Làm rõ diện mạo điện Kính Thiên sau cuộc khai quật tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Kết quả cuộc khai quật năm 2019 tại Hoàng thành Thăng Long có nhiều phát hiện mới quan trọng để khẳng định khu vực chính tâm của Hoàng thành Thăng Long có lịch sử tồn tại liên tục, lâu dài hơn 1.300 năm không hề đứt đoạn, từ thời Đại La, Đinh - Tiền Lê đến thời Lý, Trần, Lê.
lam ro dien mao dien kinh thien sau cuoc khai quat tai hoang thanh thang long Tận hưởng không khí ngày xuân tại Hoàng Thành Thăng Long
lam ro dien mao dien kinh thien sau cuoc khai quat tai hoang thanh thang long Xem múa rối nước miễn phí tại khu Di sản Hoàng thành Thăng Long
lam ro dien mao dien kinh thien sau cuoc khai quat tai hoang thanh thang long Phát huy hơn nữa giá trị di sản khu Hoàng thành Thăng Long

Năm 2019, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật gần 1.000 m2 tại khu vực phía Đông Bắc Điện Kính Thiên. Sau gần một năm khai quật, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội vừa công bố sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực này.

Theo PGS. TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, Trưởng đoàn khai quật, Hoàng Thành Thăng Long nói riêng và Kinh Thành Thăng Long nói chung là một khu di tích rộng lớn, phong phú và phức tạp. Việc nhận diện kiến trúc của Hoàng Thành không thể một sớm một chiều mà phải trường kỳ, tỉ mỉ và từng bước.

Mỗi một năm hai cơ quan nghiên cứu cùng giới khoa học lại nhận thức đầy đủ thêm một chút diện mạo di tích tại khu vực được khai quật. Các kết quả nghiên cứu năm 2019 đã đem lại thêm những nhận thức mới, những giá trị mới.

lam ro dien mao dien kinh thien sau cuoc khai quat tai hoang thanh thang long
PGS. TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, Trưởng đoàn khai quật cùng các hiện vật thu thập được.

Thứ nhất, việc phát hiện cống nước gạch kiên cố thời Đại La đã chứng minh cho giả thiết khu vực trung tâm của thành Đại La vẫn là ở khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Nhận định này là quan trọng vì nó sẽ giúp ta tìm hiểu quy mô thành Đại La. Hiểu quy mô thành Đại La sẽ giúp ta tìm hiểu quy mô thành Thăng Long thời Lý.

Thứ hai, các kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê, thời Lý, thời Trần tiếp tục phân bố ở khu vực sau nền điện Kính Thiên, chứng tỏ tính chất trung tâm khá đồng đều trên toàn bộ các vị trí đã khai quật tại khu vực Trung tâm và cũng là tương đồng với toàn bộ khu vực 18 Hoàng Diệu và Vườn Hồng.

Thời Lý phát hiện di vật tượng rồng đất nung kích thước rất lớn (có phần lớn hơn tượng rồng ở khu 18 Hoàng Diệu) cho thấy có thể có kiến trúc có quy mô lớn, quan trọng thời Lý ở đây.

lam ro dien mao dien kinh thien sau cuoc khai quat tai hoang thanh thang long
Toàn cảnh khu vực khai quật.

Thời Trần các dấu tích kiến trúc ở đây có quy mô nhỏ. Hiện tượng dấu vết cháy rất nhiều (than tro) gợi đến việc sử sách chép về các cuộc chiến tranh vào cuối thời Trần thế kỷ 14 khiến cho kinh thành bị cháy nhiều lần thành tro bụi.

Thứ ba, thời Lê Sơ, thời Lê Trung Hưng, các dấu tích đã xuất lộ nhiều gợi lên nhiều giả thiết mới.

Thời Lê Sơ có 2 dấu tích bó nền, 1 dấu tích kiến trúc có móng cột. Các dấu tích này phản ánh thời Lê Sơ xây dựng ở đây nhiều công trình quan trọng (dấu tích đất nền màu gạch đỏ và dấu tích dải nền trang trí hoa chanh được gia cố rất cẩn thận).

Kiến trúc có móng cột chạy theo hướng Bắc Nam có thể là kiến trúc kiểu hành lang tương tự dấu tích của kiến trúc hành lang ở phía Tây Đoan Môn đã phát hiện năm 2013-2014. Điều này gợi ý về không gian kiến trúc chính điện Kính Thiên thời Lê Sơ ở phía sau nền điện Kính Thiên có phần thu hẹp lại hơn so với phần phía trước.

Thời Lê Trung Hưng hình thành tổ hợp kiến trúc có móng cột lớn phía Tây và kiến trúc sân vườn phía Đông. Kiến trúc có móng cột có khả năng là kiến trúc 5 gian 2 chái nằm trên trục Ngự đạo thẳng tới Đoan Môn- Kính Thiên.

Rất có khả năng đây là kiến trúc “cổng” của một khu cung điện khác trong khu vực Trung tâm. Theo thư tịch cổ và bản đồ cổ thì sau khu chính điện Kính Thiên là khu điện Cần Chánh. Vậy nếu đúng đây là kiến trúc cổng thì đây là di tích đánh dấu sự bắt đầu của khu vực kiến trúc quan trọng thứ hai trên trục Trung tâm: Đó là khu vực điện Cần Chánh, nơi làm việc của Hoàng đế và triều đình Lê Trung Hưng.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Tống Trung Tín, đây chỉ là giả thiết khoa học bước đầu. Trong tương lai, khi có điều kiện chúng ta sẽ kiểm chứng giả thiết này. Cuộc khai quật năm 2019 đã phát hiện nhiều di tích mới gợi những nhận thức mới góp phần thúc đẩy thêm một bước quan trọng trong việc tìm hiểu diện mạo khu Chính điện Kính Thiên, qua đó tiếp tục làm tăng thêm giá trị của Di sản Thế giới tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Nhìn nhận về những kết quả sơ bộ đạt được, GS.TSKH Lưu Trần Tiêu- Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia đề xuất: Năm 2020 và các năm sau tập trung khai quật trục trung tâm Đoan Môn - Kính Thiên - Hậu Lâu - Bắc Môn để có thêm tư liệu phục hồi không gian điện Kính Thiên.

Cũng theo GS Lưu Trần Tiêu, điện Kính Thiên là nơi thiết triều, nơi tiếp các sứ thần, không phải là nơi làm việc của Vua. Nghiên cứu các công trình cung điện ở cố đô Huế cho thấy trên đường thần đạo có nhiều công trình, trong đó phía sau điện Thái Hòa có điện Cần Chánh, nơi làm việc của các vua triều Nguyễn. Bởi vậy có thể mở rộng các hố khai quật về phía Tây Nam của hố khai quật năm 2019 để xem có nền móng công trình dạng điện Cần Chánh.

Đặc biệt, “Đường nước lớn” là một phát hiện quan trọng và nổi bật nhất của khảo cổ học trong không gian điện Kính Thiên, đề nghị mở rộng toàn bộ các hố khai quật khảo cổ học để làm rõ được toàn bộ quy mô của công trình này (nhất là tìm ra được các góc của đường nước). Đây là công trình sẽ thu hút khách tham quan. Ngoài ra, trong thời gian tới đề nghị nghiên cứu, khai quật làm rõ hơn hệ thống “trường lang” trong không gian Điện Kính Thiên.

Còn theo PGS.TS Đặng Văn Bài- Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam: Cần hoàn thiện và nghiệm thu dự án nghiên cứu phục dựng hạng mục điện Kính Thiên cả phần vỏ kiến trúc (qua 3D) và phần nội dung, chức năng, nội thất sau khi được phục dựng.

Coi đây là cơ sở trình thiết kế kỹ thuật trong tương lai. Mạnh dạn triển khai đề án nghiên cứu phục dựng lễ hội Đèn Quảng Chiếu với tư cách thí điểm để tham khảo ý kiến cho viêc từng bước hoàn chỉnh. Đây cũng là phương án gia tăng sự sống động cho khu di sản.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm. Từ một giáo viên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ trở thành một cán bộ quản lý giỏi là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực không ngừng của cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

(LĐTĐ) Được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để phát triển xứng đáng với lợi thế, tiềm năng, quận cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, người dân, khi đó, những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Xác định sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, tồn tại, diễn biến còn tiếp tục phức tạp trên địa bàn quận. Để cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động đợt cao điểm về tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động