Tỏa sáng văn hóa Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi mà đâu cũng khắc ghi những dấu ấn của ngàn năm văn hiến, luôn biết tiếp nhận có chọn lọc tất cả những gì tinh tuý nhất của mọi vùng, miền. Cho đến nay, dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, tinh thần tự hào và ý thức bảo vệ các giá trị truyền thống của Hà Nội vẫn là nguồn nhựa sống trong tâm hồn các thế hệ công dân Thủ đô.
Hà Nội ơi, một trái tim hồng Chiêm ngưỡng cận cảnh "Báu vật Hoàng cung Thăng Long"

Năm 1010, nơi đây được vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô và đặt tên là Thăng Long với lòng mong muốn kinh thành ngày càng phồn thịnh như Rồng bay lên. Năm 1831, vua Minh Mạng triều Nguyễn đặt lại tên cho Thăng Long là Hà Nội có nghĩa là: Thành phố nằm trong vòng bao quanh của một con sông giữa đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Nơi đây còn ghi biết bao dấu tích văn hiến của mảnh đất từng là kinh đô trong suốt thời kỳ phong kiến và ngày nay là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tỏa sáng văn hóa Thăng Long - Hà Nội
Tôn vinh tà áo dài truyền thống, đại sứ du lịch của Thủ đô và đất nước.

Hôm nay, Hà Nội - Thành phố “Rồng bay”, “nơi lắng hồn núi sông”, “nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa” những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, với kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng gồm 5.922 di tích, 1 di sản văn hóa thế giới, 1.793 các di sản văn hóa phi vật thể; trong đó có 3 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 1 di sản Tư liệu thế giới và 1.350 làng nghề, làng có nghề; có số lượng nghệ nhân được phong tặng nhiều nhất cả nước; đặc biệt, Hà Nội đang là một trong những thành phố có cơ cấu dân số vàng (với 51,7% dân số trẻ),...

Ở đó, có khu phố cổ, nơi lưu giữ dấu ấn của một “Hà Nội ba mươi sáu phố phường”. Những tên gọi Hàng Ngang, Hàng Đào... không giản đơn chỉ là tên phố mà ẩn sau mỗi tên gọi là một nghề thủ công đặc sắc, một hoài niệm của lịch sử. Không chỉ là một trung tâm kinh tế, khu phố cổ Hà Nội còn là một trung tâm du lịch, văn hoá đa dạng. Hầu như tất cả du khách nước ngoài đến Hà Nội đều thích khám phá phố cổ và thưởng thức ẩm thực truyền thống đặc trưng nơi đây.

Những món ăn đặc sản như phở Hà Nội, nem rán, bún chả, chả cá Lã Vọng, cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì… tạo nên một phong vị, một thương hiệu riêng của ẩm thực Hà Nội góp phần làm cho Thủ đô là một thành phố ấn tượng khó quên đối với những ai đã từng một lần đặt chân tới nơi đây. Ngoài khu vực phố cổ, du khách có thể đến các điểm xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, các điểm du lịch xung quanh hồ Tây như quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ...

Tinh hoa văn hoá của đất kinh kỳ còn là những di sản văn hoá phi vật thể có trữ lượng khá lớn, phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội. Văn hoá phi vật thể Hà Nội là tổng hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng”.

Đó là hệ thống các lễ hội dân gian cổ truyền của người Hà Nội. Lễ hội cổ truyền Hà Nội mang đậm màu sắc lịch sử, bởi Hà Nội là trung tâm, là nơi tập trung các nhân vật lịch sử và những sự kiện lịch sử, những dấu ấn lịch sử của môi trường văn hoá đô thành. Thông qua lễ hội và trong lễ hội, mọi hành động đều chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Nó là thời điểm gắn bó các thành viên của cộng đồng lại với nhau. Nó là thời điểm mà đời sống văn hoá của mọi người được tổ chức chặt chẽ và có quy mô, do đó được nâng lên một trình độ cao hơn so với những ngày thường, và đó còn là thời điểm hội tụ các khả năng sáng tạo các thể loại văn nghệ, đưa lại niềm phấn khởi hào hứng cho mọi người.

Ví như, đến với Hội Gióng, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của làng quê đồng bằng Bắc Bộ, được cảm nhận tình người thật nồng ấm và chân thành của bà con nơi đây. Hơn nữa, du khách sẽ được sống lại không khí của một thời cổ tích xa xưa với câu chuyện huyền thoại Thánh Gióng đánh giặc Ân, được đắm mình vào không gian huyền ảo giữa thực tại và hư vô, để cảm nhận được sự quý giá của những nét văn hoá mà cha ông ta để lại, để khi ra về tiếng trống hội vẫn thì thùng trong tâm khảm. Sau Tết Nguyên đán, du khách có thể tham gia tour du lịch văn hoá lễ hội chùa Hương. Hội chùa Hương kéo dài trong hai tháng, đến giữa tháng Ba âm lịch mới chấm dứt. Tour du lịch này luôn là một trong những tour hấp dẫn và thu hút đông đảo lượng du khách.

Đó còn là những tục lệ, hương ước của những làng cổ ở chốn kinh kỳ xưa. Hà Nội tuy là Kinh đô, là đô thị lớn nhất của cả nước nhưng vẫn là “Kẻ Chợ”, ở đó có các thôn làng phố phường đan xen và cùng nhau tồn tại qua thời kỳ lịch sử. Gắn với mỗi làng xã là những tục lệ, hương ước riêng rất tiêu biểu và đặc trưng cho mỗi nơi. Từ đây tinh hoa của dân tộc được kết tinh, hội tụ và lan tỏa trở thành biểu tượng của một nền văn hiến Việt Nam - một bản sắc riêng đầy quyến rũ.

Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng ta đã xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử Thủ đô ngàn năm văn hiến, những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Hà Nội xưa vẫn luôn được các thế hệ hôm nay tiếp tục gìn giữ, phát huy.

Trong dòng chảy của thời đại công nghệ và giao thoa văn hóa, để bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong giao tiếp ứng xử, người Hà Nội rất cần “gạn đục, khơi trong”, chắt lọc tinh hoa của bốn phương tụ hội để tạo nên nét thanh lịch riêng có của mình, xứng đáng với mảnh đất địa linh, trái tim của cả nước.
Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi tại các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hương Sơn, An Tiến.
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

(LĐTĐ) Được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để phát triển xứng đáng với lợi thế, tiềm năng, quận cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, người dân, khi đó, những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Xác định sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, tồn tại, diễn biến còn tiếp tục phức tạp trên địa bàn quận. Để cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động đợt cao điểm về tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2024.
Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

(LĐTĐ) Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành.
Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

(LĐTĐ) Sau 2 tuần triển khai với 4 buổi thi trực tuyến, Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba sẵn sàng” đã thu hút hơn 200.000 lượt tương tác và hơn 30.000 lượt bình luận tham gia trả lời câu hỏi trên Fanpage Thành đoàn Hà Nội.
Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

(LĐTĐ) Mới đây, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đông Anh tổ chức Đại hội thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024.
Hà Nội: Việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống

Hà Nội: Việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong năm 2023, Hà Nội đã tập trung rà soát các thủ tục hành chính để phân cấp, ủy quyền. Đến nay, Thành phố đã phân cấp khoảng gần 40% thủ tục hành chính (vượt chỉ tiêu so với Chính phủ đề ra).
Xem thêm
Phiên bản di động