Nền tảng văn hóa được bảo tồn và phát huy
Phát triển không gian văn hóa sáng tạo hồ Tây Đánh thức tiềm năng di sản Thủ đô |
Gìn giữ những giá trị truyền thống
15 năm trước, khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, “du nhập” những nền văn hóa khác nhau từ các vùng ven của Thủ đô, nhiều người vẫn cho rằng, chỉ dăm năm nữa, Hà Nội sẽ không còn là Hà Nội, và văn hóa Hà Nội sẽ trở thành một thứ lẫn lộn khó giữ gìn bản sắc, khó phân biệt.
Khách quốc tế xem biểu diễn nhạc cụ dân tộc. |
Thế nhưng, minh chứng cho thấy sau 15 năm, không chỉ giữ gìn được bản sắc văn hóa, bản sắc con người Hà Nội trước thời cuộc, mà những giá trị truyền thống ngày càng được phát huy và không thể phủ nhận, một số nền văn hóa tưởng chừng như đã “vắng bóng”, thì nay đã được khôi phục và phát huy giá trị vốn có của nó.
Nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) cho rằng, đứng trước sự bùng nổ của mạng internet và hội nhập kinh tế quốc tế, thì nguy cơ mai một văn hóa dân tộc, xuống cấp đạo đức và các giá trị nhân bản của cha ông để lại sẽ luôn thường trực. Một số nền văn hóa hội nhập trên thế giới đã cho thấy, nhiều dân tộc đã không còn chữ viết, tiếng nói, trang phục,... khi xã hội ngày càng hiện đại.
Rồi tình trạng thương mại hóa, biến tướng, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, giới trẻ quay lưng và không còn mặn mà với văn hóa dân tộc,... cũng là các vấn đề đáng lo ngại. Cùng với đó, thách thức của kinh tế thị trường đối với văn hóa truyền thống cũng là một vấn đề nan giải. Do mục đích kinh tế, vì lợi nhuận mà nhiều người đã làm biến dạng những di sản truyền thống, thậm chí có thể biến di tích thành những “đồn điền” kinh tế để trục lợi.
Tuy nhiên, trong những năm qua, Hà Nội đã làm được những điều không tưởng. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhưng bản sắc văn hóa, con người vẫn còn đó và ngày càng được nâng lên. Có thể nói, đó là một nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và nhân dân - những chủ thể của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trước nguy cơ “xâm lăng văn hóa” của thời kỳ hội nhập.
Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa dân gian đã được thành phố Hà Nội quan tâm, qua đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, vì một nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc. Bên cạnh đó, công tác sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật; phục dựng bảo tồn các lễ hội truyền thống đặc sắc có nguy cơ mai một, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tạo điều kiện để phát triển mô hình văn hóa - du lịch cũng được triển khai và từng bước đi vào thực tế.
Tạo đột phá trong chiến lược phát triển văn hóa, con người
Điểm nổi bật tạo nên sự đột phá, bước tiến mới quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, con người của Thủ đô trong thời gian qua và những năm tiếp theo, đó chính là sự kế thừa và phát huy hiệu quả tinh thần đổi mới, vận dụng sáng tạo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng từ các nhiệm kỳ.
Cụ thể bên cạnh việc tiếp tục xác định một Chương trình công tác lớn riêng về phát triển văn hóa, Thành ủy Hà Nội với tầm nhìn rộng mở và quyết tâm chính trị cao đã quyết định ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU “về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô với định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, cùng với việc định vị thương hiệu mới, mục tiêu mới cho Thành phố khi Hà Nội chính thức gia nhập mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO trong lĩnh vực “thiết kế sáng tạo” với nền tảng là văn hóa và sáng tạo, một xu thế tất yếu của thời đại.
Nguồn lực văn hóa là một bộ phận quan trọng hợp thành nguồn lực tổng thể để phát triển quốc gia bên cạnh các nguồn lực khác như nguồn lực vị thế địa - chính trị, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất. Đến nay, nguồn lực văn hóa được xác định chung là dựa trên các tài sản văn hóa, các giá trị văn hóa vật thể, các giá trị văn hóa phi vật thể và năng lực sáng tạo thẩm mỹ - nghệ thuật của con người để tạo ra giá trị thặng dư trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ văn hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân.
Tiếp cận văn hóa từ quan điểm kinh tế học hiện đại, văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội mà còn là động lực, nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, trong quá trình phát triển nền kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, kinh tế số hiện nay, việc khai thác các giá trị văn hóa, tài nguyên văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và các địa phương khác trên phạm vi cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Trong bối cảnh đó, thành phố Hà Nội, với những tiềm lực văn hóa vốn có, nhanh chóng trở thành tiêu điểm của cả nước trong lĩnh vực xây dựng chiến lược phát triển văn hóa nói chung và xây dựng chính sách phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ trọng đại này, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội luôn nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của nguồn lực văn hóa Thủ đô trong quá trình xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Để đạt được các mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển văn hóa mới, chính quyền và nhân dân Hà Nội cần có nhiều sự thay đổi và điều chỉnh các hoạt động liên quan đến văn hóa hiện nay. Rất nhiều giải pháp được đặt ra và cần được giải quyết một cách triệt để trong tương lai. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cho rằng, cần lấy mục tiêu xây dựng “Thành phố sáng tạo” làm trọng điểm, nguồn lực văn hóa của Hà Nội.
Có thể nói, phát huy nguồn lực văn hóa là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mục tiêu phát triển văn hóa của Hà Nội. Hà Nội tự hào là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng của vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ nhân tài của đất nước, một “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”; là “Thành phố Vì hòa bình” và nay Hà Nội là “Thành phố sáng tạo” - đây chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới. Hà Nội cần khơi dậy tinh thần tự hào, tình yêu, trách nhiệm; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hiện đại, tôn trọng pháp luật, có lối sống nhân ái, nghĩa tình.
Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa; trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.
Văn hóa là nền tảng của xã hội và động lực của sự phát triển, cùng với những thành tựu về kinh tế, 15 năm trên bình diện văn hóa cũng đã thu được những kết quả tốt đẹp. Những giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và không ngừng phát huy giá trị. |
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51