Thúc đẩy thương lượng tập thể ngày càng hiệu quả
Lợi ích cho tất cả các bên
Được thông qua năm 1949, Công ước 98 có 16 điều, bao gồm ba cấu phần chính nhằm đảm bảo thương lượng tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể diễn ra một cách hiệu quả. Cụ thể: Bảo vệ người lao động và Công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử chống Công đoàn của người sử dụng lao động.
Tham gia nhập Công ước số 98, người lao động sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. |
Công ước quy định người lao động phải được hưởng sự bảo vệ thích đáng trước những hành vi phân biệt đối xử liên quan đến mọi khía cạnh việc làm của họ vì lý do tham gia thành lập, gia nhập hoặc hoạt động Công đoàn hợp pháp. Bảo vệ tổ chức của người lao động không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động.
Công ước quy định các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động phải được hưởng sự bảo vệ thích đáng, chống lại mọi hành vi can thiệp của bên kia hoặc của những đại diện hay thành viên của bên kia trong quá trình thành lập, hoạt động hoặc điều hành hoạt động của mình.
Sáng 14/6, 452/452 đại biểu Quốc hội có mặt tại phiên họp đã bỏ phiếu thuận thông qua hồ sơ của Chính phủ trình phê chuẩn Công ước số 98 của ILO về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Ông Chang Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam cho biết: Công ước 98 là 1 trong 8 Công ước cốt lõi của ILO thuộc khuôn khổ Tuyên bố năm 1998 về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, trong đó bao gồm: Tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả của quyền thương lượng tập thể, xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và bắt buộc, xóa bỏ lao động trẻ em, xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Tất cả các quốc gia thành viên của ILO có nghĩa vụ tôn trọng và áp dụng các nguyên tắc được đề cập tới trong Tuyên bố 1998. Tính đến tháng 1/2019, đã có 165/187 quốc gia thành viên của ILO tham gia Công ước này. |
Đồng thời, Công ước xác lập nguyên tắc tự nguyện và thiện chí trong thương lượng tập thể, đồng thời quy định về trách nhiệm của nhà nước trong việc thúc đẩy thương lượng tập thể được thực hiện một cách tự nguyện, thiện chí.
Vì vậy, theo đánh giá của các chuyên gia về lao động, việc làm trong và ngoài nước, việc Việt Nam gia nhập Công ước số 98 sẽ góp phần củng cố và tăng cường cơ sở pháp lý để người lao động và người sử dụng lao động tiến hành thương lượng tập thể, ký kết Thỏa ước lao động tập thể, tăng cường quan hệ lao động hài hòa, tạo ra môi trường lao động ổn định.
Việc tổ chức thương lượng tập thể đạt hiệu quả sẽ giúp các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời để giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lao động, tạo điều kiện cho người lao động có môi trường làm việc tốt nhất.
Từ góc độ kinh tế - xã hội, việc gia nhập và triển khai thực hiện Công ước số 98 được cho là sẽ tạo ra cơ sở pháp lý cho người lao động và người sử dụng lao động thiết lập các tiêu chuẩn lao động khác trong quan hệ lao động; đồng thời thể hiện rõ ràng cam kết chính trị, Việt Nam là thành viên của ILO, luôn tôn trọng các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.
Khẳng định việc gia nhập Công ước số 98 của ILO sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các bên tại nơi làm việc ở Việt Nam, Giám đốc ILO tại Việt Nam, ông Chang Hee Lee nhấn mạnh: “Việc phê chuẩn Công ước 98 sẽ đẩy mạnh hơn nữa thương lượng tập thể thực chất để có được những giải pháp đem lại lợi ích cho tất cả các bên tại nơi làm việc ở Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến điều kiện làm việc tốt hơn, năng suất lao động cao hơn, và sự phồn thịnh được chia sẻ công bằng, góp phần mang lại phát triển bền vững”.
Công đoàn và người lao động: Cần “chuyển” mình
Việc Việt Nam gia nhập Công ước số 98 phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong hội nhập quốc tế về lao động, xã hội; khẳng định quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết liên quan đến lao động trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với trách nhiệm là quốc gia thành viên của ILO.
Nhấn mạnh đến đối tượng sẽ chịu tác động trực tiếp là hệ thống công đoàn Việt Nam, doanh nghiệp và người lao động, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng: Công đoàn Việt Nam cần đổi mới hoạt động, quan tâm nhiều hơn lợi ích của đoàn viên, người lao động, đặc biệt, cần thể hiện rõ vai trò là đại diện tốt nhất cho đoàn viên, để họ tự nguyện, tự giác tham gia, mà không cần thành lập tổ chức đại diện nào khác.
Với người lao động, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động cho rằng, người lao động cần chủ động học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề; rèn luyện ý thức kỷ luật, nghiêm túc chấp hành nội quy, quy định của doanh nghiệp để không bị đào thải. Đặc biệt, người lao động không được lợi dụng việc thành lập tổ chức đại diện tại doanh nghiệp để hoạt động sai mục đích. “Nếu các bên liên quan cùng cộng đồng trách nhiệm trong quá trình thực thi Công ước số 98 và những cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tôi tin rằng, tất cả sẽ cùng hưởng lợi”, ông Lê Đình Quảng nhấn mạnh.
Từ góc độ lãnh đạo tổ chức đại diện cho người lao động, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề xuất một số nội dung cần quan tâm liên quan đến việc gia nhập Công ước 98.
Tiếp tục quan tâm đầu tư, cụ thể hóa, nội luật hóa trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) về vấn đề đối thoại, thương lượng; trong đó chú ý tới đặc điểm trong quan hệ lao động là người lao động luôn là bên yếu thế, nên việc thiết kế pháp luật phải chú ý, đảm bảo quyền lợi cho người lao động;
Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cả về thực hiện pháp luật lao động và lĩnh vực pháp luật kinh doanh, đầu tư. Thời gian qua có tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn để lại hậu quả hết sức nặng nề, gây mất niềm tin của người lao động;
Quan tâm làm tốt hơn nữa công tác phối hợp giữa ba bên - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để việc chăm lo, bảo vệ người lao động được tốt hơn;
Đồng thời tổ chức Công đoàn sẽ tiếp tục đổi mới. Hiện, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang trình cơ quan có thẩm quyền Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng rất nhiều chương trình công tác bám sát yêu cầu của CPTPP và hội nhập quốc tế, đổi mới hệ thống chính trị.
Trước bối cảnh mới, có vấn đề chưa có tiền lệ trong lịch sử 90 năm thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam, rất mong các cấp uỷ, chính quyền, các bộ ngành cùng quan tâm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giải quyết các vấn đề về Công đoàn và người lao động.
“Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của Chính phủ, các ngành các cấp, nhất là những địa phương có đông công nhân lao động, tình hình quan hệ lao động phức tạp là điều rất cần thiết, để cùng hướng tới mục tiêu chung vì quyền và lợi ích của đoàn viên công đoàn, người lao động”, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh.
B.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23