Nâng cao năng lực đối thoại và thương lượng tập thể

(LĐTĐ) Phát huy tối đa nội lực của tổ chức Công đoàn, trên cơ sở (CĐCS) tăng cường vai trò của công đoàn cấp trên hỗ trợ, đồng hành, hướng dẫn CĐCS, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất và lượng trong đối thoại, thương lượng tập thể tại doanh nghiệp nhằm mang lại quyền lợi tốt hơn cho số đông đoàn viên, người lao động.
nang cao nang luc doi thoai va thuong luong tap the Thúc đẩy thương lượng tập thể ngày càng hiệu quả
nang cao nang luc doi thoai va thuong luong tap the Việt Nam phê chuẩn công ước cơ bản của ILO về thương lượng tập thể
nang cao nang luc doi thoai va thuong luong tap the Chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức đối thoại và thương lượng tập thể

Đây là mục tiêu đặt ra trong Chương trình số 06/Ctr-LĐLĐ về “Nâng cao năng lực đối thoại và thương lượng tập thể giai đoạn 2019-2023” mà LĐLĐ Thành phố vừa xây dựng.

nang cao nang luc doi thoai va thuong luong tap the
Một buổi thương lượng tập thể giữa LĐLĐ quận Long Biên và Công ty TNHH Auto Hoàng Gia Hà Nội về các nội dung trong Thỏa ước lao động tập thể liên quan đến quyền lợi người lao động.

Từ việc vẫn còn mang tính hình thức...

Theo đánh giá của LĐLĐ Thành phố, thời gian qua, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thủ đô đã có những chuyển biến tích cực, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống thu nhập của người lao động, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công.

Đạt được kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của tổ chức Công đoàn các cấp, trong việc tham gia thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ chế 3 bên. Cụ thể, hàng năm LĐLĐ Thành phố phối hợp với UBND Thành phố tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với CNVCLĐ đồng thời chỉ đạo các LĐLĐ quận, huyện, thị xã phối hợp với cấp ủy, chính quyền đồng cấp tổ chức các hội nghị đối thoại với CNVCLĐ ở địa phương, đơn vị.

Tại cơ sở, các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể đã được các doanh nghiệp thực hiện theo quy định. Hiện có trên 30% doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có tổ chức Công đoàn đã tổ chức thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT). Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội là một trong hai Công đoàn ngành địa phương trong cả nước ký kết được TƯLĐTT cấp ngành.

Một số Công đoàn cấp trên cơ sở đã đại diện cho người lao động ở doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn thương lượng thành công và ký kết được TƯLĐTT, điển hình như LĐLĐ quận Long Biên, LĐLĐ quận Cầu Giấy… Chất lượng đối thoại và thương lượng tập thể ngày được nâng cao.

Nếu như trước đây nội dung thương lượng, đối thoại chỉ tập trung vào hiếu hỉ, hỗ trợ, thăm hỏi ốm đau, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… thì đến nay đã tập trung nhiều hơn đến các nội dung, quyền lợi cốt lõi của người lao động như tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chất lượng bữa ăn ca…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, LĐLĐ Thành phố cũng thẳng thắn chỉ rõ, công tác đối thoại, thương lượng tập thể trong các doanh nghiệp địa bàn Hà Nội vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cơ chế đối thoại và thương lượng tập thể ở doanh nghiệp chưa được các bên quan tâm đúng mức; tầm quan trọng và lợi ích của đối thoại, thương lượng ký kết TƯLĐTT chưa được các bên, thậm chí là cả cán bộ Công đoàn các cấp nhận thức sâu sắc; việc triển khai thực hiện còn mang tính hình thức, đối phó, thiếu thực chất.

Số lượng doanh nghiệp ký kết TƯLĐTT chiếm tỷ lệ thấp so với doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, nhiều bản TƯLĐTT hết hạn chưa được doanh nghiệp và CĐCS thương lượng, ký mới. Chất lượng TƯLĐTT chưa đảm bảo được mục tiêu của thương lượng tập thể, nội dung chủ yếu là sao chép luật, số lượng Công đoàn cấp trên cơ sở đại diện thương lượng, ký kết TƯLĐTT ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn còn ít.

Hoạt động CĐCS ở một số nơi chậm được đổi mới, chưa coi trọng hoạt động đối thoại, thương lượng ký kết TƯLĐTT là vấn đề cốt lõi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; hỗ trợ của Công đoàn cấp trên cơ sở đối với CĐCS về hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể còn mờ nhạt.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do nhận thức của một số lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, Công đoàn các cấp chưa quan tâm, coi trọng đúng mức đến việc triển khai, phối hợp chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Hội nghị NLĐ, thương lượng ký kết TƯLĐTT tại địa phương, đơn vị.

Trong khi đó, hệ thống pháp luật Lao động chưa đồng bộ, một số vấn đề liên quan đến quan hệ lao động phát sinh chậm được cụ thể hóa; Hiệu lực quản lý Nhà nước về lao động của chính quyền cấp quận, huyện còn nhiều bất cập, một số quy định của pháp luật chưa được thực thi nghiêm túc.

Mô hình tổ chức, đội ngũ cán bộ Công đoàn và nội dung hoạt động của CĐCS chưa phù hợp với yêu cầu phát triển và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới hiện nay. Cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn, đặc biệt là bảo vệ cán bộ CĐCS còn thiếu, điều kiện để cán bộ CĐCS hoạt động còn nhiều bất cập, sự hỗ trợ liên kết thực sự về trách nhiệm giữa CĐCS và Công đoàn cấp trên cơ sở còn thiếu.

Đặc biệt, trình độ, chất lượng, kỹ năng của đội ngũ cán bộ Công đoàn về đối thoại, thương lượng tập thể chưa đáp ứng được yêu cầu của đòi hỏi thực tiễn của quá trình hội nhập là trở ngại cơ bản tác động đến chất lượng công tác đối thoại, thương lượng tập thể.

...Đến việc cần nâng cao chất lượng

Từ thực tế trên, LĐLĐ Thành phố đã xây dựng Chương trình số 06/Ctr-LĐLĐ về “Nâng cao năng lực đối thoại và thương lượng tập thể giai đoạn 2019-2023” , trong đó đặt ra mục tiêu phát huy tối đa nội lực của tổ chức Công đoàn, trên cơ sở tăng cường vai trò của công đoàn cấp trên hỗ trợ, đồng hành, hướng dẫn CĐCS, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất và lượng trong đối thoại, thương lượng tập thể tại doanh nghiệp nhằm mang lại quyền lợi tốt hơn cho số đông đoàn viên, người lao động, góp phần thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.

Chương trình đặt ra 4 chỉ tiêu cho công tác đối thoại, trong đó phấn đấu hàng năm có 100% doanh nghiệp nhà nước và 65% trở lên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực Nhà nước đã thành lập CĐCS tổ chức Hội nghị người lao động và các hình thức dân chủ khác theo quy định Nghị định 149/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Có từ 90% trở lên doanh nghiệp nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước đã thành lập CĐCS tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; 100% LĐLĐ quận, huyện, thị xã chủ động đề xuất với cấp ủy, phối hợp chính quyền đồng cấp tổ chức được Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo chính quyền địa phương với CNVCLĐ, tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp.

Về thương lượng tập thể, Chương trình cũng đặt ra 4 chỉ tiêu gồm: Phấn đấu có từ 75% trở lên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập đã thành lập CĐCS thương lượng, ký kết được Thỏa ước lao động tập thể; 100% CĐCS phối hợp với Người sử dụng lao động tổ chức thương lượng tập thể định kỳ hàng năm, theo quy; Thương lượng, ký kết được ít nhất 03 bản TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp, TƯLĐTT ngành địa phương...

Để thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu nói trên, LĐLĐ Thành phố đề ra 4 nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, đối với việc nâng cao số lượng, chất lượng Thỏa ước lao động tập thể, LĐLĐ Thành phố yêu cầu các cấp công đoàn rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp đã thành lập CĐCS có từ 25 lao động trở lên lấy đó làm căn cứ giao chỉ tiêu ký kết TƯLĐTT tới từng Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Những doanh nghiệp đang hoạt động, đã thành lập CĐCS nhưng chưa ký kết TƯLĐTT thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ CĐCS thương lượng tập thể, tiến tới ký kết TƯLĐTT. Những doanh nghiệp đang hoạt động, chưa thành lập CĐCS, thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đại diện tổ chức thương lượng, ký kết TƯLĐTT.

Bên cạnh đó, LĐLĐ Thành phố cũng yêu cầu các Công đoàn cấp trên cơ sở kết hợp quá trình vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS để hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS những doanh nghiệp chưa ký kết TƯLĐTT tiến hành thương lượng, ký kết TƯLĐTT cấp doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp. Những doanh nghiệp làng nghề, siêu nhỏ đã thành lập CĐCS nhưng gặp khó khăn trong thương lượng tập thể cấp doanh nghiệp thì xem xét, tập hợp để thương lượng tập thể theo nhóm doanh nghiệp.

Ngoài ra, LĐLĐ Thành phố yêu cầu hàng năm, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thống kê các bản TƯLĐTT có nội dung sao chép quy định của pháp luật, các văn bản nội bộ của doanh nghiệp để hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS thương lượng, sửa đổi, bổ sung, ký lại, ký mới; phấn đấu 80% các bản TƯLĐTT chỉ bao gồm các nội dung có lợi hơn quy định của pháp luật.

Đồng thời, LĐLĐ Thành phố đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn, tham gia cùng CĐCS trong toàn bộ quá trình thương lượng tập thể, đặc biệt tại các doanh nghiệp có đông người lao động, quan hệ lao động phức tạp, đã từng xảy ra vi phạm pháp luật, tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

(LĐTĐ) Bằng việc đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động hiệu quả, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi đến người lao động để đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” năm 2024. Từ kết quả đạt được, LĐLĐ huyện tiếp tục rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào trong năm tới.
Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

(LĐTĐ) Trong quá trình tuần lưu trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã phát hiện 1 xe ô tô hiệu Transit 16 chỗ, màu trắng, dừng đỗ bên đường khẩn cấp. Ngay tại đó, có 10 người dân đang đứng chờ.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.

Tin khác

Để luôn là Tháng Công nhân

Để luôn là Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, Tháng Công nhân năm 2024 được xác định là tháng cao điểm chăm lo cho đoàn viên, người lao động; phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở; đồng thời triển khai hoạt động tôn vinh công nhân lao động tiêu biểu.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

(LĐTĐ) Để Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 thực sự có sức lan tỏa và thiết thực với công nhân, viên chức, lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.
Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

(LĐTĐ) Việc tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 đã lan toả tới Công đoàn cơ sở và thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.
TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16 năm 2024 với chủ đề: "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".
Tháng Công nhân năm 2024: Chú trọng sự thiết thực, hiệu quả vì người lao động

Tháng Công nhân năm 2024: Chú trọng sự thiết thực, hiệu quả vì người lao động

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai đa dạng các hoạt động với phương châm thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở, trực tiếp phục vụ đoàn viên, người lao động. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc phỏng vấn về những nội dung liên quan đến Tháng Công nhân năm 2024.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, tại Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng năm 2024, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận đã phát động đợt thi đua cao điểm tới đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận.
Gia Lâm: Phấn đấu giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Gia Lâm: Phấn đấu giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, các cấp Công đoàn huyện Gia Lâm sẽ chủ động tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động rà soát, bổ sung và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ; giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động