Làm “sạch” hoạt động đấu giá đất

(LĐTĐ) Tại hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Tư pháp, Cục Bổ trợ Tư pháp đã báo cáo chuyên đề một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương. Đáng quan tâm, Báo cáo cho biết, tình trạng “thông đồng, dìm giá”, “quân xanh, quân đỏ”, “cò mồi, đe dọa, cưỡng ép” xảy ra khá tinh vi, có xu hướng ngày càng phức tạp. Quá trình thanh tra, kiểm tra thông thường rất khó phát hiện, xử lý nếu không có sự vào cuộc của cơ quan công an với các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành...
Đấu giá quyền sử dụng đất công khai tạo môi trường công bằng cho nhà đầu tư Hà Nội đẩy mạnh thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm đấu giá tài sản Sớm hoàn thiện chính sách pháp luật về đấu giá tài sản sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm

Tham gia đấu giá nhằm đầu cơ, trục lợi

Theo Bộ Tư pháp, việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng và tài sản khác nói chung, chưa phát hiện vấn đề vướng mắc lớn về trình tự, thủ tục đấu giá mà gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả đấu giá.

Tại các địa phương, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quan tâm, chỉ đạo, ban hành các văn bản quán triệt, chỉ đạo người có tài sản, cơ quan, ban, ngành có liên quan kịp thời triển khai Luật Đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường trách nhiệm giám sát, kiểm soát, thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu giá, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm, xem xét hủy kết quả đấu giá và đề nghị cơ quan công an xử lý theo quy định.

Làm “sạch” hoạt động đấu giá đất
Tài sản đấu giá ở Việt Nam hầu hết là tài sản công, trong đó đấu giá quyền sử dụng đất chiếm hơn 90%. Ảnh: VGP

Thực tiễn cho thấy, những địa phương có sự quan tâm, chỉ đạo, vào cuộc, xử lý quyết liệt, kịp thời của cơ quan quản lý Nhà nước, sự quản lý, giám sát chặt chẽ của người có tài sản thì tình trạng thông đồng, dìm giá, gây thất thoát tài sản Nhà nước được hạn chế tối đa.

Bên cạnh đó, việc định giá tài sản, xác định giá khởi điểm tài sản để đấu giá trong nhiều trường hợp còn chưa hợp lý, chênh lệch nhiều so với giá thị trường, thậm chí kết quả định giá của các tổ chức thẩm định giá đối với cùng một tài sản tại cùng một thời điểm còn chênh lệch nhiều, đặc biệt là giá đất.

Một số địa phương còn diễn ra tình trạng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích đầu cơ, trục lợi mà không có nhu cầu sử dụng thực tế; một số trường hợp tham gia đấu giá và trả giá rất cao sau đó bỏ cọc nhằm mục đích đẩy giá lên cao, trúng đấu giá xong không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Còn tình trạng người có tài sản đấu giá thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, coi nhẹ, thậm chí buông lỏng việc giám sát quá trình tổ chức đấu giá.

Đáng nói, năng lực hoạt động của một số đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản còn hạn chế; còn có hiện tượng chạy theo lợi nhuận, “cạnh tranh” không lành mạnh, vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.

“Tình trạng “thông đồng, dìm giá”, “quân xanh, quân đỏ” giữa những người tham gia đấu giá, người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản; hạn chế thông tin về cuộc đấu giá, cản trở, hạn chế người đăng ký tham gia đấu giá, vi phạm trình tự, thủ tục đấu giá tài sản..., hiện tượng cá nhân, doanh nghiệp dưới sự “bảo kê” của băng nhóm “xã hội đen” có hành vi “đe dọa, cưỡng ép” những người tham gia đấu giá nhằm thao túng cuộc đấu giá tuy có giảm nhưng vẫn còn xảy ra”, Bộ Tư pháp cho biết.

“Thông đồng, dìm giá” có xu hướng ngày càng phức tạp

Theo Bộ Tư pháp, hoạt động đấu giá tài sản chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản, liên quan đến nhiều khâu, thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan Bộ, ngành, địa phương. Luật Đấu giá tài sản chỉ quy định về trình tự, thủ tục đấu giá do các tổ chức đấu giá tài sản thực hiện trong khi các yếu tố quyết định thành công của cuộc đấu giá, đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất như xác định giá khởi điểm, phê duyệt phương án đấu giá, quy định yêu cầu, điều kiện đối với cá nhân, doanh nghiệp tham gia đấu giá, giám sát quá trình tổ chức đấu giá, nộp tiền trúng đấu giá… chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật chuyên ngành.

Sau 5 năm triển khai Luật Đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn, các tổ chức đấu giá tài sản đã tổ chức nhiều cuộc đấu giá quyền sử dụng đất, đóng góp tích cực cho ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/12/2021, tổng số cuộc đấu giá quyền sử dụng đất đã đấu giá thành là 9.855 cuộc (chiếm gần 38% tổng số cuộc đấu giá đã tổ chức và chiếm 47.5% tổng số các cuộc đấu giá thành), giá khởi điểm quyền sử dụng đất đưa ra đấu giá là 46.858 tỷ (chiếm 71.7% tổng giá khởi điểm của tài sản đưa ra đấu giá), giá trúng đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất đạt 67.118 tỷ (chiếm 74.3% tổng giá trúng đấu giá).

Tài sản đấu giá ở Việt Nam hầu hết là tài sản công (trong đó đấu giá quyền sử dụng đất chiếm hơn 90%) nhưng chưa có đầu mối chung để xử lý như mô hình của một số nước phát triển. Do đó, dễ dẫn đến nguy cơ trục lợi, trong khi đó tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức được đưa ra bán thông qua đấu giá chiếm tỷ lệ rất thấp (0,06%) so với số cuộc đấu giá tài sản bắt buộc.

Trong khi đó, một số quy định về yêu cầu, điều kiện vốn chủ sở hữu, khả năng huy động vốn, phương án đầu tư kinh doanh trên khu đất trúng đấu giá của người tham gia đấu giá còn chưa chặt chẽ, chưa khả thi, chưa đánh giá đúng năng lực của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, chưa ràng buộc được trách nhiệm của người trúng đấu giá (thanh toán tiền trúng đấu giá, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án đầu tư sau khi trúng đấu giá...).

Theo Cục Bổ trợ Tư pháp, tình trạng “thông đồng, dìm giá”, “quân xanh, quân đỏ”, “cò mồi, đe dọa, cưỡng ép” xảy ra khá tinh vi, có xu hướng ngày càng phức tạp nên quá trình thanh tra, kiểm tra thông thường rất khó phát hiện, xử lý nếu không có sự vào cuộc của cơ quan công an với các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành...

Sửa Luật Đấu giá tài sản, pháp luật đất đai về đấu giá quyền sử dụng đất

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước và chất lượng hoạt động đấu giá tài sản, Bộ Tư pháp cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản, trong đó, tập trung sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục đấu giá để đảm bảo chặt chẽ, khách quan, minh bạch, nâng cao trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản.

Bộ Tư pháp cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan trong quá trình sửa đổi, bổ sung pháp luật đất đai về đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là các quy định về giá khởi điểm quyền sử dụng đất để đưa ra đấu giá, xây dựng, phê duyệt phương án đấu giá, các điều kiện tham gia đấu giá, việc nộp tiền trúng đấu giá, chế tài xử lý vi phạm nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tổ chức, hoạt động của các tổ chức đấu giá tài sản, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ đấu giá viên; kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên và cá nhân, tổ chức có liên quan. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản, nhất là việc hoàn thiện các tính năng của Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản, đấu giá trực tuyến... để đảm bảo thông tin đấu giá tài sản được thực hiện thuận lợi, công khai, minh bạch.

Bộ Tư pháp cũng đề nghị Sở Tư pháp các địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các biện pháp tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người có thẩm quyền quản lý tài sản, người có tài sản trong việc phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất.

Đồng thời, chỉ đạo cơ quan được giao tổ chức đấu giá phối hợp với tổ chức đấu giá đánh giá kỹ lưỡng hồ sơ, điều kiện tham gia đấu giá để kịp thời phát hiện dấu hiệu thông đồng, móc nối giữa doanh nghiệp tham gia đấu giá với nhau; thực hiện nghiêm các quy định về công khai việc lựa chọn, công bố các thông tin liên quan đến việc đấu giá; thành lập các đoàn kiểm tra, tổ giám sát thường xuyên hoặc đột xuất để giám sát trực tiếp việc tổ chức đấu giá của người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản ngay từ khâu xác định, phê duyệt giá khởi điểm.../.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, trong 10 tháng năm 2024, toàn quốc xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.061 người, bị thương 14.685 người. So với 10 tháng năm 2023, tăng 1.334 vụ, giảm 844 người chết và tăng 2.137 người bị thương.
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

(LĐTĐ) Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” được Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Tin khác

Văn phòng hạng A khu vực trung tâm hút khách thuê

Văn phòng hạng A khu vực trung tâm hút khách thuê

(LĐTĐ) Thị trường văn phòng hạng A tiếp tục chứng kiến nhu cầu thuê tăng mạnh với khu vực trung tâm dẫn đầu mức hấp thụ, song nguồn cung không có nhiều, khiến giá thuê neo ở mức cao.
SpaceSpeakers, Hồ Ngọc Hà, Chipu cùng dàn sao đình đám sẽ khai phố mở hội tại SOHO FEST

SpaceSpeakers, Hồ Ngọc Hà, Chipu cùng dàn sao đình đám sẽ khai phố mở hội tại SOHO FEST

(LĐTĐ) Sự kiện khai trương tuyến phố kiểu mẫu SOHO, The Global City và Đại nhạc hội đỉnh cao vào ngày 16/11 sẽ có sự tham gia của các "anh trai" SpaceSpeakers như BinZ, Soobin, Rhymastic, Cường Seven cùng hàng loạt nghệ sĩ tên tuổi như Hồ Ngọc Hà, Chi Pu, Phương Ly, (S)Trong Trọng Hiếu, 17 Typh, Kimese, DJ Mastal.
Cam Ranh đứng trước vận hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch mới của Việt Nam và thế giới

Cam Ranh đứng trước vận hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch mới của Việt Nam và thế giới

(LĐTĐ) Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả các yếu tố này đang dần được hiện thực hóa tại thành phố biển Cam Ranh.
Sắp ra mắt siêu đô thị trái tim CaraWorld tại Cam Ranh

Sắp ra mắt siêu đô thị trái tim CaraWorld tại Cam Ranh

(LĐTĐ) Khi vùng đất Cam Ranh đang đứng trước vận hội lớn chưa từng có bởi bệ phóng từ hạ tầng – du lịch, thì ngay trái tim thành phố biển, cũng có một siêu đô thị 800 ha đang dần trỗi dậy với khát vọng đưa nơi đây trở thành điểm đến được định danh độc lập trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Khánh Hòa hưởng lợi trực tiếp gì từ 2 sân bay Quốc tế sắp mở rộng và khánh thành?

Khánh Hòa hưởng lợi trực tiếp gì từ 2 sân bay Quốc tế sắp mở rộng và khánh thành?

(LĐTĐ) Sở hữu sân bay Quốc tế Cam Ranh và kết nối thuận tiện đến sân bay quốc tế Long Thành qua cao tốc phía Đông đang giúp địa phương khẳng định vị thế vững chắc trên bản đồ du lịch Việt.
CaraWorld Career Day 2024 - cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản

CaraWorld Career Day 2024 - cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản

(LĐTĐ) CaraWorld mở đợt tuyển dụng lớn nhất năm, tìm kiếm hàng nghìn nhân tài tiếp theo của ngành bất động sản.
Bộ Xây dựng nói gì về đề xuất thêm gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng nói gì về đề xuất thêm gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội?

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng thông tin về việc đề xuất thêm gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội, với nhiều ưu đãi hơn cho người mua.
Lãi suất cho vay mua nhà hợp lý, nhiều khách hàng vẫn không dám vay

Lãi suất cho vay mua nhà hợp lý, nhiều khách hàng vẫn không dám vay

(LĐTĐ) Thời gian qua, mặc dù các ngân hàng đã đưa ra nhiều mức lãi suất hợp lý để dành cho đối tượng vay mua nhà, tuy nhiên, không nhiều người can đảm để vay, vì bất động sản thời gian qua bị đẩy giá lên quá cao.
Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao

Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở đã bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu thể hiện sự “tăng nhiệt". Theo đó, câu chuyện đấu giá đất “nóng" hơn bao giờ hết với các phiên đấu giá được tổ chức với giá trúng cao kỷ lục, ngang ngửa đất dự án đã được đầu tư hạ tầng bài bản.
Chi tiết 5 dự án nhà ở tại Hà Nội được bán cho người nước ngoài

Chi tiết 5 dự án nhà ở tại Hà Nội được bán cho người nước ngoài

(LĐTĐ) Sở Xây dựng thành phố Hà Nội vừa công bố danh sách 5 dự án cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố tính đến tháng 10 năm nay.
Xem thêm
Phiên bản di động