Thách thức của doanh nghiệp trong việc thực thi các FTA thế hệ mới:

Làm sao thắng được ở sân nhà?

15:03 | 25/10/2018
(LĐTĐ) Thời gian qua, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được những thành công nhất định, đặc biệt là việc tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tới đây, khi các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới đã ký kết và có hiệu lực, các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam sẽ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ với hàng ngoại nhập ngay tại sân nhà.
lam sao thang duoc o san nha Thúc đẩy cam kết về lao động bảo đảm quyền con người tốt hơn
lam sao thang duoc o san nha Nhật Bản và Liên minh châu Âu chuẩn bị cho việc ký kết FTA
lam sao thang duoc o san nha Nông sản Việt xuất sang Hàn Quốc tăng mạnh từ khi FTA có hiệu lực

Hàng Việt hiện đang chiếm ưu thế lớn

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã bước qua năm thứ 9, có thể nói, đến nay cuộc vận động đã được triển khai đến tận các khu dân cư, tạo sự lan tỏa trong nhân dân, hiệu ứng làm thay đổi nhận thức và hành vi đối với người tiêu dùng. Qua đó, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến việc lựa chọn và sử dụng các hàng hóa có xuất xứ, nhãn hiệu, thương hiệu Việt Nam.

lam sao thang duoc o san nha
Thông qua các hội chợ, các doanh nghiệp Việt đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng trong nước. Ảnh: T.An

Chị Lê Thùy Vân ở Mai Dịch (Cầu Giấy) chia sẻ, trước đây khi Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chưa ra đời tôi hầu như không để ý đến các thương hiệu trong nước. Bởi lẽ, không chỉ chất lượng mà mẫu mã sản phẩm cũng không thu hút người tiêu dùng, trong khi đó, giá thành lại đắt đỏ hơn rất nhiều so với mặt hàng từ Thái Lan, Trung Quốc…Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều mặt hàng, thương hiệu của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường như: Việt tiến, An phước, cà phê Trung Nguyên, các mặt hàng nông sản...

“Hiện nay tôi thường xuyên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc của Việt Nam, nó không chỉ khẳng định việc mình là người Việt, mình ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Mà thực chất, hiện nay các sản phẩm trong nước đã tốt hơn và cạnh tranh hơn rất nhiều”, chị Vân nói.

Với gần 600.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động (trong đó 98% là DN nhỏ và vừa), DN Việt Nam là bộ phận quan trọng tạo ra của cải cho xã hội, việc làm cho người lao động và đóng góp trên 60% GDP.

Đặc biệt có những DN lớn trở thành biểu tượng và niềm tự hào cho quốc gia và ngày càng có nhiều DN, doanh nhân tiêu biểu khẳng định thương hiệu, uy tín trong nước và mang thương hiệu Việt đến với thế giới.

Có thể nói, không chỉ chị Vân mà hiện nay rất nhiều người tiêu dùng Việt khi được hỏi đều cho rằng, họ biết và sử dụng rất nhiều các sản phẩm có nguồn gốc của Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã có tác động rất lớn và tích cực đến tư duy của người tiêu dùng trong nước. Không chỉ vậy, cuộc vận động còn có tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi của các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, mẫu mã sản phẩm hàng…

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, qua 9 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hiện hàng Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại hơn 9.000 điểm bình ổn thị trường, trong đó có trên 90% hàng hóa được sản xuất trong nước. Tại các trung tâm thương mại, các siêu thị lớn, tỷ lệ hàng hóa thương hiệu Việt luôn đảm bảo đạt trên 70%.

Thứ ba là việc xây dựng các mô hình để triển khai, tạo sự hiểu biết nhận diện hàng hóa Việt Nam cũng như cảnh báo người tiêu dùng về tình trạng hàng giả hàng nhái cũng được các cơ quan quản lý nhà nước triển khai rất hiệu quả. Tất cả những kết quả đó tạo nên sức lan tỏa cho Cuộc vận động sau 8 năm triển khai thực hiện ngày càng đi vào thực chất.

Với gần 600.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động (trong đó 98% là DN nhỏ và vừa), DN Việt Nam là bộ phận quan trọng tạo ra của cải cho xã hội, việc làm cho người lao động và đóng góp trên 60% GDP. Đặc biệt có những DN lớn trở thành biểu tượng và niềm tự hào cho quốc gia và ngày càng có nhiều DN, doanh nhân tiêu biểu khẳng định thương hiệu, uy tín trong nước và mang thương hiệu Việt đến với thế giới.

Thực tế cho thấy để khẳng định chất lượng, thương hiệu Việt với người tiêu dùng, trong những năm qua các DN đã đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Nhiều DN trong lĩnh vực nông nghiệp đã tích cực tham gia chuỗi liên kết giá trị, gắn trách nhiệm DN với các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, đáp ứng việc cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những hàng hóa ngày càng có chất lượng, giá thành hợp lý.

Tăng cường kết nối vùng miền

Theo ông Vũ Vinh Phú, để DN không thua ngay trên sân nhà, các ngành chức năng cần đẩy mạnh quản lý Nhà nước đối với thị trường, hội nhập và kết nối DN các vùng miền; thúc đẩy DN khởi nghiệp, chú trọng khởi nghiệp sáng tạo trong một số ngành có lợi thế và tiềm năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị.

Đặc biệt, các DN cần hành động quyết liệt là phải xây dựng được sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu để cạnh tranh với hàng nước ngoài, qua đó đứng vững trong thị trường hội nhập.

Theo nhận định của các chuyên gia, dù hàng Việt đã tạo được niềm tin với người tiêu dùng nhưng thời gian tới khi các hiệp định thương mại có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu giảm xuống còn 0 - 5% hàng hóa nhập ngoại sẽ tràn vào Việt Nam, thị trường trong nước sẽ không còn là của riêng DN Việt. Đây là thách thức lớn đối với nền kinh tế quốc gia, cũng là cuộc cạnh tranh rất gay gắt mà DN trong nước phải đối mặt. Nếu không có sản phẩm tốt, DN Việt dễ mất vị thế ngay tại “sân nhà”.

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, thế mạnh của các mặt hàng nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam đó chính là chất lượng, mẫu mã và giá thành rất cạnh tranh. Trong khi đó, dù là trên “sân nhà” nhưng nhiều DN Việt lại tỏ ra yếu thế hơn so với DN nước ngoài.

Không phải sản phẩm chúng ta không tốt, chất lượng không tốt, mà điểm yếu chính là con người. Tới đây, chúng ta sẽ còn vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ sau khi các hiệp định thương mại có hiệu lực, khi đó nhờ những ưu đãi và cam kết, sản phẩm, hàng hóa nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam, áp lực với các DN trong nước sẽ nhiều hơn nữa nếu chúng ta không có sự chuẩn bị.

Có thể thấy, trước thực tế sức ép cạnh tranh của các DN nước ngoài với DN Việt ngay tại sân nhà, các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra điểm yếu của các DN Việt chính là sự liên kết. Đặc biệt, có rất ít mối liên kết giữa các DN nhỏ với các DN lớn. Bên cạnh đó, sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn tự có, ít được Nhà nước hỗ trợ…

Chính vì vậy, hiện DN tư nhân Việt Nam thiếu vắng một lực lượng DN “đầu tàu” đủ mạnh để có thể dẫn dắt “đoàn tàu” DN Việt tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.

Theo ông Vũ Vinh Phú, để DN không thua ngay trên sân nhà, các ngành chức năng cần đẩy mạnh quản lý Nhà nước đối với thị trường, hội nhập và kết nối DN các vùng miền; thúc đẩy DN khởi nghiệp, chú trọng khởi nghiệp sáng tạo trong một số ngành có lợi thế và tiềm năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị.

Đặc biệt, các DN cần hành động quyết liệt là phải xây dựng được sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu để cạnh tranh với hàng nước ngoài, qua đó đứng vững trong thị trường hội nhập. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường để có những sản phẩm hợp thị hiếu, giá cả hợp lý, phát huy vai trò trong sản xuất kinh doanh và đáp lại niềm tin của người tiêu dùng”, ông Phú nhấn mạnh.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này