Multimedia
09/08/2024 16:15
Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá

09/08/2024 16:15

Ngay sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được công bố, hàng loạt các kế hoạch để chuẩn bị thi hành Luật đã được thành phố Hà Nội ban hành. Thành phố cũng phát động phong trào thi đua, và đang hết sức khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị các điều kiện chờ ngày Luật có hiệu lực (1/1/2025) để hiện thực hóa các quyết sách của Quốc hội vào cuộc sống.
Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá

Ngay sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được công bố, hàng loạt các kế hoạch để chuẩn bị thi hành Luật đã được thành phố Hà Nội ban hành. Thành phố cũng phát động phong trào thi đua, và đang hết sức khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị các điều kiện chờ ngày Luật có hiệu lực (1/1/2025) để hiện thực hóa các quyết sách của Quốc hội vào cuộc sống.

Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả
Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả

Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua được xem là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Với các đại biểu Quốc hội, thông qua Luật không đơn thuần là hoàn thành một nhiệm vụ lập pháp, mà còn là niềm vui, hi vọng về những thay đổi của Thủ đô.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tin tưởng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, cùng Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã xin ý kiến Quốc hội và sẽ trình Thủ tướng phê duyệt, sẽ tạo ra được cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý cho Thủ đô Hà Nội triển khai thực hiện các nhiệm vụ, những đột phá mới, đáp ứng được yêu cầu trọng trách mà Đảng, Nhà nước cũng như Nhân dân cả nước tin tưởng, giao phó.

Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá

Nhấn mạnh thuận lợi của Hà Nội khi có Luật Thủ đô, đồng thời với việc được xem xét Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, GS.TS, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) cho rằng, đây là một cơ hội rất hiếm có, để tạo ra định hướng và cơ sở pháp lý cho thành phố Hà Nội bứt phá, thực hiện những định hướng này.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vui mừng nhìn nhận, Thủ đô Hà Nội thực sự được mặc một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước...

Theo đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội), Luật Thủ đô đã dành sự quan tâm đặc biệt đến thu hút nhân tài, các nhà khoa học, trong đó xác định xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, đội ngũ khoa học là hết sức quan trọng, thậm chí là cơ chế quyết định để phát triển và nâng tầm Thủ đô.

Với chính sách mới, đại biểu tin tưởng Thủ đô sẽ phát huy được tiềm năng, lợi thế và chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người tài. Từ đó, Hà Nội sẽ là một trong những địa phương có đầy đủ các yếu tố “địa lợi, nhân hòa” để các nhà khoa học phát huy. Đây là một trong những yếu tố, tác nhân hết sức quan trọng để phát triển Thủ đô thời gian tới.

Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả

Nhiều đại biểu Quốc hội cùng tin tưởng, với những cơ chế mới được ban hành, Hà Nội sẽ trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển Vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang) tin rằng, khi Luật Thủ đô được thi hành, sẽ có tác động lớn đến các tỉnh trong Vùng Thủ đô. Tác động lớn nhất có thể thấy là các địa phương trong Vùng Thủ đô sẽ được Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách thu hút các nguồn lực để phát huy tiềm năng, thế mạnh, phát triển toàn diện các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Vì vậy, có thể xem Luật Thủ đô như là “bệ phóng” không chỉ cho Thủ đô mà còn để cho các tỉnh trong Vùng Thủ đô...

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cũng cho rằng, khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thi hành, Hà Nội phát triển hơn, cũng sẽ giúp cho các tỉnh, thành phố lân cận thêm nhiều cơ hội.

Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả

Vì Thủ đô Hà Nội phát triển và lớn mạnh, các tổ chức, cá nhân đầu tư vào Hà Nội cũng sẽ chú ý mở rộng sự quan tâm của mình đến các tỉnh, thành phố lân cận do có ưu thế về vị trí địa lý và điều kiện giao thông. Đơn cử như tỉnh Hưng Yên đã có đơn vị hành chính giáp ranh Hà Nội như thị xã Mỹ Hào, Khu đô thị Ecopark phát triển mạnh mẽ...

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Đoàn tỉnh Bắc Giang) kỳ vọng: “Với các cơ chế, chính sách trong luật, tôi nghĩ Thủ đô sẽ có bước phát triển rất đột phá. Những cơ chế, chính sách này không riêng có ý nghĩa cho Thủ đô mà khi nghiên cứu kỹ sẽ thấy được những kinh nghiệm cho các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển của mình”.

Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả
Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả

Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua không chỉ là niềm vui với những người trực tiếp xây dựng Luật, mà còn với cử tri, Nhân dân Thủ đô và cả nước. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7, nhiều cử tri Thủ đô đã bày tỏ vui mừng khi Quốc hội đã thật sự “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”, quyết định trao cho Thủ đô nhiều cơ chế đặc thù, vượt trội.

Cử tri Vương Hữu Phú (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình) phấn khởi tin tưởng, những cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, phù hợp với thực tiễn của Luật Thủ đô lần này sẽ tạo ra động lực, điểm tựa để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế về khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo... để Hà Nội sớm “cất cánh” trong giai đoạn mới, xứng đáng với vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và tạo động lực phát triển chung của cả nước.

Đánh giá cao việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), cử tri Nguyễn Viết Hiển (phường Phương Mai, quận Đống Đa) mong muốn sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể để Luật Thủ đô (sửa đổi) được triển khai có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cũng như yêu cầu của Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả

Với không ít công dân trẻ Thủ đô, Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng là điều họ quan tâm, mong mỏi. Anh Nguyễn Quốc Hoàn (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) cho hay: “Tôi theo dõi tin tức về Luật Thủ đô, thấy có rất nhiều điểm tiến bộ. Tôi mong nhất khi Luật được triển khai là sẽ tháo gỡ được các bất cập về giao thông hiện nay, vì giao thông ùn tắc đang cản trở rất nhiều đến các hoạt động kinh tế, du lịch”.

Theo sát hành trình hơn 2 năm xây dựng Luật, Phó trưởng Ban soạn thảo Luật Thủ đô, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn tin tưởng, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giải quyết được những hạn chế, bất cập, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp, giúp Hà Nội phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để phát triển, xứng đáng với vị trí, vai trò Thủ đô.

Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả
Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cũng cho hay, Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều điểm mới được bổ sung, mở rộng, mang đến cơ hội cho Hà Nội phát triển bền vững và mạnh mẽ, trong đó, nổi bật là quy hoạch, xây dựng.

Luật cho phép Thành phố được điều chỉnh cục bộ các quy hoạch trên địa bàn Thành phố do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cho phép phát triển một số loại công trình ở bãi sông, bãi nổi, phân quyền phê duyệt đầu tư các dự án ở bãi sông, bãi nổi cho UBND Thành phố.

Về khoa học công nghệ, Luật quy định bổ sung mới các chính sách về ưu đãi, hỗ trợ về thu nhập, các nguồn lực, trang thiết bị; khi thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm thì được chủ động áp dụng các cơ chế về tuyển chọn, giao nhiệm vụ, cơ chế khoán sản phẩm.

Trong thực hiện chính sách xã hội, Thành phố được chủ động trong việc quy định về đối tượng, mức chi để thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội cao hơn hoặc ngoài các quy định của Trung ương.

Đối với nông nghiệp, nông thôn, Thành phố được ban hành các quy định hỗ trợ phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao, hiệu quả kinh tế cao; được quy định về tỉ lệ đất nông nghiệp tại vùng nông nghiệp tập trung để phát triển các công trình phụ trợ, phục vụ sản xuất nông nghiệp; được sử dụng đất tại bãi sông bãi nổi để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm.

Về thu ngân sách, Thành phố được hưởng các khoản thưởng vượt thu so với dự toán được giao; được ban hành các loại phí, lệ phí mới hoặc tăng, giảm phí, lệ phí; được tăng hạn mức vay lên không vượt quá 120% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp; được giữ lại toàn bộ tiền thu từ đất do Thành phố quản lý, tiền thu từ tín chỉ carbon trên địa bàn Thành phố.

Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả

Về chi ngân sách, Thành phố được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi cho đầu tư phát triển; chi từ quỹ dự trữ tài chính với thời gian dài hơn, tỉ lệ cao hơn.

Đặc biệt, Luật cho phép được sử dụng nguồn chi thường xuyên để cải tạo, sửa chữa, mở rộng công trình, trụ sở tài sản công. Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để chi mua sắm tài sản, sửa chữa theo quy trình chi thường xuyên.

Về đầu tư công, Thành phố được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án hiện thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp dự án do ngân sách địa phương bố trí, mà không bị giới hạn về mức vốn; được phép tách bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập (đối với dự án nhóm B, C) nhằm giúp cho quá trình đầu tư công được thuận lợi, đơn giản hoá, đẩy nhanh quy trình thực hiện...

Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng nhìn nhận, chưa bao giờ Thủ đô Hà Nội đứng trước cơ hội, tiềm năng và lợi thế như bây giờ, bởi Luật Thủ đô (sửa đổi) đã khắc phục toàn bộ các quy định “luật khung, luật ống” trước đây; đồng thời được xây dựng rất cụ thể, gắn với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065...

Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả
Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả

Thông qua việc đánh giá tác động chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi), Bộ Tư pháp dự báo, với việc tổ chức mô hình chính quyền giảm tầng nấc, liên thông, tinh gọn hơn sẽ giúp cho tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố Hà Nội hiệu lực, hiệu quả hơn.

Các hoạt động cung ứng dịch vụ công sẽ nhanh nhạy, kịp thời và giảm quy trình thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Từ đó, mối quan hệ giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp sẽ ngày càng được cải thiện theo hướng vừa đảm bảo tốt hoạt động quản lý nhà nước vừa phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội.

Khi nhân lực chất lượng cao có thêm nhiều cơ hội sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa khu vực công và khu vực tư để thu hút người tài, qua đó các doanh nghiệp cũng phải tìm cách cải thiện môi trường, cải thiện chính sách trọng dụng nhân tài, tạo ra động lực cho sự phát triển.

Việc thu hút được người có năng lực vào các vị trí việc làm phù hợp sẽ gia tăng được hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia tăng chất lượng các dịch vụ công, giúp người dân được thụ hưởng những lợi ích mang lại từ các hoạt động có chất lượng.

Đồng thời, tăng trưởng kinh tế được bảo đảm vững chắc nhờ các khoản đầu tư công và nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, từ xã hội nhờ các hiệu ứng kích thích và lan tỏa từ đầu tư công cũng tạo nền tảng vững chắc để mang lại lợi ích về xã hội.

Bên cạnh đó, việc nâng mức xử phạt vi phạm hành chính cao hơn và mở rộng phạm vi áp dụng mức xử phạt trên địa bàn toàn Thành phố đối với vi phạm trong một số lĩnh vực sẽ giúp xử lý dứt điểm, kịp thời các vi phạm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước...

Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả
Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả

Xây dựng được chính sách tốt đã khó, đưa chính sách vào cuộc sống càng không đơn giản. Nhấn mạnh quá trình xây dựng Luật Thủ đô 2024 rất kỳ công, trách nhiệm, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, triển khai thi hành Luật một cách chất lượng, hiệu quả nhất là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị Thành phố, phải nỗ lực vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy, khối lượng công việc của Hà Nội rất lớn, phải có kế hoạch, lộ trình thực hiện khoa học và hiệu quả, trong đó phải đẩy mạnh tuyên truyền để huy động sự vào cuộc của toàn thể nhân dân.

Với tầm nhìn mới, yêu cầu, đòi hỏi mới, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho rằng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô phải nâng cao năng lực trình độ cũng như tinh thần vì Nhân dân phục vụ cao hơn nữa, thật sự “vừa hồng, vừa chuyên”...

Chuẩn bị kỹ lưỡng để thi hành hiệu quả Luật Thủ đô đã được Hà Nội xác định là nhiệm vụ trọng tâm, với nhiều kế hoạch kỹ lưỡng, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ cho từng cơ quan, đơn vị. Sau khi Luật được công bố, Thành phố đã phát động phong trào thi đua thi hành Luật Thủ đô, đồng thời Tổ công tác thi hành Luật của Thành phố đã tổ chức hàng loạt các buổi làm việc với các sở, ngành, quận, huyện để lắng nghe kế hoạch cũng như khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ của từng nhiệm vụ...

Với sự đồng hành của Quốc hội và Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Thủ đô, Luật Thủ đô năm 2024 với nhiều cơ chế chính sách vượt trội đang được thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng quyết tâm, nỗ lực triển khai thi hành, chắc chắn sẽ giúp Thủ đô khai thác được tiềm năng, thế mạnh để bứt phá, trở thành đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của cả nước.

Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả
Kỳ cuối: Thi đua, nỗ lực triển khai thi hành luật hiệu quả
Nội dung: Phương Thảo | Đồ họa: Đức Hà
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội” Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

LTS: Ngày 28/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đại biểu ...

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Luật Thủ đô là đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Với sự dày công nghiên ...