Mua bán bằng cấp, chứng chỉ giả vẫn diễn ra công khai
Cảnh báo hành vi kinh doanh đa cấp trái phép qua ví điện tử Payasian | |
Vietcombank tiếp tục gửi cảnh báo đến khách hàng | |
Cảnh giác với tội phạm sử dụng công nghệ cao |
Người bán kẻ mua nhộn nhịp
Theo quy định của từng trường đại học phải mất ít nhất 4 - 5 năm để sở hữu cho mình một tấm bằng đại học, nhưng với công nghệ làm giả “cao thủ” hiện nay thì việc nhận bằng đại học cùng cơ man các loại chứng chỉ giấy tờ chỉ mất vài ngày, thậm chí là “thần tốc”.
Chỉ bằng một vài thao tác đơn giản gõ trên google và facebook “Mua bằng đại học” là ngay lập tức có một danh sách không ít các trang web… bán bằng cấp giả, thậm chí là bán trên trang cá nhân, với những lời chào mời hấp dẫn như: không cần đặt cọc, không đâu rẻ bằng, bảo mật thông tin, giao nhanh tận tay, khách ưng ý mới nhận tiền, hỗ trợ công chứng toàn quốc, có hồ sơ gốc toàn quốc,...
Không ít trang web, facebook công khai rao bán các loại bằng cấp giả. (Ảnh: N.H chụp ngày 13/10 ) |
Ở tại Hà Nội, những trang facebook chuyên cung cấp bằng cấp, giấy tờ giả cũng nhan nhản, không hề khó xâm nhập. Người bán luôn khẳng định các loại giấy tờ 100% là thật.
Với mỗi tấm bằng đại học giả như thế, các đối tượng yêu cầu phải chi trả cho chúng từ 4 - 5 triệu đồng. Đây là một số tiền khá lớn dành cho một loại giấy tờ giả nhưng không đáng là bao nếu so sánh với công sức và tiền bạc của một người học đại học bình thường và cũng là quá rẻ để mua tri thức, mua danh nghĩa, mua công việc và mua chức vụ.
Xử lý ra sao?
Dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Dũng – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng: Có hai trường hợp có thể đưa ra xử lý trước pháp luật, thứ nhất là hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức; thứ hai là hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật.
Về hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan tổ chức thì theo Điều 341 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 - 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng - 2 năm. Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 - 5 năm (khoản 2) hoặc phạt tù từ 3 - 7 năm (khoản 3). Đối với người sử dụng bằng cấp giả cũng là vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Tại Điều 16 Nghị định 138/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định mức xử phạt hành chính đối với người vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thì: Người có hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng; Ngoài bị phạt tiền, người sử dụng bằng giả còn bị tịch thu bằng giả đã sử dụng.
Đối với trường hợp là cán bộ, công chức sử dụng bằng giả thì sẽ bị xử lý như sau: Nếu cán bộ, công chức bị tòa án phạt tù vì hành vi sử dụng bằng giả mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc; trong trường hợp công chức, viên chức có hành vi sử dụng giấy tờ, bằng cấp giả để được tuyển dụng vào cơ quan, đơn vị thì bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc; đối với trường hợp sử dụng bằng giả để học ở bậc học cao hơn thì bị xử lý với hình thức là đuổi học nếu chưa học xong hoặc hủy bỏ kết quả học tập, bằng nếu đã học xong.
Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) không chỉ áp dụng cho người làm bằng giả mà còn áp dụng cho người mua bán bằng giả. Trong trường hợp người nào mua bán văn bằng, chứng chỉ giả đủ yếu tố cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều này thì bị xử lý hình sự.
Có thể nói, bằng cấp, giấy tờ giả đang là một trong những vấn nạn gây bức xúc trong dư luận xã hội. Để góp phần ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, quản lý thì người dân cần nâng cao ý thức, không mua bán, sử dụng các loại giấy tờ, bằng cấp giả.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49