Phát triển không gian văn hóa sáng tạo hồ Tây
Nâng cao chất lượng không gian văn hóa đọc Nâng tầm không gian văn hóa xanh Thủ đô |
Gìn giữ, phát triển nét đẹp riêng có
Trong tâm thức của mỗi người dân Hà Nội, không ai là không biết đến vùng đất Tây Hồ với những giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc, được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”. Nhắc tới Tây Hồ là nhắc đến hồ Tây gắn với những huyền tích độc đáo, hệ thống di tích dày đặc và cảnh quan nên thơ. Quanh hồ Tây là một vùng trầm tích văn hóa với hơn 20 di tích lịch sử mang dấu ấn đậm nét của Kinh thành Thăng Long ngàn năm văn hiến như: Chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, đền Đồng Cổ... cùng với những lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống: Giấy dó Yên Thái, hoa đào Nhật Tân, quất cảnh Tứ Liên, trồng sen và ướp trà sen Quảng An, xôi Phú Thượng…
Quận Tây Hồ được bồi đắp bởi bề dày trầm tích văn hóa phong phú với hệ thống di tích lịch sử văn hóa. Ảnh: N.Hoa |
Từ lợi thế của mảnh đất đậm dấu tích văn hóa, cảnh quan đẹp, Tây Hồ hình thành nên nhiều không gian văn hóa, sinh thái hấp dẫn. Khu vực Nhật Tân với những vườn hoa rực rỡ sắc màu trở thành điểm hẹn của nhiều du khách đến tham quan. Vườn hoa bãi đá sông Hồng, Thung lũng hoa hồ Tây không chỉ khẳng định hình ảnh đối với người dân Thủ đô mà đông đảo du khách các tỉnh, thành phố khác cũng đến trải nghiệm. Các đầm sen ven hồ Tây tỏa sắc vào mùa hè cũng là điểm hẹn của nhiều người trẻ.
Cho tới nay, “đến với hồ Tây” vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Hà Nội và bạn bè, du khách quốc tế mỗi dịp đến Việt Nam. Và với giới trẻ, Hà Nội không chỉ có 4 mùa mà còn có một mùa gọi là “mùa hồ Tây”. Mùa đặc biệt ấy dù bất kể thời gian nào trong năm, bất kể thời khắc nào trong ngày cũng đều mang nét đẹp, hấp dẫn và thi vị riêng không thể lẫn. Đó chính là yếu tố bản sắc hình thành nên một không gian văn hóa có giá trị độc nhất mang tên “Không gian văn hóa sáng tạo hồ Tây”.
Để khai thác các giá trị văn hóa, cảnh quan ven hồ Tây, quận Tây Hồ đã và đang tập trung xây dựng những không gian văn hóa sáng tạo đặc trưng, không chỉ nhằm phục vụ vui chơi, giải trí cộng đồng mà còn “đánh thức” nguồn lực và lợi thế của hồ Tây, khai thác toàn diện hệ sinh thái tiềm năng tại khu vực này, đặc biệt là những giá trị văn hóa lịch sử, phù hợp với điều kiện thực tiễn, xu hướng phát triển hiện nay, đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô và du khách. Điển hình, quận Tây Hồ đã xây dựng không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn là điểm hẹn của hoạt động văn hóa nghệ thuật, nơi giới thiệu ẩm thực đặc trưng của quận Tây Hồ và Hà Nội, thu hút một lượng đáng kể khách tham quan.
Không chỉ có riêng hồ Tây, quận Tây Hồ được bồi đắp bởi bề dày trầm tích văn hóa phong phú với hệ thống di tích lịch sử văn hóa cùng với đó là những làng nghề truyền thống. Điều lý thú là trong khi nhiều nơi phát triển nghề truyền thống đi kèm nỗi lo về môi trường, thì các làng nghề ven hồ Tây lại góp phần làm đẹp cảnh quan, vì chủ yếu là các nghề trồng hoa, cây cảnh. Với quận Tây Hồ, bảo vệ cảnh quan môi trường hồ Tây và vùng phụ cận cũng là giữ gìn môi trường cho cả Thành phố và góp phần phát triển du lịch, dịch vụ.
Đổi mới phát triển không gian văn hóa sáng tạo
Nhằm phát huy những giá trị văn hóa, xây dựng quận Tây Hồ trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch, văn hóa của Thủ đô, thời gian qua quận Tây Hồ tiếp tục đầu tư quy hoạch, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử trên địa bàn nhằm bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch. Quận đầu tư xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo gắn với di sản và công trình có giá trị di sản như: Không gian văn hóa sáng tạo trải nghiệm nghề làm giấy dó truyền thống của làng Yên Thái xưa gắn với di tích lịch sử đình Trích Sài, không gian văn hóa sáng tạo trải nghiệm nghề truyền thống xôi Phú Thượng...
Người dân Tây Hồ gìn giữ, phát triển nghề làm trà sen truyền thống, góp phần tạo sức hút cho du lịch của địa phương. Ảnh: N.Hoa |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân(UBND) quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết: Quận Tây Hồ đang tập trung xây dựng không gian văn hóa sáng tạo đặc trưng, không chỉ nhằm phục vụ vui chơi, giải trí cộng đồng mà những không gian đó sẽ “đánh thức” nguồn lực và lợi thế của hồ Tây. Các không gian khi được hình thành sẽ khai thác toàn diện hệ sinh thái tiềm năng tại khu vực này, đặc biệt là những giá trị văn hóa lịch sử, phù hợp điều kiện thực tiễn và xu hướng phát triển hiện nay, đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô, du khách. Quận xác định, xây dựng không gian văn hóa sáng tạo hồ Tây cần lấy nền tảng là yếu tố văn hóa lịch sử gắn với đặc trưng của khu vực hồ Tây.
Với mục tiêu đó, thời gian qua, quận Tây Hồ đã chỉ đạo hoàn thành việc xây dựng bộ sách “Tây Hồ vùng đất con người” phục vụ giảng dạy ngoại khóa trong các Trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn. Cùng đó, quận đã hoàn thành dự án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nền tảng phục vụ công tác bảo tồn văn hóa, quản lý di tích và phát triển du lịch quận Tây Hồ”. Hình thành không gian văn hóa số tiếp cận cộng đồng số và giới trẻ, tiếp cận với du lịch thông minh - một xu hướng du lịch đang rất phổ biến và được quan tâm trên thế giới hiện nay.
Bên cạnh đó, quận tổ chức gắn kết các địa danh, di tích lịch sử văn hóa, điểm du lịch xung quanh hồ Tây như bãi đá sông Hồng, thung lũng hoa, không gian văn hóa - phố đi bộ Trịnh Công Sơn để hình thành những tuyến du lịch hoàn chỉnh, kết hợp du lịch văn hóa tâm linh, du lịch xanh, du lịch trải nghiệm, du lịch đêm...Quận phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức tốt các sự kiện, lễ hội và hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao trong chuỗi các hoạt động chung của Thành phố được tổ chức tại các không gian văn hóa - phố đi bộ trên địa bàn.
Nguyễn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Tin khác
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai
Y tế 17/11/2024 19:03