Đại biểu Quốc hội: Thủ đô phải giữ được không gian văn hóa, nét đẹp riêng có

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho hay, ông vẫn thích Thủ đô có “phố nhỏ, ngõ nhỏ”, phải giữ được cái "hương hồn" trong khu vực 36 phố cũ, không gian văn hóa, nét đẹp riêng có của Thủ đô...
Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Sáng 28/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tổng số đại biểu biểu quyết tán thành chiếm tỷ lệ rất cao (95,06%). Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) đã chia sẻ với phóng viên Báo Lao động Thủ đô về cảm xúc của ông sau khi bấm nút thông qua dự án Luật quan trọng này.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết: “Tôi ủng hộ tuyệt đối những nội dung của Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, vì Luật đã kế thừa Luật Thủ đô trước đây và cập nhật những quy định mới, những cơ chế mới áp dụng cho các địa phương cũng được tích tụ các tinh túy đó vào Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội: Thủ đô phải giữ được không gian văn hóa, nét đẹp riêng có
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh).

Hầu hết ở các quốc gia đều có luật dành riêng cho Thủ đô, vì Thủ đô là trái tim của đất nước, nên cần phải có những cơ chế hết sức đặc thù. Điều quan trọng nữa, Thủ đô Hà Nội là trung tâm hành chính, chính trị, là bộ mặt quốc gia, nên những cơ chế, chính sách phải được phân cấp mạnh mẽ cho lãnh đạo Thủ đô để có những quyết sách sớm, cũng như có thể điều chỉnh những bất hợp lý ngay, mà không phải chờ thủ tục xin ý kiến của Chính phủ. Tôi thấy các nội dung của Luật Thủ đô được thông qua rất toàn diện”, đại biểu bày tỏ.

Đại biểu đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho hay, ông quan tâm nhiều nhất đến vấn đề phân cấp, phân quyền trong tổ chức bộ máy, quản lý đô thị và mở rộng không gian phát triển Thủ đô.

Theo đại biểu, những phân cấp, phân quyền đó sẽ giúp Thủ đô có cơ chế, chính sách để phát triển, giảm bớt tắc nghẽn hiện nay về giao thông, hạ tầng, bệnh viện, trường học... vì khi mở rộng được không gian phát triển, sẽ giảm được mật độ dân số ở khu vực trung tâm.

“Tôi nghĩ điều quan trọng hiện nay là chúng ta phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị trong Thủ đô và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến rồi thì giờ muốn trở lại.

Tôi vẫn thích Thủ đô có “phố nhỏ, ngõ nhỏ”, phải giữ được cái hương hồn trong khu vực 36 phố cũ, chỉ chỉnh trang lại. Phải giữ cho được cái trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa ngàn năm văn hiến, chứ không phải Thủ đô là trung tâm kinh tế, nét đẹp văn hóa của Thủ đô là quan trọng nhất.

Việc mở rộng không gian cho vùng Thủ đô phát triển thì đúng, chúng ta đã có kế hoạch mở rộng tới 5 không gian phát triển đô thị, ngoài đô thị trung tâm có 4 đô thị vệ tinh. Vấn đề là kết nối hạ tầng để mở rộng.

Muốn kết nối hạ tầng đồng thời phải có nguồn lực và phải có phân cấp thì mới làm nhanh được. Cho nên Luật Thủ đô đẩy mạnh phân cấp để làm nhanh những thủ tục mà hiện nay phải xin ý kiến của các bộ, ngành", đại biểu nói.

Đại biểu Quốc hội: Thủ đô phải giữ được không gian văn hóa, nét đẹp riêng có
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô là cần thiết. Ảnh: Phương Ngân.

Theo dự thảo Luật được thông qua, xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp, liên tục của các cấp chính quyền và người dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Nhà nước ưu tiên đầu tư, thu hút các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Cũng theo Luật được thông qua, việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.

Hội đồng nhân dân quy định các biện pháp ưu tiên nguồn lực cho bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô; việc đầu tư các nguồn lực nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu bảo vệ, phát triển văn hóa Thủ đô và hội nhập quốc tế...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Xúc động chương trình tuyên dương học sinh có hoàn cảnh mồ côi vượt khó, học giỏi

Nghệ An: Xúc động chương trình tuyên dương học sinh có hoàn cảnh mồ côi vượt khó, học giỏi

(LĐTĐ) Chiều ngày 30/6, tại Khách sạn ngành Giáo dục và Đào tạo (thị xã Cửa Lò), Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh và Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Nghệ An tổ chức Tuyên dương học sinh có hoàn cảnh mồ côi vượt khó, học gi
TP.HCM: May mắn không có thương vong trong vụ cháy ở quận Bình Tân

TP.HCM: May mắn không có thương vong trong vụ cháy ở quận Bình Tân

(LĐTĐ) Một vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xảy ra vào trưa 30/6, rất may mắn không có thương vong về người.
Dàn hoa hậu quốc tế hội ngộ trong show diễn của nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn tại Thái Lan

Dàn hoa hậu quốc tế hội ngộ trong show diễn của nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn tại Thái Lan

(LĐTĐ) Vừa qua, các nàng hậu quốc tế đã có mặt trên sàn tập show thời trang mới của nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn nằm trong khuôn khổ Thailand Fashion Week 2024.
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Ngày mai (1/7): Nhiều người vẫn không quét được CCCD trên app ngân hàng, phải làm sao?

Ngày mai (1/7): Nhiều người vẫn không quét được CCCD trên app ngân hàng, phải làm sao?

(LĐTĐ) Đổi điện thoại, tìm vị trí nhận NFC ở máy là các cách để quét CCCD trên app ngân hàng, phục vụ chuyển tiền sau ngày 1/7.
Lỗi và cách khắc phục khi quét căn cước công dân để bổ sung sinh trắc học

Lỗi và cách khắc phục khi quét căn cước công dân để bổ sung sinh trắc học

(LĐTĐ) Nhiều người khi thực hiện bổ sung sinh trắc học đều thất bại ở bước quét căn cước công dân (CCCD) mà không rõ nguyên do.
HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra một loạt kiến nghị nhằm tăng nguồn cung và giảm giá thành nhà ở xã hội. Điểm nổi bật trong các đề xuất này là việc cho phép dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần, nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất và tạo ra nhiều căn hộ hơn.

Tin khác

TP.HCM: May mắn không có thương vong trong vụ cháy ở quận Bình Tân

TP.HCM: May mắn không có thương vong trong vụ cháy ở quận Bình Tân

(LĐTĐ) Một vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xảy ra vào trưa 30/6, rất may mắn không có thương vong về người.
Người lao động bị nợ BHXH sẽ được giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất

Người lao động bị nợ BHXH sẽ được giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất

(LĐTĐ) Tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết Kỳ họp, với 21 nội dung cụ thể. Đáng chú ý, Quốc hội giao Chính phủ giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất cho người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội (BHXH).
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Thủ đô Seoul bắt đầu thăm chính thức Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Thủ đô Seoul bắt đầu thăm chính thức Hàn Quốc

(LĐTĐ) Khoảng 14 giờ 30 phút (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quân sự Seongnam (Thủ đô Seoul), bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc theo lời mời của Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Han Duck Soo và Phu nhân từ ngày 30/6 đến 3/7.
Đoàn cán bộ hai tỉnh Hưng Yên, Hải Dương dâng hương, dâng hoa tại 2 Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia

Đoàn cán bộ hai tỉnh Hưng Yên, Hải Dương dâng hương, dâng hoa tại 2 Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), ngày 29/6, đoàn cán bộ hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 và Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.
Lý do lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%

Lý do lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%

(LĐTĐ) Ngày 29/6, ngay sau phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã họp báo thông tin về kết quả kỳ họp. Tại buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong đã trả lời báo chí về băn khoăn vì sao lương cơ sở tăng 30%, nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?
Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương thực hiện có hiệu quả các Luật, Nghị quyết được Kỳ họp thứ 7 thông qua

Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương thực hiện có hiệu quả các Luật, Nghị quyết được Kỳ họp thứ 7 thông qua

(LĐTĐ) Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao theo đúng quy định của pháp luật và nội quy Kỳ họp, đến hôm nay, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Quốc hội nhất trí tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu từ 1/7

Quốc hội nhất trí tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu từ 1/7

(LĐTĐ) Quốc hội nhất trí điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

(LĐTĐ) Sáng 29/6, trước phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết sửa đổi hiệu lực thi hành của các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, với 404 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 83,13%.
Quốc hội chốt tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu

Quốc hội chốt tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu

(LĐTĐ) Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, người lao động đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 64 khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.
GRDP của Bình Dương và Đồng Nai tăng trưởng khá

GRDP của Bình Dương và Đồng Nai tăng trưởng khá

(LĐTĐ) Ngày 28/6, Cục Thống kê tỉnh Bình Dương và Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động