu bị làm giả, làm nhái và nguy hiểm nhất là nó làm xói mòn sức sản xuất của doanh nghiệp khi phải cạnh tranh với hàng giả, hàng nhái vừa rẻ, trong khi đó người dân thì vẫn thỏa hiệp trong việc mua hàng giả”, ông Linh đề cập.
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng, Tổng cục QLTT (Bộ Công Thương) chia sẻ tại tọa đàm "Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ" |
Đại diện Tổng cục QLTT cũng cho rằng, hàng giả bày ở ngoài đường, ngoài phố, ngoài cửa hàng thì rất dễ, nhưng hiện nay thực sự Internet đang là một mặt trận mới trong công tác chống hàng giả, mặt trận rất nóng bỏng, có lẽ phải đến 80 - 90% hiện nay hàng giả xâm phạm quyền xử tệ là được tiêu thụ, được mua bán trên mạng. Đây là một mặt trận rất khó khăn, bởi vì bắt ở ngoài thực tế đã khó rồi, bắt trên mạng còn khó hơn rất nhiều, bởi vì đặc thù của internet.
Tất cả các chủ thể đều phải có trách nhiệm
Có thể thấy, thời gian qua, công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được các cơ quan chức năng vào cuộc sát sao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia để xử lý triệt để vấn nạn này cần sự phối hợp tổng lực và có hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành trung ương và địa phương, các doanh nghiệp và sự giúp sức của người tiêu dùng.
Ông Trần Hữu Lĩnh, Tổng cục trưởng, Tổng cục QLTT cho rằng, việc đi kiểm tra của lực lượng QLTT hay các lực lượng chức năng như Công an, Hải quan… chỉ là phần ngọn; mà điều quan trọng nhất là tất cả các chủ thể, từ người bán, người sản xuất cho đến người tiêu dùng là người mua hàng đều phải có trách nhiệm trong cuộc chiến chống hàng giả này.
Chia sẻ ở góc độ doanh nghiệp, bà Bùi Thị Thu Hiền, đại diện Bộ phận pháp lý, Công ty TNHH URC Việt Nam cho biết, URC luôn chủ động khuyến khích người tiêu dùng kiểm tra các logo, các nhãn sản phẩm cũng như tem sản phẩm. Đối với thương hiệu của URC, luôn có những đặc điểm phân biệt rõ ràng về đầy đủ các thông tin bảng thành phần cũng như các chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
“Chúng tôi cũng thực hiện những chiến lược truyền thông thông qua các kênh truyền thông chính thức như tivi, báo chí để làm sao cho người tiêu dùng có thể lựa chọn đúng các sản phẩm chính hãng của công ty như là C2, Rồng đỏ và các nhãn hiệu khác của Công ty”, bà Hiền nhấn mạnh.
Bà Bùi Thị Thu Hiền, đại diện Bộ phận pháp lý, Công ty TNHH URC Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm |
Không chỉ khuyến khích người tiêu dùng chủ động kiểm tra sản phẩm, theo đại diện URC, doanh nghiệp còn chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện, kết hợp xử lý các hành vi vi phạm nếu có.
“URC luôn hiểu rằng việc quản lý của các cơ quan nhà nước rất là quan trọng trong việc phòng, chống hàng nhái, hàng giả và theo đó thì chúng tôi cũng có một số đề xuất nhỏ đến các cơ quan. Đó là làm sao để đẩy nhanh được quá trình xử lý vi phạm, đồng thời có thể là nâng cao mức hình phạt đối với chủ thể vi phạm, đối với các vi phạm về xâm phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt là những hành vi vi phạm nhiều lần để nhằm tăng tính răn đe cho người thực hiện hành vi vi phạm đó”, đại diện URC nói.
Đề cập đến công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian tới của lực lượng QLTT, ông Trần Hữu Linh cho biết, chiến lược của lực lượng QLTT của chúng tôi trong thời gian tới, ít nhất là đến năm 2025 đã cụ thể hóa thành mục tiêu rất cụ thể và đã trình Bộ cũng như Chính phủ đấy là làm sao có những bước tiến đáng kể đẩy lùi được nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Để làm được việc đó, đại diện Tổng cục QLTT cũng cho rằng, cần phải làm rất nhiều việc, từ điều chỉnh lại chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chế tài cho đến tăng cường công tác kiểm tra thực thi đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phối hợp rất nhiều thứ, phối hợp với các lực lượng chức năng.
Trong thời gian ngắn hạn trước mắt lực lượng QLTT tập trung vào một số nội dung cụ thể, đó là, tiếp tục nhận diện cho đúng lý do, nguyên nhân cũng như mức độ và các phương thức, thủ đoạn làm hàng giả rất phức tạp, tinh vi, từ đó có những biện pháp cụ thể; triển khai kế hoạch kiểm tra các đối tượng bán hàng trên mạng xã hội…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chú trọng các hoạt động bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động
Tỷ giá USD hôm nay (5/12): Đồng USD giữ ở mức ổn định
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Giá vàng hôm nay 5/12: Vàng thế giới tăng, vàng trong nước tiếp tục ổn định
Dự báo giá xăng trong nước chiều nay (5/12) sẽ giảm
Đẩy mạnh truyền thông nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Tin khác
Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024
Tiêu dùng 04/12/2024 16:14
Giá xăng ngày mai 5/12 sẽ giảm hơn 300 đồng/lít?
Tiêu dùng 04/12/2024 16:02
Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Cơ hội mua sắm đậm chất Tết cổ truyền
Tiêu dùng 01/12/2024 07:00
Tăng sức cho kinh tế đêm của Thủ đô
Tiêu dùng 30/11/2024 18:42
Trang bị kiến thức để lựa chọn các sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc
Tiêu dùng 30/11/2024 17:05
Chính thức kích hoạt 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024
Tiêu dùng 29/11/2024 22:20
Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2024
Tiêu dùng 28/11/2024 22:42
EVNHANOI đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả
Tiêu dùng 26/11/2024 18:15
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá
Tiêu dùng 26/11/2024 10:00
Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”
Tiêu dùng 25/11/2024 17:57