Thách thức của doanh nghiệp trong việc thực thi các FTA thế hệ mới:

Làm sao thắng được ở sân nhà?

(LĐTĐ) Thời gian qua, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được những thành công nhất định, đặc biệt là việc tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tới đây, khi các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới đã ký kết và có hiệu lực, các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam sẽ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ với hàng ngoại nhập ngay tại sân nhà.
lam sao thang duoc o san nha Thúc đẩy cam kết về lao động bảo đảm quyền con người tốt hơn
lam sao thang duoc o san nha Nhật Bản và Liên minh châu Âu chuẩn bị cho việc ký kết FTA
lam sao thang duoc o san nha Nông sản Việt xuất sang Hàn Quốc tăng mạnh từ khi FTA có hiệu lực

Hàng Việt hiện đang chiếm ưu thế lớn

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã bước qua năm thứ 9, có thể nói, đến nay cuộc vận động đã được triển khai đến tận các khu dân cư, tạo sự lan tỏa trong nhân dân, hiệu ứng làm thay đổi nhận thức và hành vi đối với người tiêu dùng. Qua đó, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến việc lựa chọn và sử dụng các hàng hóa có xuất xứ, nhãn hiệu, thương hiệu Việt Nam.

lam sao thang duoc o san nha
Thông qua các hội chợ, các doanh nghiệp Việt đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng trong nước. Ảnh: T.An

Chị Lê Thùy Vân ở Mai Dịch (Cầu Giấy) chia sẻ, trước đây khi Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chưa ra đời tôi hầu như không để ý đến các thương hiệu trong nước. Bởi lẽ, không chỉ chất lượng mà mẫu mã sản phẩm cũng không thu hút người tiêu dùng, trong khi đó, giá thành lại đắt đỏ hơn rất nhiều so với mặt hàng từ Thái Lan, Trung Quốc…Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều mặt hàng, thương hiệu của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường như: Việt tiến, An phước, cà phê Trung Nguyên, các mặt hàng nông sản...

“Hiện nay tôi thường xuyên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc của Việt Nam, nó không chỉ khẳng định việc mình là người Việt, mình ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Mà thực chất, hiện nay các sản phẩm trong nước đã tốt hơn và cạnh tranh hơn rất nhiều”, chị Vân nói.

Với gần 600.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động (trong đó 98% là DN nhỏ và vừa), DN Việt Nam là bộ phận quan trọng tạo ra của cải cho xã hội, việc làm cho người lao động và đóng góp trên 60% GDP.

Đặc biệt có những DN lớn trở thành biểu tượng và niềm tự hào cho quốc gia và ngày càng có nhiều DN, doanh nhân tiêu biểu khẳng định thương hiệu, uy tín trong nước và mang thương hiệu Việt đến với thế giới.

Có thể nói, không chỉ chị Vân mà hiện nay rất nhiều người tiêu dùng Việt khi được hỏi đều cho rằng, họ biết và sử dụng rất nhiều các sản phẩm có nguồn gốc của Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã có tác động rất lớn và tích cực đến tư duy của người tiêu dùng trong nước. Không chỉ vậy, cuộc vận động còn có tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi của các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, mẫu mã sản phẩm hàng…

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, qua 9 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hiện hàng Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại hơn 9.000 điểm bình ổn thị trường, trong đó có trên 90% hàng hóa được sản xuất trong nước. Tại các trung tâm thương mại, các siêu thị lớn, tỷ lệ hàng hóa thương hiệu Việt luôn đảm bảo đạt trên 70%.

Thứ ba là việc xây dựng các mô hình để triển khai, tạo sự hiểu biết nhận diện hàng hóa Việt Nam cũng như cảnh báo người tiêu dùng về tình trạng hàng giả hàng nhái cũng được các cơ quan quản lý nhà nước triển khai rất hiệu quả. Tất cả những kết quả đó tạo nên sức lan tỏa cho Cuộc vận động sau 8 năm triển khai thực hiện ngày càng đi vào thực chất.

Với gần 600.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động (trong đó 98% là DN nhỏ và vừa), DN Việt Nam là bộ phận quan trọng tạo ra của cải cho xã hội, việc làm cho người lao động và đóng góp trên 60% GDP. Đặc biệt có những DN lớn trở thành biểu tượng và niềm tự hào cho quốc gia và ngày càng có nhiều DN, doanh nhân tiêu biểu khẳng định thương hiệu, uy tín trong nước và mang thương hiệu Việt đến với thế giới.

Thực tế cho thấy để khẳng định chất lượng, thương hiệu Việt với người tiêu dùng, trong những năm qua các DN đã đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Nhiều DN trong lĩnh vực nông nghiệp đã tích cực tham gia chuỗi liên kết giá trị, gắn trách nhiệm DN với các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, đáp ứng việc cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những hàng hóa ngày càng có chất lượng, giá thành hợp lý.

Tăng cường kết nối vùng miền

Theo ông Vũ Vinh Phú, để DN không thua ngay trên sân nhà, các ngành chức năng cần đẩy mạnh quản lý Nhà nước đối với thị trường, hội nhập và kết nối DN các vùng miền; thúc đẩy DN khởi nghiệp, chú trọng khởi nghiệp sáng tạo trong một số ngành có lợi thế và tiềm năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị.

Đặc biệt, các DN cần hành động quyết liệt là phải xây dựng được sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu để cạnh tranh với hàng nước ngoài, qua đó đứng vững trong thị trường hội nhập.

Theo nhận định của các chuyên gia, dù hàng Việt đã tạo được niềm tin với người tiêu dùng nhưng thời gian tới khi các hiệp định thương mại có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu giảm xuống còn 0 - 5% hàng hóa nhập ngoại sẽ tràn vào Việt Nam, thị trường trong nước sẽ không còn là của riêng DN Việt. Đây là thách thức lớn đối với nền kinh tế quốc gia, cũng là cuộc cạnh tranh rất gay gắt mà DN trong nước phải đối mặt. Nếu không có sản phẩm tốt, DN Việt dễ mất vị thế ngay tại “sân nhà”.

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, thế mạnh của các mặt hàng nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam đó chính là chất lượng, mẫu mã và giá thành rất cạnh tranh. Trong khi đó, dù là trên “sân nhà” nhưng nhiều DN Việt lại tỏ ra yếu thế hơn so với DN nước ngoài.

Không phải sản phẩm chúng ta không tốt, chất lượng không tốt, mà điểm yếu chính là con người. Tới đây, chúng ta sẽ còn vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ sau khi các hiệp định thương mại có hiệu lực, khi đó nhờ những ưu đãi và cam kết, sản phẩm, hàng hóa nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam, áp lực với các DN trong nước sẽ nhiều hơn nữa nếu chúng ta không có sự chuẩn bị.

Có thể thấy, trước thực tế sức ép cạnh tranh của các DN nước ngoài với DN Việt ngay tại sân nhà, các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra điểm yếu của các DN Việt chính là sự liên kết. Đặc biệt, có rất ít mối liên kết giữa các DN nhỏ với các DN lớn. Bên cạnh đó, sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn tự có, ít được Nhà nước hỗ trợ…

Chính vì vậy, hiện DN tư nhân Việt Nam thiếu vắng một lực lượng DN “đầu tàu” đủ mạnh để có thể dẫn dắt “đoàn tàu” DN Việt tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.

Theo ông Vũ Vinh Phú, để DN không thua ngay trên sân nhà, các ngành chức năng cần đẩy mạnh quản lý Nhà nước đối với thị trường, hội nhập và kết nối DN các vùng miền; thúc đẩy DN khởi nghiệp, chú trọng khởi nghiệp sáng tạo trong một số ngành có lợi thế và tiềm năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị.

Đặc biệt, các DN cần hành động quyết liệt là phải xây dựng được sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu để cạnh tranh với hàng nước ngoài, qua đó đứng vững trong thị trường hội nhập. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường để có những sản phẩm hợp thị hiếu, giá cả hợp lý, phát huy vai trò trong sản xuất kinh doanh và đáp lại niềm tin của người tiêu dùng”, ông Phú nhấn mạnh.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…
Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

(LĐTĐ) Trong những năm qua, lượng du khách nội địa đến với Khánh Hoà từ Hà Nội đều tăng trưởng rất tốt. Ngành Du lịch Khánh Hoà xác định Hà Nội là cầu nối quan trọng giữa du khách và các địa phương
Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ  Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao sự phối hợp ngày càng khăng khít, chất lượng, hiệu quả giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và cho rằng, mối quan hệ phối hợp này đã đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước thời gian qua.
Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lỗi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô.
Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

(LĐTĐ) Ngày 26/5, tại Khu Công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố tổ chức Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024. Hoạt động đã thu hút sự tham gia của hơn 500 thanh niên và gia đình công nhân trên địa bàn thành phố.
Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Tại kết luận số 80 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, nêu rõ, một trong những yêu cầu cấp bách, cần thực hiện là bảo vệ môi trường.
Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

(LĐTĐ) Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đồng thời với nhau vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Tin khác

Giá vàng SJC bất động quanh ngưỡng 89 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC bất động quanh ngưỡng 89 triệu đồng mỗi lượng

(LĐTĐ) Sáng nay (25/5), giá vàng SJC ổn định quanh ngưỡng 89 triệu đồng/ lượng, vàng nhẫn quanh ngưỡng 76 triệu đồng/lượng.
13.400 lượng vàng được đấu thầu thành công

13.400 lượng vàng được đấu thầu thành công

(LĐTĐ) Phiên đấu thầu vàng miếng sáng nay (23/5) đã diễn ra thành công với 11 đơn vị trúng thầu 134 lô, tương ứng 13.400 lượng.
Xăng tăng 162 đồng/lít từ 15h ngày 23/5

Xăng tăng 162 đồng/lít từ 15h ngày 23/5

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu hôm nay (23/5), giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 162 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 78 đồng/lít. Trong khi đó giá dầu được điều chỉnh tăng, giảm đan xen.
Giá xăng ngày 23/5 có thể sẽ tăng khoảng 200 đồng/lít?

Giá xăng ngày 23/5 có thể sẽ tăng khoảng 200 đồng/lít?

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày 23/5 được dự báo tăng nhẹ ở mức dưới 200 đồng/lít. Ngược lại, giá dầu diesel có thể giảm 40 - 50 đồng/lít.
“Bốc thuốc” ổn định thị trường vàng

“Bốc thuốc” ổn định thị trường vàng

(LĐTĐ) Bất chấp mọi nỗ lực của các cơ quan quản lý, giá vàng trong nước vẫn kéo xa khoảng cách với giá vàng thế giới, “một mình thẳng tiến”. Sau 7 phiên đấu giá, bao hy vọng giá vàng sẽ giảm, nhưng thực tế không như kỳ vọng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng cần xác định rõ “vị trí” của vàng để đưa ra giải pháp chính xác và hiệu quả.
Phải kéo giảm giá vàng

Phải kéo giảm giá vàng

(LĐTĐ) Từ ngày 19/4 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 7 phiên đấu thầu bán vàng miếng ra thị trường. Loại vàng miếng đấu thầu là vàng SJC, do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất, hình thức đấu thầu là đấu thầu theo giá.
Bình Dương: Kinh tế trong tháng 4 năm 2024 tiếp tục tăng trưởng tốt

Bình Dương: Kinh tế trong tháng 4 năm 2024 tiếp tục tăng trưởng tốt

(LĐTĐ) Trong tháng 4/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Bình Dương ước tăng 2,56% so với tháng trước và tăng 7,42% so với cùng kỳ năm 2023.
Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

(LĐTĐ) Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoàn thành ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ trong tháng 5.
Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

(LĐTĐ) Theo Cục Hàng không, trước việc thuê máy bay bị “vỡ” kế hoạch, các hãng đang tăng chuyến bay đêm và sáng sớm để phục vụ nhu cầu người dân.
Giá vàng bất ngờ tăng trở lại

Giá vàng bất ngờ tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng nay (20/5), giá vàng trong nước tăng trở lại sau nhiều ngày giảm do tác động của thông tin về thanh tra và đấu thầu vàng miếng. Theo đó, giá vàng miếng SJC quay trở lại lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn hơn 77 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động