Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"; gặp mặt nguyên cán bộ Công an Thành phố thời kỳ kháng chiến chống Pháp và tham gia tiếp quản Thủ đô.
Công an Hà Nội lập chiến công “quét rác lậu” giải bóng đá Premier League trên nền tảng số Công an Hà Nội công bố đặc xá năm 2024 cho 66 phạm nhân

Sự kiện diễn ra vào tối 4/10/2024 tại khuôn viên trụ sở Công an thành phố Hà Nội, dưới chân tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh - công trình ý nghĩa khắc ghi dấu mốc 60 năm ngày Bác Hồ về thăm lực lượng Công an Thủ đô.

Lắng đọng Chương trình:
Các đại biểu tham dự chương trình. (Ảnh: XM)

Dự chương trình có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội; đại diện lãnh đạo các Cục nghiệp vụ, Bộ Công an; các sở, ban ngành thành phố Hà Nội;

Đặc biệt, chương trình còn ghi nhận sự có mặt của các đồng chí nguyên lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội qua các thời kỳ, các cán bộ chiến sĩ trong lực lượng Công an Thủ đô từng tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp và tiếp quản Thủ đô vào năm 1954. Cùng với đó là gần 800 cán bộ, chiến sĩ hiện đang công tác tại các đơn vị trong lực lượng Công an Hà Nội.

Phát biểu tại chương trình, Đại tá Phạm Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một mốc son, đánh dấu thắng lợi huy hoàng của nhân dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Để làm nên chiến thắng đó, lực lượng Công an Hà Nội đã có những đóng góp vô cùng xứng đáng ngay từ những ngày đầu mùa Thu tháng Tám năm 1945 và trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lắng đọng Chương trình:
Đại tá Phạm Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội phát biểu tại chương trình. (Ảnh: XM)

Trước ngày 10/10/1954, nhiều cán bộ Công an Hà Nội đã được phân công nhanh chóng tiếp cận nội thành đề chuẩn bị cho đại quân ta vào tiếp quản Thủ đô. Bằng sự kiên cường, dũng cảm, kiên quyết đấu tranh, lực lượng Công an Hà Nội đã ngăn chặn mọi âm mưu khiêu khích, phá hoại của các thế lực thù địch, phản động; bảo vệ các mục tiêu, vị trí quan trọng; chống đối tượng phản động cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam.

Sau ngày Giải phóng Thủ đô, lực lượng Công an Hà Nội tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ quan trọng bảo vệ công cuộc khôi phục kinh tế, góp phần phục vụ vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, bảo vệ vững chắc an ninh, trật tự ở Thủ đô, cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Đất nước.

Ghi nhận những nỗ lực và thành tích xuất sắc của các thế hệ cán bộ chiến sĩ Công an Hà Nội, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng 1 Huân chương Sao Vàng, 2 Huân chương Hồ Chí Minh, 3 lần phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang", 31 đơn vị trực thuộc và 12 cá nhân được tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", gần 3.300 lượt tập thể và cá nhân được tặng Huân chương các hạng.

70 năm qua, trong chiến tranh cũng như hòa bình, bằng sự nỗ lực cố gắng, tinh thần hy sinh dũng cảm, lòng trung kiên son sắt, mỗi cán bộ chiến sĩ Công an Hà Nội đã nối tiếp nhau xây dựng nên truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an Thủ đô anh hùng. Nhìn về quá khứ hào hùng đó, các thế cán bộ chiến sĩ của Công an Hà nội càng thêm tự hào, trân trọng những gì cha anh để lại, đồng thời cũng trăn trở suy nghĩ về những gì chưa làm được, đau đáu với những dự định để góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển.

Lắng đọng Chương trình:
Các đồng chí nguyên cán bộ Công an Hà Nội xúc động khi xem lại những hình ảnh tư liệu lịch sử của 70 năm trước. (Ảnh: LT)

Xúc động nhớ lại những ngày tháng Mười lịch sử cách đây 70 năm khi tiến về tiếp quản Thủ đô, đồng chí Trần Đức Thành - nguyên cán bộ Công an Hà Nội chia sẻ, năm ấy trong không khí rộn rã tưng bừng của ngày giải phóng, lực lượng Công an vẫn không quên nhiệm vụ phía trước còn rất nặng nề, không chỉ đấu tranh với các thế lực gián điệp, phản động, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội và những tàn dư hệ lụy mà quân địch để lại... và điểm nhấn là chuyên án C30 chống phản gián.

Cũng trong vòng 1 tháng sau khi tiếp quản Thủ đô, lực lượng Công an Hà Nội đã nhanh chóng ổn định trật tự, triển khai đồng bộ công tác hộ khẩu cho người dân toàn thành phố và từng bước tái thiết đời sống mới cho người dân.

Một cựu cán bộ lão thành khác của Công an Hà Nội - đồng chí Lê Nguyên Diệu thì không thể nào quên hình ảnh Hà Nội ngày giải phóng tràn ngập cờ hoa, khẩu hiệu, cả rừng người ùa ra ôm chặt đoàn quân giải phóng, hô vang tên Bác, hoan hô chiến sĩ trở về. Sự trở về ấy đã được đánh đổi bằng xương máu và nước mắt để rồi những người chiến sĩ Công an Hà Nội đã dần tích lũy các biện pháp nghiệp vụ quý báu trên hành trình tiếp theo giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Những cán bộ chiến sĩ Công an Hà Nội của 70 năm trước, giờ đều đã bước vào tuổi xưa nay hiếm. Song vẫn nhớ như in từng hình ảnh của ngày giải phóng, những nhiệm vụ mà mình được giao và nỗ lực hoàn thành với tinh thần quyết thắng.

Lắng đọng Chương trình:
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Hải Trung trao quà lưu niệm tặng các đồng chí nguyên là cán bộ Công an Hà Nội tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: XM)

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến - công dân ưu tú Thủ đô năm 2023, một người đã dành rất nhiều tình yêu, tâm huyết với Hà Nội qua nhiều công trình khảo cứu bộc bạch, dù từng viết 8 cuốn sách với hơn một triệu chữ song quả thật, những hiểu biết của anh về lịch sử lực lượng Công an Hà Nội còn rất ít. Thế nhưng sau khi ngồi ở phía dưới xem lại những hình ảnh tư liệu, lắng nghe những nhân chứng lịch sử, những tiết mục ca múa nhạc hào hùng, anh thật sự xúc động và hiểu thêm nhiều hơn về những chiến công, cống hiến lớn lao của lực lượng Công an Hà Nội và càng thấm thía câu nói "Hà Nội đẹp nhất là khi bình yên".

Cũng theo nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, không chỉ trong chiến tranh mà ngay cả thời bình, giai đoạn nào thì lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Công an Hà Nội nói riêng cũng gắn liền với những nhiệm vụ gian khó song luôn vượt qua với tinh thần "vì nhân dân quên mình".

Gần đây nhất, khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, anh từng tình cờ được "mục sở thị" hình ảnh các chiến sĩ Công an Thủ đô vận chuyển đồ đạc giúp các hộ dân ngoài khu vực bờ đê sông Hồng, bế các cụ già, em nhỏ đặt lên thuyền phao kéo vào bờ... hình ảnh ấy đối với anh là "đặc biệt xúc động", khi đó, ngay lập tức anh đã ghi chép lại bằng hình ảnh và con chữ...

Với mong muốn làm sống lại bức tranh lịch sử và những ký ức hào hùng cách đây 70 năm, chương trình chính luận nghệ thuật "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên" gồm 3 chương, được biểu diễn theo hình thức sử thi nghệ thuật với sự đan xen giữa các màn biểu diễn ca, múa, nhạc với phóng sự tài liệu, giao lưu cùng những chứng nhân lịch sử và khách mời.

Lắng đọng Chương trình:
Không khí và không gian lịch sử hào hùng của 70 năm về trước cũng được tái hiện lại chân thực và sinh động tại chương trình chính luận nghệ thuật "Ký ức Tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên". (Ảnh: LT)

Xuyên suốt 3 chương của đêm diễn, không khí và không gian lịch sử hào hùng của 70 năm về trước cũng được tái hiện lại chân thực và sinh động qua nhiều ca khúc ghi lại từng giai đoạn, dấu mốc hình thành, phát triển và những chiến công của lực lượng Công an, những giai điệu về tình yêu Hà Nội, và cả những hoạt cảnh được dàn dựng ấn tượng, công phu.

Câu chuyện "Ký ức tháng Mười Khát vọng vì Thủ đô bình yên" được thuật lại bởi chính cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội ngày hôm nay với tinh thần "Trân trọng quá khứ - Trách nhiệm hiện tại - Hướng về tương lai" đã mang đến cho người xem những giây phút hào hùng và cũng đầy lắng đọng, cảm xúc. Thông qua chương trình khơi dậy lòng tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Công an Thủ đô anh hùng, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an thành phố Hà Nội tích cực đóng góp sức lực, trí tuệ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Thủ đô thời kỳ mới.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM

“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM

(LĐTĐ) “Đến hẹn lại lên”, vào dịp cuối năm, nhu cầu lao động thời vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) sẽ diễn ra sôi động. Tuy nhiên do kinh tế khó khăn nên dự báo việc làm thời vụ năm nay tại Thành phố sẽ “kém nhiệt” so với những năm trước.
Từ 1/1/2025: Đề xuất tăng mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện

Từ 1/1/2025: Đề xuất tăng mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện mức khởi điểm tăng từ 80.000 đồng lên 100.000 đồng, nhưng các mức vi phạm khác vẫn giữ nguyên theo quy định (Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Hải Phòng: Thường trực Thành ủy gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp FDI

Hải Phòng: Thường trực Thành ủy gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp FDI

(LĐTĐ) Với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”, sáng 5/10/204, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2024.
Cảnh sát 141 liên tiếp phát hiện các vụ việc có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Cảnh sát 141 liên tiếp phát hiện các vụ việc có dấu hiệu phạm pháp hình sự

(LĐTĐ) Nhằm bảo đảm tình hình an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông dịp lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các tổ công tác 141 - Công an thành phố Hà Nội được tăng cường làm nhiệm vụ tại những tuyến đường, địa bàn trọng điểm, khu vực giáp ranh, qua đó chủ động, kịp thời phòng, chống hiệu quả với loại tội phạm.
"Sập bẫy" lừa đảo, cụ bà suýt mất 300 triệu đồng

"Sập bẫy" lừa đảo, cụ bà suýt mất 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Cụ bà N.T.M (80 tuổi ở Hà Nội) đã nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ, tự xưng là cán bộ Công an, thông báo bà M tham gia trong đường dây mua bán ma túy và rửa tiền. Bà M đã rất sợ hãi, giấu không dám nói với ai và ra ngân hàng định chuyển 300 triệu đồng cho đối tượng. Thấy nghi ngờ, ngân hàng đã trình báo Công an nên đã kịp thời ngăn chặn thành công vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói trên.
Hà Nội sẵn sàng nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

Hà Nội sẵn sàng nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và thành phố Hà Nội, thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động lên phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025. Đồng thời, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu hàng hóa và các giải pháp điều tiết nguồn hàng sẽ được triển khai kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng đột biến.
Quận Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Quận Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 5/10, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp Trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Tây Hồ (cơ sở 2).

Tin khác

Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

(LĐTĐ) Sáng 5/10, tại Hoàng thành Thăng Long, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”.
700 tà áo dài rực rỡ trên xe buýt 2 tầng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

700 tà áo dài rực rỡ trên xe buýt 2 tầng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, ngày 4/10, trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức, 700 chị em phụ nữ Hà Nội mặc áo dài truyền thống tham gia City Bus "Tinh hoa áo dài" bằng xe buýt 2 tầng.
Tọa đàm: Nhân chứng lịch sử “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”

Tọa đàm: Nhân chứng lịch sử “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”

(LĐTĐ) Mới đây, Báo Lao động Thủ đô tổ chức Tọa đàm trực tuyến nhân chứng lịch sử “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”.
Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Xem thêm
Phiên bản di động