Nâng tầm Y tế Thủ đô

(LĐTĐ) Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng thời gian qua ngành Y tế Thủ đô đã nỗ lực vượt qua khó khăn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Với nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngành Y tế đã và đang nỗ lực tiên phong đi tắt, đón đầu trong nhiều chuyên khoa mũi nhọn, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào việc khám chữa bệnh.
Những “bông hồng thép”… Muốn nâng tầm Y tế Thủ đô, phải có cơ chế đặc thù

Phát biểu tại Hội nghị Biểu dương "Công nhân, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh giỏi" năm 2022 do Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức vừa qua, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng cho biết, vượt lên tất cả những khó khăn, thách thức, với tinh thần "chống dịch như chống giặc" thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Bộ Y tế và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Thành phố, Sở Y tế Hà Nội đã rất chủ động tham mưu cho Thành phố với những biện pháp quyết liệt phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế để từng bước khống chế, đẩy lùi được dịch bệnh.

Nâng tầm Y tế Thủ đô
Can thiệp bào thai là một trong những kỹ thuật cao nhất trong lĩnh vực sản khoa được triển khai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Cụ thể, trong thời gian qua, các đơn vị trong ngành Y tế Hà Nội và các quận, huyện, thị xã đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân.

Chia sẻ với báo chí, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết: Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố cơ bản được kiểm soát. Công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện tốt, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, minh bạch về tình hình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch, hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe, nâng cao ý thức, trách nhiệm tham gia phòng, chống dịch.

Theo đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố có xu hướng giảm, trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 100 - 150 ca mắc/ngày. Hà Nội đã tăng cường tổ chức các chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người đủ điều kiện trên địa bàn.

Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng nhanh nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Một số loại dịch bệnh khác như sởi, viêm não nhật bản, liên cầu lợn, vi rút Adeno… vẫn đang được ngành Y tế kiểm soát hiệu quả.

Cùng với nhiệm vụ phòng chống, đẩy lùi nhiều loại dịch bệnh, công tác khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô có nhiều chuyển biến rõ nét trong năm. Ngành Y tế đã và đang nỗ lực tiên phong đi tắt, đón đầu trong nhiều chuyên khoa mũi nhọn, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào chăm sóc và phục vụ sức khỏe nhân dân.

Theo đó, các đơn vị luôn quan tâm đầu tư, ứng dụng các trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ cao như: Phẫu thuật nội soi, thụ tinh trong ống nghiệm; kỹ thuật can thiệp bào thai... Đây cũng chính là kết quả nổi bật trong phong trào "Nghiên cứu khoa học, hưởng ứng Chương trình "1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động.

Chương trình “1 triệu sáng kiến” đã được đông đảo cán bộ, viên chức, người lao động trong ngành tích cực tham gia với nhiều đề tài, sáng kiến xuất phát từ thực tiễn hoạt động chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng trong công tác khám, chữa bệnh. Kết quả, trong thời gian triển khai phát động giai đoạn I của Chương trình, ngành Y tế Hà Nội đã có 1.370/1.995 đề tài, sáng kiến cấp cơ sở được đăng tải cập nhật trên hệ thống phần mềm Chương trình "1 triệu sáng kiến".

Điển hình như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, một trong những đơn vị đã tích cực tham gia Chương trình “1 triệu sáng kiến”, thậm chí hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học, thời gian qua, Bệnh viện luôn coi công tác nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng cùng với quá trình phát triển, đổi mới, nâng cao năng lực kỹ thuật, nâng cao y đức trong đơn vị.

Nâng tầm Y tế Thủ đô
Hà Nội chủ động các chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân. Ảnh: Minh Khuê

Chia sẻ với phóng viên, Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: Bệnh viện đã khai trương Đơn vị Can thiệp bào thai tháng 1/2022, hiện đang ứng dụng các kỹ thuật can thiệp bào thai như: Sinh thiết gai rau, chọc ối, lấy máu cuống rốn để chẩn đoán trước sinh, đồng thời thực hiện điều trị truyền ối cho thai thiểu ối, phẫu thuật điều trị hội chứng truyền máu song, hội chứng song thai, thai không tim.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 236 ca can thiệp, truyền ối bào thai thành công tại Bệnh viện. Trước đây khi chưa có kỹ thuật can thiệp bào thai, hàng nghìn bào thai bị dị tật hoặc bất thường trong bụng mẹ sẽ không thể chào đời hoặc nếu may mắn chào đời sẽ bị tàn phế, không thể hòa nhập với cộng đồng. Kỹ thuật nhân văn này mở ra một chương mới, cứu hàng trăm em bé, hàng trăm gia đình thoát cảnh nuôi em bé tàn tật, nâng cao chất lượng dân số…

Theo Sở Y tế Hà Nội, phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, ngành Y tế Thủ đô sẽ tiếp tục chủ động triển khai các hoạt động, chương trình y tế. Trọng tâm tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại trạm y tế, phòng khám đa khoa nhằm thu hút người bệnh đến khám chữa bệnh tại y tế cơ sở, giảm tải cho tuyến trên.

Đồng thời, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo duy trì hệ thống giám sát, phát hiện bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng phòng chống dịch bệnh. Còn theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn, để tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới, các Trung tâm Y tế 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố cần chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để đáp ứng với tình huống dịch bệnh phát sinh trong các tháng cuối năm...

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thuốc là hàng hóa đặc biệt, nên giá thuốc cũng phải quản lý rất đặc thù

Thuốc là hàng hóa đặc biệt, nên giá thuốc cũng phải quản lý rất đặc thù

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng, khi quản lý về giá thì phải quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
LĐLĐ quận Hà Đông hỗ trợ các gia đình khó khăn nhân Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024

LĐLĐ quận Hà Đông hỗ trợ các gia đình khó khăn nhân Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024

(LĐTĐ) Nhân dịp Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông đã triển khai chương trình tặng quà hỗ trợ các hộ cận nghèo, con công nhân, viên chức, lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Hà Đông.
Phân luồng phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà

Phân luồng phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, các xe tải (từ 3 trục trở lên) và xe khách trên 29 chỗ ngồi sẽ bị cấm lưu thông qua cầu Trung Hà.
250 đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

250 đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 4 - 5/11/2024, với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức, đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cho người dân Hà Tĩnh

Tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cho người dân Hà Tĩnh

(LĐTĐ) Sáng 22/10, tại huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh), Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam khu vực Bắc Trung Bộ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nghi Xuân tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính
Người dân mua thuốc càng dễ, quản lý chất lượng càng phải chặt

Người dân mua thuốc càng dễ, quản lý chất lượng càng phải chặt

(LĐTĐ) Sáng 22/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Barca vs Bayern Munich (02h00 ngày 24/10): Cuộc chiến cân sức, cân tài

Barca vs Bayern Munich (02h00 ngày 24/10): Cuộc chiến cân sức, cân tài

(LĐTĐ) Cuộc đối đầu giữa Barca vs Bayern Munich trong khuôn khổ Champions League đang được đánh giá là cân sức, cân tài. Với thực lực của 2 đội khả năng trận đấu này 2 đội chia điểm là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/10 đến ngày 17/10), toàn Thành phố ghi nhận 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 0 có tử vong; tăng 57 trường hợp so với tuần trước.
Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế cho người có thẻ BHYT

Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế cho người có thẻ BHYT

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó nêu rõ điều kiện, tiêu chí và định mức được thanh toán...
Đồng Nai: Tiêm vắc xin phòng chống sởi cho hơn 66.000 trẻ em

Đồng Nai: Tiêm vắc xin phòng chống sởi cho hơn 66.000 trẻ em

(LĐTĐ) Chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống sởi cho trẻ em trên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kéo dài đến hết tháng 10/2024, với mục tiêu sẽ có 95% số trẻ từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định được tiêm 1 mũi vắc xin sởi - rubella.
Bệnh nhân viêm gan B nguy kịch vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bệnh nhân viêm gan B nguy kịch vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Bệnh nhân mắc viêm gan B nhưng không điều trị, về nhà tự uống thuốc nam, dẫn đến tình trạng suy gan cấp nặng.
Đừng “chịu đựng” mãn kinh trong im lặng

Đừng “chịu đựng” mãn kinh trong im lặng

(LĐTĐ) Rụng tóc, có cơn bốc hỏa, da khô, đau xương khớp,… thậm chí căng thẳng, trầm cảm là những ảnh hưởng của tình trạng mãn kinh đối với chất lượng cuộc của phụ nữ. Bởi vậy phụ nữ không nên "chịu đựng" mãn kinh trong im lặng. Khi những rối loạn tiền mãn kinh - mãn kinh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, phụ nữ cần chủ động tìm đến chuyên gia y tế, chia sẻ về tình trạng của mình, từ đó tìm giải pháp điều trị phù hợp.
Hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024

Hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024

(LĐTĐ) Chủ đề của Ngày thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024 là "Rửa tay với xà phòng - Tại sao lại quan trọng" với mục đích truyền thông tới đông đảo người dân, cộng đồng về tầm quan trọng của rửa tay với xà phòng; đồng thời kêu gọi các cấp, các ngành cùng phối hợp hơn nữa để đảm bảo đạt được các mục tiêu về vệ sinh tay và cùng hành động để lan tỏa rộng rãi thói quen vệ sinh tay thường xuyên, góp phần phòng, chống dịch bệnh.
Cận kề cửa tử do uống nước kiềm chữa bệnh

Cận kề cửa tử do uống nước kiềm chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc, khó thở, thậm chí hôn mê, bất tỉnh do uống loại nước được quảng cáo là "nước" chữa bách bệnh. Nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng nguy kịch, cận kề cửa tử...
Huyện Đan Phượng khẳng định, không có trường hợp học sinh bị ngộ độc do uống sữa

Huyện Đan Phượng khẳng định, không có trường hợp học sinh bị ngộ độc do uống sữa

(LĐTĐ) Gần đây trên mạng xã hội và một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin nhiều học sinh ở huyện Đan Phượng (Hà Nội) bị đau bụng, ngộ độc nghi ngờ do uống sữa tại trường học…
Hà Nội ghi nhận thêm 21 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 21 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua (từ ngày 4/10 đến 11/10), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận thêm 21 ổ dịch sốt xuất huyết, giảm 2 ổ dịch so với tuần trước đó. Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 227 ổ dịch. Hiện, còn 39 ổ dịch đang hoạt động.
Đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

Đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

(LĐTĐ) Từ ngày 14/10, Hà Nội bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024. Tại mỗi điểm tiêm, việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm chủng là nhiệm vụ trọng tâm được ngành Y tế đặt lên hàng đầu.
Xem thêm
Phiên bản di động