Mòn mỏi chờ giá điện giảm

Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền cùng các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, giám sát thu giá điện của các chủ trọ, nhiều công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội thuê trọ trên địa bàn Thủ đô đã được hưởng giá điện thấp hơn so với trước. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, vẫn còn không ít công nhân thuê trọ đang phải chịu mức giá tiền điện cao từ 3.000 đồng đến 3.500 đồng/số điện.
mon moi cho gia dien giam Không tăng giá điện trong năm 2018
mon moi cho gia dien giam Người lao động có thể trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện
mon moi cho gia dien giam EVN sẽ công khai biểu giá bán điện tại các khu nhà cho thuê

Địa bàn xã Kim Chung (Đông Anh) là khu vực tập trung nhiều công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp Thăng Long thuê trọ. Theo khảo sát của phóng viên, trước đây, công nhân thuê trọ phải trả mức tiền điện cao dao động từ 3.000 đến 3.500 đồng/số điện. Với nguồn thu nhập còn khiêm tốn lại phải chịu mức giá điện cao hơn so với quy định khiến nhiều công nhân gặp không ít khó khăn trong việc cân đối chi tiêu.

mon moi cho gia dien giam
Vẫn còn nhiều công nhân thuê trọ phải chịu tiền điện giá cao.

Tuy nhiên, sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc kiểm tra, giám sát thu giá điện của các chủ trọ và xử lý nghiêm các chủ nhà trọ thu tiền điện cao hơn quy định, nhiều chủ trọ đã có động thái hạ giá điện cho công nhân thuê trọ.

Chị Nguyễn Thị Hoa (quê Thái Nguyên), công nhân đang làm việc tại Công ty Sei (KCN Thăng Long) vui mừng cho biết: “Tôi đang thuê trọ tại thôn Hậu Dưỡng (Kim Chung, Đông Anh) với mức giá 500.000 đồng/phòng/tháng. Trước đây, công nhân thuê trọ chúng tôi phải trả 3.000 đồng/số điện, có những tháng nắng nóng phải dùng nhiều thiết bị điện, tiền điện có khi còn nhiều hơn cả tiền phòng. Nhưng tháng vừa rồi, chủ nhà trọ đã giảm giá điện xuống còn 2.500 đồng/số điện. Tuy giảm không nhiều nhưng với công nhân lao động như chúng tôi, đồng lương còn hạn hẹp trong khi có biết bao nhiêu thứ phải chi tiêu nên giảm một đồng cũng là quý.”

Liên quan đến chính sách giá điện đối với công nhân, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở, tại Điều 10 của Thông tư số 16/2014/TT-BCT, ngày 29/5/2014 của Bộ Công Thương về việc Hướng dẫn thực hiện giá bán điện đã quy định rõ:

Trường hợp chủ nhà trọ đứng tên ký hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) được cấp định mức hoặc áp 01 giá theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3 (nếu không xác định được số hộ); cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể:

1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức;

Trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3 (từ 101 - 200 kWh: 1.858 đ/kWh chưa bao gồm VAT) cho toàn bộ sản lượng điện.Về chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ nhà trọ thu tiền giá cao hơn so với quy định, tại Điều 12 khoản 6 của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt.

Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều công nhân đang thuê trọ tại thôn Bầu (Kim Chung, Đông Anh) cũng đang được hưởng giá điện 2.500 đồng/số điện. Chị Vũ Thị Minh (quê Thanh Hóa) đang làm việc tại Công ty Canon (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Tôi đang thuê trọ ở thôn Bầu (Kim Chung, Đông Anh) với mức giá 600.000 đồng/phòng/tháng, hàng tháng, công nhân trong xóm trọ chúng tôi được hưởng giá điện 2.500 đồng/số điện. Tính ra mỗi tháng gia đình tôi chi trả khoảng 1.000.000 đồng đến 1.100.000 đồng cả tiền phòng và tiền điện, nước. So với thu nhập của cả hai vợ chồng là khoảng 15 triệu/tháng thì có thể tạm chấp nhận được.”

Như vậy, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc kiểm tra, giám sát thu giá điện của các chủ trọ và xử lý nghiêm các chủ nhà trọ thu tiền điện cao hơn quy định, cùng với đó là sự vào cuộc của các cấp chính quyền và các đơn vị liên quan, nhiều công nhân thuê trọ trên địa bàn Thủ đô đã được hưởng giá điện thấp hơn so với trước. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, vẫn còn không ít công nhân thuê trọ đang phải chịu mức giá tiền điện cao từ 3.000 đồng đến 3.500 đồng/số điện.

Chị Trương Thị Quyên (quê Thanh Hóa) công nhân Công ty Asti (KCN Quang Minh) đang thuê trọ tại Tổ 4, Thị trấn Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội) chia sẻ: “Từ trước đến nay, chủ nhà trọ áp giá điện 3.000 đồng/số điện cho công nhân thuê trọ. Tính ra, trung bình mỗi tháng tôi phải trả 500.000 đồng tiền điện, có những tháng cao điểm tiền điện lên đến 700.000 đồng. Nhiều khi chúng tôi vẫn nói đùa với nhau, trả xong tiền điện chẳng khác nào vừa thanh toán tiền phòng vì căn phòng tôi thuê trọ cũng chỉ có 800.000 đồng/tháng.

Qua theo dõi báo đài, tôi được biết, sau phản ánh của công nhân về việc phải chịu tiền điện giá cao khi thuê trọ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về việc kiểm tra, giám sát thu giá điện của các chủ trọ và xử lý nghiêm các chủ nhà trọ thu tiền điện cao hơn quy định và công nhân thuê trọ chúng tôi cũng nhiều lần có ý kiến với chủ nhà trọ nhưng vẫn không được giải quyết.”

Cùng chung nỗi bức xúc như chị Quyên, chị Hồ Thị Bằng, công nhân Công ty Daiwa (KCN Thăng Long), đang thuê trọ tại thôn Cổ Điển (xã Hải Bối, Đông Anh) cũng cho biết: “Tôi thuê trọ ở đây đã hơn 10 năm với mức giá là 1.100.000 đồng/tháng, hàng tháng chúng tôi đều phải trả 3.500 đồng/số điện.

Mỗi tháng, gia đình tôi phải chi trả khoảng 700.000 đồng tiền điện, có tháng tiền điện còn lên đến 1 triệu đồng, xấp xỉ tiền phòng. Tôi đã có ý kiến với chủ nhà trọ về việc thu tiền điện giá cao và đưa dẫn chứng về việc Thủ tướng đã có chỉ đạo kiểm tra, giám sát thu giá điện của các chủ trọ và xử lý nghiêm các chủ nhà trọ thu tiền điện cao hơn quy định nhưng chủ nhà trọ lại trả lời là chưa thấy thông báo gì và còn muốn thu tiền điện cao hơn.

Công nhân lao động chúng tôi làm việc quần quật mới kiếm được đồng lương để lo trang trải cuộc sống và phải chắt bóp chi tiêu để có được đồng tiền tiết kiệm thế nhưng lại đang phải chịu giá điện cao hơn so với giá điện sinh hoạt mà Nhà nước quy định. Mong rằng chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan sớm vào cuộc để giải quyết tình trạng này và để công nhân thuê trọ chúng tôi được hưởng giá điện theo đúng quy định của Nhà nước.”

Từ thực tế trên, thiết nghĩ các cấp chính quyền cùng các đơn vị liên quan cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc quyết liệt để kiểm tra, giám sát thu giá điện của các chủ trọ và xử lý nghiêm các chủ nhà trọ thu tiền điện cao hơn quy định. Qua đó, đảm bảo cho công nhân thuê trọ được hưởng giá điện theo đúng quy định của Nhà nước để họ ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất.

Cùng chung nỗi bức xúc như chị Quyên, chị Hồ Thị Bằng, công nhân Công ty Daiwa (KCN Thăng Long), đang thuê trọ tại thôn Cổ Điển (xã Hải Bối, Đông Anh) cũng cho biết: “Tôi thuê trọ ở đây đã hơn 10 năm với mức giá là 1.100.000 đồng/tháng, hàng tháng chúng tôi đều phải trả 3.500 đồng/số điện.

Mỗi tháng, gia đình tôi phải chi trả khoảng 700.000 đồng tiền điện, có tháng tiền điện còn lên đến 1.000.000 đồng, xấp xỉ tiền phòng. Tôi đã có ý kiến với chủ nhà trọ về việc thu tiền điện giá cao và đưa dẫn chứng về việc Thủ tướng đã có chỉ đạo kiểm tra, giám sát thu giá điện của các chủ trọ và xử lý nghiêm các chủ nhà trọ thu tiền điện cao hơn quy định nhưng chủ nhà trọ lại trả lời là chưa thấy thông báo gì và còn muốn thu tiền điện cao hơn.

Công nhân lao động chúng tôi làm việc quần quật mới kiếm được đồng lương để lo trang trải cuộc sống và phải chắt bóp chi tiêu để có được đồng tiền tiết kiệm thế nhưng lại đang phải chịu giá điện cao hơn so với giá điện sinh hoạt mà Nhà nước quy định. Mong rằng chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan sớm vào cuộc để giải quyết tình trạng này và để công nhân thuê trọ chúng tôi được hưởng giá điện theo đúng quy định của Nhà nước.”

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tuy nhiên ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ đã có hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, khiến 24 người tử vong. Trên địa bàn Hà Nội, có thời điểm giao thông ùn ứ do lượng người và phương tiện di chuyển ra khỏi nội thành với mật độ quá lớn.
Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

(LĐTĐ) Tối 27/4, chương trình nhạc Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố (TP) Nha Trang chính thức mở màn với chủ đề The spotlight off Jazz, thu hút nhiều du khách và người dân đến thưởng thức.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

(LĐTĐ) Du lịch không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức tìm tòi, khám phá thì bảo đảm an toàn vẫn là điều cần được quan tâm đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có chuyến du lịch hấp dẫn mà vẫn an toàn.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động