Luật Thủ đô (sửa đổi): Tạo hiệu ứng “mỏ neo” thu hút nhà đầu tư chiến lược

(LĐTĐ) Với mục tiêu tạo cơ chế thuận lợi, hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư có năng lực tham gia đầu tư các dự án, ngành, nghề ưu tiên, bảo đảm việc thực hiện thành công các dự án mà Thủ đô ưu tiên thu hút đầu tư, đồng thời tạo hiệu ứng “mỏ neo” giúp thu hút nhiều nhà đầu tư khác tham gia đầu tư, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định mới góp phần tạo đột phá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển Luật Thủ đô (sửa đổi): Đề xuất thí điểm cho Thủ đô sẽ là tham khảo tốt cho thành phố Hồ Chí Minh Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ phát huy hiệu quả nguồn lực từ đất đai và tài sản công

Tại Điều 44, Chương IV Dự thảo Luật quy định, các dự án, ngành, nghề thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thủ đô sẽ tập trung về lĩnh vực xây dựng đô thị vệ tinh, dự án giao thông đường sắt đô thị, dự án giao thông công cộng khối lượng lớn nội vùng và liên vùng, dự án khu công nghệ cao, các dự án trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); dự án nghiên cứu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, năng lượng sạch,...

Luật Thủ đô (sửa đổi): Tạo hiệu ứng “mỏ neo” thu hút nhà đầu tư chiến lược
Hà Nội tạo cơ chế thuận lợi, hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư có năng lực. (Ảnh minh họa)

Quy định về điều kiện của nhà đầu tư chiến lược, bao gồm thực hiện dự án đầu tư thuộc Danh mục ngành, nghề, lĩnh vực thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thủ đô quy định tại khoản 1 Điều 44.

Cụ thể, đầu tư dự án trọng điểm của Thủ đô bao gồm: Xây dựng đô thị vệ tinh, dự án giao thông đường sắt đô thị, dự án giao thông công cộng khối lượng lớn nội vùng và liên vùng, dự án khu công nghệ cao; xử lý ô nhiễm môi trường các dòng sông;

Dự án công nghiệp chế tạo, sản xuất mạch tích hợp bán dẫn, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip bán dẫn, pin công nghệ mới, vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo phát triển và chế tạo hệ thống đầu máy, toa xe, thông tin tín hiệu, điều khiển đường sắt, điều khiển giao thông đô thị, thành phố thông minh;

Dự án trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); dự án nghiên cứu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, năng lượng sạch.

Cùng đó, Dự thảo Luật quy định, các nhà đầu tư chứng minh được năng lực về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có quy mô vốn tương đương với quy mô dự án thu hút nhà đầu tư chiến lược; có cam kết bằng văn bản về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, về việc nội địa hóa, cam kết về thực hiện dự án đầu tư đúng mục tiêu theo Danh mục dự án, ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược của Thủ đô; đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện dự án trọng điểm, trường hợp nhà đầu tư chiến lược không đáp ứng điều kiện về vốn, tiến độ giải ngân, các điều kiện khác đối với nhà đầu tư chiến lược và không thực hiện đúng cam kết với thành phố Hà Nội thì nhà đầu tư chiến lược, cá nhân hoặc tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư không được hưởng ưu đãi quy định tại Luật này.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Tạo hiệu ứng “mỏ neo” thu hút nhà đầu tư chiến lược
Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định mới góp phần tạo đột phá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh minh họa)

Nhà đầu tư chiến lược, cá nhân hoặc tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư có trách nhiệm liên đới bồi thường cho ngân sách thành phố Hà Nội các khoản đã được nhận ưu đãi hơn so với nhà đầu tư khác, đồng thời phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về các hậu quả phát sinh khác do không thực hiện đúng cam kết của mình.

Nhà đầu tư chiến lược được cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền của thành phố Hà Nội lựa chọn theo phương thức chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Đây là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đã áp dụng trong một số trường hợp được quy định tại Luật Đầu tư để thúc đẩy nhanh quá trình lựa chọn nhà đầu tư và thực hiện dự án.

Phương thức lựa chọn nhà đầu tư này đối với các dự án ưu tiên trên địa bàn Thủ đô nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhà đầu tư chiến lược đầu tư bên cạnh cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền sử dụng đất, mặt nước. Trên thực tế, nhiều dự án từ khi có ý định triển khai cho đến khi được chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư phải mất hàng năm để thực hiện thủ tục.

Hiện nay, nếu thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo quy định Luật Đấu thầu sẽ mất ít nhất 306 ngày (chưa tính thời gian quy hoạch dự án), nếu thực hiện theo thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian; giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án và mang lại hiệu quả kinh tế nhanh cho thành phố Hà Nội (như việc đóng góp ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm, chuyển giao công nghệ...).

Quy định về nhà đầu tư chiến lược hiện đang được áp dụng đối với một số tỉnh, thành phố như tỉnh Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đánh giá về nội dung này trong Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Hội thảo khoa học “Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Tiến sĩ Nguyễn Thị Yến, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, tuy các quy định về nhà đầu tư chiến lược chỉ nằm trong một Điều của dự thảo nhưng khá chi tiết, từ quy định về danh mục dự án, ngành nghề thu hút nhà đầu tư chiến lược; các điều kiện mà nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng; các ưu đãi mà nhà đầu tư chiến lược được hưởng; trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.

Theo bà Nguyễn Thị Yến, các quy định này về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên có phần chưa đầy đủ, chưa rõ ràng cần được hoàn thiện hơn trong dự thảo Luật.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chạm

Chạm

(LĐTĐ) Cuộc sống ý nghĩa khi ta biết trân trọng từng khoảnh khắc, từ niềm vui đến nỗi buồn, giúp ta chạm đến hạnh phúc và sự tự tại thông qua tình cảm, sự tỉnh thức và lòng tự yêu thương.
Giữ gìn, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Giữ gìn, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Những năm qua, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đầy tính nhân văn đã trở thành nét đẹp tại nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội; từ đó góp phần giữ gìn, tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

(LĐTĐ) Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, nhận thức sâu sắc vị trí, trách nhiệm của mình, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và kết quả chung của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho hay, để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội là 52 nội dung; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án…
Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải phù hợp với quy hoạch đô thị

Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải phù hợp với quy hoạch đô thị

(LĐTĐ) Đối với nhà chung cư cũ trong khu chung cư hoặc khu đô thị, việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ theo quy định của pháp luật về nhà ở chỉ được thực hiện khi phù hợp với quy hoạch đô thị và yêu cầu cải tạo, chỉnh trang đô thị đối với cả khu chung cư.
Cải tạo, chỉnh trang đô thị phải cải thiện môi trường sống cho dân cư

Cải tạo, chỉnh trang đô thị phải cải thiện môi trường sống cho dân cư

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định khá cụ thể về cải tạo, chỉnh trang đô thị, với nhiều cơ chế, chính sách mới đặc thù.
Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Trên bãi sông Hồng được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới. Trong đó, với một số vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô, người vi phạm có thể bị phạt tiền cao gấp đôi mức tiền phạt chung của cả nước.
Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, với rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong đó, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân...
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

(LĐTĐ) Luật Thủ đô vừa được thông qua quy định Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Xem thêm
Phiên bản di động