Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50 m2 từ ngày 7/10

Từ 7/10, Hà Nội yêu cầu diện tích đất ở tối thiểu 50 m2 mới được tách thửa, tăng 20 m2 so với trước. Quy định này nhận nhiều quan tâm do ảnh hưởng đến hạn mức và quy định tách thửa.
Luật Đất đai 2024: Đất sau tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu
Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50 m2 từ ngày 7/10
Ảnh minh họa

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định số 61/2024/QĐ-UBND "Quy định một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội". Nội dung quyết định này nhận được sự quan tâm rất lớn bởi liên quan tới hạn mức giao đất, các quy định về tách thửa, hợp thửa. Vấn đề được quan tâm nhất là diện tích, kích thước tối thiểu, quy định về tách thửa với từng loại đất.

Các vấn đề này có trong nội dung Điều 14 về điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất, thực hiện Khoản 4 Điều 220 Luật Đất đai.

Với đất ở, phải phải đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai quy định về tách thửa đất và các điều kiện sau:

Tại các phường, thị trấn: Thửa đất có chiều dài (chiều sâu) so với chỉ giới đường đỏ từ 4m trở lên, chiều rộng cạnh tiếp giáp với đường giao thông công cộng hiện có hoặc lối đi được hình thành khi tách thửa là từ 4m trở lên, diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ không nhỏ hơn 50m2.

Với các xã vùng đồng bằng, diện tích tối thiếu không dưới 80m2, với các xã vùng trung du, diện tích tối thiểu không dưới 100m2 và với các xã miền núi, diện tích đất không nhỏ hơn 150 m2.

Với thửa đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), tại các phường, thị trấn, đất thương mại dịch vụ sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 400m2, đất phi nông nghiệp (không phải thương mại dịch vụ) có diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 800m2.

Tại các xã còn lại, đất thương mại dịch vụ sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 1.000 m2, đất phi nông nghiệp (không phải thương mại dịch vụ) có diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 2.000m2.

Quy định cũng đã đưa ra các điều kiện tách thửa đối với thửa đất nông nghiệp tại các khu vực khác nhau.

Quy định cũng đưa ra bảng phân loại các xã, theo đó các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất, Quốc Oai có các xã được phân loại thuộc xã vùng miền núi, xã vùng đồng bằng, xã vùng trung du. Huyện Sóc Sơn có xã vùng đồng bằng và trung du.

Thị xã Sơn Tây có các xã vùng trung du bao gồm Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Kim Sơn.

Tất cả các xã của các huyện bao gồm Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Mê Linh, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thường Tín, Ứng Hòa là các xã đồng bằng.

Đất tại các quận bao gồm Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Thanh Xuân là đất thuộc phường, thị trấn, và thửa đất phải có diện tích sau tách thửa tối thiểu 50m2 mới được phép tách thửa. Việc tách thửa đất tại Hà Nội hiện vẫn thực hiện theo các quy định được ban hành năm 2017, với diện tích tối thiểu được phép tách thửa là 30m2.

Còn đất nông nghiệp, diện tích tách thửa tối thiểu với đất trồng cây hằng năm là 300m2 tại phường, thị trấn và 500m2 tại các xã; đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản lần lượt 500m2 tại phường, thị trấn và 1.000m2 tại các xã. Đất rừng sản xuất được tách thửa nếu diện tích không dưới 5.000m2.

Trước đó, trong giai đoạn lấy ý kiến dự thảo, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, các quy định phân lô, tách thửa đất, ngoài tuân thủ tiêu chí về diện tích, hạ tầng kỹ thuật, còn phải cân nhắc kỹ lưỡng về quy hoạch đô thị và không gian sống, tránh tình trạng quá tải, gây áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội.

Việc tách thửa đất cũng cần tính đến các yếu tố phát triển bền vững về lâu dài, tránh phá vỡ quy hoạch chung hoặc gây mất cân đối trong hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Điều này để đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của người dân và mục tiêu phát triển thành phố văn minh, hiện đại, chú trọng duy trì các giá trị văn hóa và lịch sử của Thủ đô.

Hiện việc tách thửa ở Hà Nội áp dụng theo Quyết định số 20/2017. Theo đó, lô đất sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu 30m2 với các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mức giao đất ở mới (tối thiểu) với các địa bàn còn lại.

Kim Quyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Năm 2025, thành phố Vinh quyết tâm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để chỉnh trang, làm mới các tuyến đường trung tâm. Thế nhưng một số công trình có thể bị ảnh hưởng đến tiến độ trong năm nay.
Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Từ những bất cập về thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, trao đổi với phóng viên, nhiều người lao động kiến nghị, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí về thu nhập - giá cả với những người đang làm việc, sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng “mở biên độ” thu nhập lên cao hơn so với mức cứng 15 triệu đồng/tháng như quy định hiện hành.
Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Sáng 4/4, Công an phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa trao trả lại tài sản thất lạc cho người dân.
Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Để phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” có được những kết quả đáng ghi nhận trong năm vừa qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã liên tục đổi mới trong công tác chỉ đạo triển khai tới các Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất đã và đang triển khai hiệu quả phong trào văn hóa, thể thao trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”. Qua đó, nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường đoàn kết, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và phát triển toàn diện cho người lao động.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Tin khác

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội

Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội

Trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) ngày càng tăng cao, việc đảm bảo quỹ đất dành cho loại hình nhà ở này trở thành một vấn đề cấp thiết. Theo quy định, các dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất để xây dựng NƠXH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư lựa chọn nộp tiền thay vì sử dụng quỹ đất này.
Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, cùng các bộ, ngành, địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển nhà ở xã hội với nhiều chính sách và nguồn lực ưu tiên. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ các ngành, địa phương. Để cụ thể hoá các chủ trương này, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều chính sách đặc thù có đột phá với việc xác định rõ trách nhiệm của Thành phố, của địa phương, của cộng đồng và “cơ hội” đang dần đến nhiều hơn với người dân.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Thúc tiến độ các dự án nhà xã hội đã được cấp phép, khởi công

Thúc tiến độ các dự án nhà xã hội đã được cấp phép, khởi công

Bộ Xây dựng có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện thông báo kết luận của Thủ tướng tại Hội nghị toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Vào ngày 3/4 tới, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 47 lô đất thuộc 7 xã trên địa bàn huyện.
Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Những thông tin tích cực của hạ tầng khu vực đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường đất nền Hòa Lạc.
Thanh Oai (Hà Nội): Thu ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng từ đấu giá đất

Thanh Oai (Hà Nội): Thu ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng từ đấu giá đất

Trong tháng 3 này huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức 3 phiên đấu giá đất, thu về ngân sách 1.384 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động