Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết |
Thúc đẩy Thủ đô phát triển nhanh, bền vững
Ngày 14/11, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô (Luật số 2024/QH15): Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, với sự tham dự của đông đảo các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học...
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham luận, thảo luận về 5 nhóm vấn đề chính trong triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi).
Trên cơ sở Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu đã đề xuất xây dựng một hệ thống các văn bản, quy định, giải pháp để cụ thể hoá các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm thúc đẩy Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, đóng góp nhiều hơn cho công cuộc xây dựng phát triển đất nước.
Đồng thời, từ tổng kết thực tiễn, từ kinh nghiệm triển khai Luật Thủ đô năm 2012 trong thời gian vừa qua, các ý kiến đã đề xuất các giải pháp, các cơ chế, chính sách cụ thể trên tất cả các lĩnh vực; đồng thời, vừa nhấn mạnh tính khả thi, thống nhất, đồng bộ với hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành của đất nước, vừa làm rõ được những cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội dành cho Thủ đô.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong. |
Đây là yếu tố quyết định để Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống và có tính khả thi, giá trị thực tiễn, khắc phục được những tồn tại, hạn chế của việc triển khai thi hành Luật Thủ đô trong giai đoạn trước đây.
Từ kinh nghiệm quốc tế, các tham luận cũng gợi mở cho thành phố Hà Nội việc vận dụng những cơ chế, chính sách phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng của Thủ đô theo quy định của Hiến pháp năm 2013; giúp cho Thủ đô thực hiện hiệu quả, rõ nét hơn chức năng, nhiệm vụ không chỉ là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, mà còn là trung tâm lớn về kinh tế, về văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế; có sự so sánh giữa Luật Thủ đô với một số luật của Thủ đô một số nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, trên cơ sở phân tích, nghiên cứu tình hình quốc tế và đất nước, nhiều tham luận đã đề cập đến những yêu cầu quản trị, phát triển đặt ra đối với Hà Nội - một Thủ đô có quy mô dân số lớn so với thủ đô của các nước thế giới, của một quốc gia có quy mô dân số rất lớn, có nền kinh tế đang trong quá trình phát triển nhanh.
Từ đó, các đại biểu đã đề xuất nhiều cơ chế, chính sách rất mới, có những cơ chế, chính sách chưa được quy định trong Luật Thủ đô, gợi mở cho việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về Thủ đô. Nhiều cơ chế, chính sách được đề xuất trong các tham luận phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp định hướng trong dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Các tham luận cũng cho rằng, việc xây dựng hệ thống văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô cũng đồng thời với quá trình xây dựng các chính sách, định hướng phát triển lớn của đất nước. Chính vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để có đóng góp thêm vào những thể chế, chính sách lớn của đất nước mà trong Luật Thủ đô chưa đề cập đến.
Gợi mở những tầm nhìn, tư duy, hành động mang tính đột phá
Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá cao các ý kiến tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đầy tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn, cụ thể, tập trung vào những nội dung quan trọng, nội dung khó, đóng góp cho Thành phố những giải pháp, cách thức triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Toàn cảnh hội thảo. |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết, đây là lần đầu tiên Thành phố tổ chức hội thảo khoa học lớn để triển khai thực hiện, cụ thể hóa các nội dung của Luật Thủ đô sau khi được Quốc hội thông qua. Hội thảo nhằm chuẩn bị cho kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố vào tháng 12 tới khi Thành phố cụ thể hóa các điều trong Luật.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng bày tỏ vui mừng, tự tin hơn khi nhận được sự tham gia của các cơ quan, nhà khoa học Trung ương và Thành phố. Các tham luận và ý kiến tại hội thảo thể hiện mong muốn Luật Thủ đô sớm đi vào thực tiễn, tính khả thi cao, tạo điều kiện như mục tiêu của Luật là tháo gỡ điểm nghẽn nhằm tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong nêu các đặc thù cũng như 4 chức năng của Hà Nội mà ít thủ đô của các nước trên thế giới có, như là trung tâm chính trị, hành chính, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học giáo dục, động lực của vùng. Đồng thời, không có thủ đô nào trên thế giới, xã nhiều hơn phường, huyện nhiều hơn quận, người dân sống ở nông thôn nhiều hơn người dân sống ở đô thị, song Hà Nội được xếp vào loại đô thị đặc biệt...
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong, việc cụ thể hóa các nội dung trong Luật Thủ đô cũng như triển khai thực hiện hiệu quả là những vấn đề mới với Hà Nội. Vì thế, việc tổ chức hội thảo không chỉ cung cấp thêm cho Thành phố những căn cứ về lý luận khi triển khai cụ thể hóa Luật Thủ đô, mà còn có thêm các căn cứ thực tiễn để triển khai Luật đi vào cuộc sống, bảo đảm yếu tố đặc trưng, đặc thù của Luật...
“Thời gian tới, Thành phố rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của Tạp chí Cộng sản trong việc nghiên cứu lý luận, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng các văn bản pháp luật để cụ thể hoá, triển khai thi hành Luật Thủ đô”, đồng chí Nguyễn Văn Phong bày tỏ.
Theo các đại biểu, thành công của Hội thảo không chỉ làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô, có giá trị nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành Luật Thủ đô, mà còn gợi mở những tầm nhìn, tư duy, hành động mang tính đột phá, tạo ra xung lực mới cho sự phát triển xứng tầm của Hà Nội trong giai đoạn mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Cập nhật giá vàng chiều 18/11: Vàng bất ngờ đảo chiều, tăng mạnh
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Phú Quốc khởi động dự án bãi tắm công cộng Bãi đất đỏ
Chung tay cùng Thành phố đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Tin khác
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Luật Thủ đô 2024 13/11/2024 12:34
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng
Luật Thủ đô 2024 06/11/2024 23:12
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Luật Thủ đô 2024 04/10/2024 11:56
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 05/09/2024 21:53
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống
Luật Thủ đô 2024 03/09/2024 19:08
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 24/08/2024 11:53