Năm học mới: Công nhân “căng mình” lo học cho con

Năm học 2017-2018 chính thức bắt đầu, cùng với đó là nỗi lo toan của rất nhiều công nhân, người lao động thu nhập thấp khi phải xoay sở đóng đủ thứ tiền học cho con từ: Sách vở, quần áo, quỹ lớp, quỹ trường, máy chiếu, điều hòa…  
nam hoc moi cong nhan cang minh lo hoc cho con Khắc phục khó khăn, học sinh Mù Cang Chải hân hoan ngày tựu trường
nam hoc moi cong nhan cang minh lo hoc cho con Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Hà Nội dự lễ khai giảng năm học mới 2017-2018

Nặng gánh đầu cấp

Để đảm bảo cho con cái được hưởng trọn vẹn niềm vui ngày tựu trường, nhiều phụ huynh làm công nhân, thu nhập hoàn toàn dựa vào đồng lương eo hẹp đã không khỏi“chóng mặt” với hàng chục khoản lớn bé phải chi dịp đầu năm học mới.

nam hoc moi cong nhan cang minh lo hoc cho con
Để lo đủ các khoản cho con đến trường, nhiều phụ huynh là công nhân phải hết sức tiết kiệm. Ảnh: Mai Phương

Thậm chí, nhiều công nhân để đóng học cho con đã quá quen với cảnh vừa trả tiền nợ tháng trước lại đã vay tiền tiêu cho tháng sau, hoặc cuộc sống làm tháng nào biết tháng đó, không dám nói đến chuyện dư dả đồng ra đồng vào.

Không mất tiền thuê nhà, có hộ khẩu sinh sống tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nên các con chị Đoàn Thị Thu hiện làm công nhân tại KCN Bắc Thăng Long đều được học trường công lập.

Để năm học mới diễn ra thuận lợi, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ra Công văn số 2794 gửi cho các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị các tỉnh căn cứ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về mức thu học phí, các tỉnh thành phố quán triệt các đơn vị do địa phương quản lý, thực hiện thu học phí theo đúng quy định đã ban hành cho năm 2017-2018 như đã báo cáo Bộ GDĐT.Bộ cũng đề nghị các địa phương cam kết không thu các khoản thu ngoài học phí.

Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, phổ thông, các cơ sở giáo dục cần cam kết và nghiêm túc thực hiện. Các địa phương tự chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý vi phạm. Về thời điểm thu học phí: Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện giãn thời gian thu, thời điểm thu, tránh thu cùng một thời điểm trên cùng một địa bàn để hạn chế tối đa tác động của học phí đến giá tiêu dùng của địa phương.

Tuy vậy, chị Thu vẫn lo lắng đủ đường khi nói đến chuyện tiền học của con: “Dù nhà trường chưa họp phụ huynh thông báo các khoản thu chi chính thức nhưng “vào” hai đứa lớn đã tốn khoảng chục triệu tiền đầu năm học mới, đứa thứ ba mới tuổi rưỡi thì ở nhà cho ông bà chăm. Nặng gánh nhất là bạn thứ hai năm nay vào lớp 1, mới nhận lớp thôi đã phải đóng hết 1.200.000 đồng, trong đó có 420.000 đồng tiền luyện chữ học hè, còn lại là tiền đồng phục, mua sách giáo khoa. Ngoài ra, còn phải đóng 820.000 đồng tiền quỹ lớp và máy chiếu, chưa tính tiền điều hòa”.

Cũng theo chị Thu, dù con học trường công nhưng chi vượt thu so với mức lương của công nhân nên có nhiều lúc bí chị vẫn phải vay thêm.“Tôi thấy tiền bảo hiểm đóng ở công ty tăng thì chắc khoản bảo hiểm y tế của các con cũng tăng lên. Cứ tăng khoản gì lại thấy lo”, chị Thu băn khoăn.

Tuy nhiên,so với nhiều công nhân ngoại tỉnh khác thì chị Thu cũng tự nhận thấy hai vợ chồng mình đã rất may mắn khi được ở cùng bố mẹ, không tốn tiền thuê nhà, ông bà lại giúp trông nom con cái lúc nhỏ. Thêm vào đó, gia đình chị Thu vẫn làm ruộng nên dôi ra được tiền thóc không phải đi đong gạo, gánh nặng cũng đã giảm được vài phần.

Còn đối với những người đi thuê nhà như chị Hải (quê Thái Bình), làm công nhân công ty chuyên sản xuất vật liệu xây dựng ở Thanh Trì (Hà Nội) thì áp lực tăng gấp đôi. Trong căn phòng trọ rộng 15m2 có tới 5 người sống chung, chị Hải vừa dỗ dành đứa con thứ hai được 6 tháng tuổi vừa tâm sự: “Thằng lớn hơn 3 tuổi, mới lên Hà Nội đi học hơn tháng nay. Trước đó, vợ chồng tôi đã phải gửi cháu cho ông bà dưới quê chăm giúp 2 năm. Mặc dù lên đây tiền học phí của con cao gấp đôi nhưng muốn gần con nên vợ chồng tôi phải chấp nhận thôi”.

Sau thời gian dò hỏi từ đồng nghiệp, chị Hải đã quyết định cho con học trường mầm non tư thục có giá học phí 1,5 triệu đồng/tháng.“Đây là trường rẻ nhất, giá cả hợp lý nhất mà vợ chồng tôi lo được cho con. Xung quanh đây toàn trường học phí gần 2 triệu hoặc 2.5 triệu đồng/tháng”, chị Hải tiết lộ.

Tái mặt lo tiền học cho con

Thường xuyên phải đối mặt với cảnh tiền bạc thiếu trước hụt sau khi 2 con bước vào năm học mới, chị Nguyễn Thị Kim Thoa (nhà ở Từ Liêm, Hà Nội) làm công nhân may có mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng đã phải thốt lên “đầu năm con đi học tái hết cả mặt”.

Được biết, con chị Thoa đứa lớn học lớp 3, đứa bé 2 tuổi. Dù chưa khai giảng năm học nhưng chị đã phải đóng quỹ hội phụ huynh và quỹ nhà trường hết 365.000 đồng cho con gái nhỏ học mầm non. “Đó mới chỉ là tiền thu quỹ chưa đóng các khoản của trường. Năm ngoái đứa lớn đầu năm nhà trường thu 4 triệu đồng, sợ phụ huynh sốc quá nên chia lẻ làm 2 đợt, mỗi đợt 2 triệu đồng. Năm nay cả 2 đứa đi học, tôi dự tính hết khoảng 6 triệu đồng”.

Với tổng thu nhập gần 9 triệu đồng mỗi tháng, dù không mất tiền thuê nhà nhưng bên cạnh tiền học cho con hai vợ chồng chị Thoa còn phải lo tiền ăn uống của cả gia đình. Vì thế, kinh tế trong nhà vị phụ huynh này luôn trong tình trạng, “tháng nào đủ không nói làm gì, tháng nào thiếu lại đi vay, tháng sau lấy lương bù vào tháng trước, không để ra được đồng nào khi phải mua từ cọng rau đến củ dưa hành”.

Làm công nhân lâu năm, cả hai vợ chồng chị Phạm Thị Phương (trọ ở đường Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì), có mức thu nhập nhỉnh hơn những lao động trẻ ngoại tỉnh. Tuy nhiên, gia đình chị cũng không thoát khỏi gánh nặng tiền bạc đầu năm học của con:“May mắn là chúng tôi làm việc ở ngoại thành nên đăng ký cho cháu 6 tuổi học trường công không quá khó như trong nội thành, chi phí ở mức chấp nhận được. Từ hôm nhận lớp đến nay nhà trường đã thu 650.000 nghìn đồng tiền điều hòa, 700.000 nghìn tiền đồng phục, sách vở. Riêng cháu bé mới 1 tuổi rưỡi, chưa đủ tuổi học trường công đành phải gửi trường tư, học phí mỗi tháng 2 triệu bạc, chưa kể 1 triệu tiền xây dựng trường đã thu lúc mới vào học và tiền ăn uống từng tháng”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy một thực trạng chung đối với những cặp vợ chồng cùng làm công nhân là vào thời điểm “nhạy cảm” đầu năm học mọi thứ chi tiêu luôn được cân đối chặt chẽ, từ lúc trẻ con còn đang nghỉ học hè. “Có như thế mới đủ sức trả tiền thuê nhà hàng tháng và có thể gửi ít tiền về quê phụ giúp ông bà già yếu, cũng như tiết kiệm để thực hiện giấc mơ mua nhà ổn định cuộc sống”, chị Phương bộc bạch nỗi lòng trước những nỗi lo toan thường nhật.

Mai Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng Cuộc thi “Duyên dáng áo dài Việt Nam” trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024

Ấn tượng Cuộc thi “Duyên dáng áo dài Việt Nam” trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024

(LĐTĐ) Sự có mặt của 151 thí sinh đến từ 115 Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, trong trang phục áo dài truyền thống thướt tha, duyên dáng, đã đem đến cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và người dân trên địa bàn quận màn trình diễn ấn tượng, mãn nhãn với nhiều cung bậc cảm xúc.
Quận Đống Đa: Bảo đảm an toàn trật tự đô thị, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

Quận Đống Đa: Bảo đảm an toàn trật tự đô thị, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ việc đi lại thuận tiện, an toàn của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, UBND quận Đống Đa yêu cầu các đơn vị trên địa bàn thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
Người dân cần chủ động đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ

Người dân cần chủ động đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, kinh doanh, sản xuất của người dân, doanh nghiệp cùng với tình trạng nắng nóng gia tăng, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ và tai nạn sự cố. Để sớm có các biện pháp phòng ngừa, Công an thành phố Hà Nội đưa ra các khuyến cáo tới người dân để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.
Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2024/TT-BTC hướng dẫn mới nhất về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Thông tư 107/2017/TT-BTC và một số thông tư khác liên quan. Đây là bước tiến quan trọng nhằm cập nhật và chuẩn hóa các quy định kế toán, đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính ngày càng cao trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Tăng cường công tác vệ sinh môi trường dịp 30/4 - 1/5

Tăng cường công tác vệ sinh môi trường dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, để phục vụ nhân dân vui chơi nghỉ lễ, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội sẽ tăng cường công tác duy trì vệ sinh đường phố ban ngày, trên các tuyến phố chính thuộc địa bàn quản lý.
Khách du lịch nườm nượp đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu "tránh nóng"

Khách du lịch nườm nượp đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu "tránh nóng"

(LĐTĐ) Nam Bộ đang trải qua mùa nắng nóng gay gắt kéo dài nên các điểm vui chơi giải trí sinh thái, các điểm du lịch biển như Bà Rịa - Vũng Tàu luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Tính đến chiều 28/4, ghi nhận lượng người đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng đột biến.
Duy trì hệ thống thoát nước vận hành ổn định

Duy trì hệ thống thoát nước vận hành ổn định

(LĐTĐ) Nhằm vận hành an toàn, thông suốt hệ thống thoát nước, phòng, chống úng ngập, phục vụ nhân dân vui chơi trong các ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã lên kế hoạch, triển khai duy tu, duy trì thường xuyên, cũng như ứng trực kịp thời xử lý úng ngập khi có mưa lớn.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động