Làm rõ cơ chế để triển khai mô hình TOD dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ

(LĐTĐ) Để tiếp tục thực hiện các thủ tục trong giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án đường sắt thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Cần Thơ, Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa đề nghị Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị TP.HCM tổ chức nghiên cứu làm rõ cơ chế, chính sách pháp luật cụ thể cần thiết phải được ban hành để có thể triển khai và phát huy được mô hình TOD cho dự án.
Tạo dựng văn hóa giao thông văn minh nhìn từ đường sắt Cát Linh - Hà Đông Chạy thử thành công đoàn tàu metro số 1 Xây dựng tòa nhà Văn phòng Công ty O&M thuộc dự án metro số 1

Để tiếp tục thực hiện các thủ tục trong giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, UBND TP.HCM vừa đề nghị Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị TP.HCM tổ chức nghiên cứu làm rõ cơ chế, chính sách pháp luật cụ thể cần thiết phải được ban hành để có thể triển khai và phát huy được mô hình TOD TOD (định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị) cho dự án.

Cùng với đó UBND TP.HCM cũng lưu ý đế thiết kế độ thị cho khu vực xung quanh các nhà ga của đường sắt để xác định quỹ đất cần thiết phải được thu hồi cho phát triển TOD hiệu quả. Tiếp tục chính xác hóa hơn nữa tổng mức đầu tư của toàn dự án và phân khai rõ ràng các cấu phần chi phí cho xây dựng, cho thu hồi đất phần công trình chính, cho thu hồi đất phần phát triển TOD tại từng ga trên địa bàn từng địa phương mà tuyến đi qua.

UBND TP.HCM đề nghị Ban Quản lý dự án đường sắt nghiên cứu, bố trí đoạn tuyến đường sắt trên địa bàn Thành phố đi cao, trừ một số đoạn tuyến về các ga hàng hóa, ga lập tàu, trạm đầu mối kỹ thuật... để hạn chế tối đa những ảnh hưởng “chia cắt” các khu vực đô thị hai bên, đảm bảo việc tổ chức giao thông thuận lợi, an toàn, tăng tính kết nối giữa các đầu mối giao thông đường sắt với khu vực đô thị xung quanh.

Đối với một số đoạn tuyến buộc phải bố trí đi trên mặt đất, cần tính toán, dự trù đủ chi phí xây dựng các cầu vượt, nút giao khác mức cho đường bộ (vượt qua đường sắt, đối với các đoạn tuyến đường sắt đi trên mặt đất) trong tổng mức đầu tư của dự án.

UBND Thành phố đã chỉ đạo các địa phương liên quan rà soát quỹ đất hiện hữu; điều chỉnh các quy hoạch phân khu có liên quan (nếu cần thiết) đồng thời cập nhật phạm vi dự án đường sắt; bổ sung các quy hoạch tại các vị trí thích hợp xung quanh khu vực các nhà ga để phát huy hiệu quả các khu chức năng cần thiết theo mô hình TOD, tạo nguồn lực mạnh mẽ cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Đối với khả năng bố trí quỹ đất cho dự án, UBND TP.HCM đề nghị Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Thành phố cần xác định cụ thể diện tích đất cần chiếm dụng, thu hồi cho từng hạng mục trên từng địa bàn để thực hiện các thủ tục liên quan theo đúng quy định.

Đối với phạm vi tuyến đi qua khu vực đất thuộc Bộ Quốc phòng (thuộc Quân khu 7, trên địa bàn quận 12), UBND Thành phố đề nghị Ban Quản lý dự án Đường sắt chủ động làm việc với các đơn vị Bộ Quốc phòng để có các thông tin liên quan đến dự án.

Trong khi đó, đối với việc cập nhật phạm vi dự án vào các đồ án quy hoạch, UBND TP.HCM đề nghị Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND thành phố Thủ Đức, quận 12, quận Bình Tân, các huyện Hóc Môn, Bình Chánh để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch liên quan trong suốt quá trình nghiên cứu; hạn chế phát sinh những sai lệch (nếu có) gây ảnh hưởng đến việc triển khai các quy hoạch trên địa bàn.

Đáng chú ý về phương án huy động vốn, dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ được khái toán trên 200.000 tỷ đồng (tương đương trên 9 tỷ USD), đại diện UBND TP.HCM cho rằng, việc xây dựng phương án tài chính, huy động vốn sẽ phải được tính toán hết sức kỹ lưỡng để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả tài chính cho dự án. Việc huy động vốn từ khu vực tư nhân cho dự án cũng là khó khả thi nếu khai thác với doanh thu chỉ từ vé mà không có các giải pháp phát triển đô thị xung quanh các đầu mối giao thông dọc tuyến (mô hình TOD).

"Trước mắt, vẫn rất cần đến vai trò dẫn dắt của đầu tư công để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đây vẫn là hình thức đầu tư phổ biến nhất cho dự án này, cần tiếp tục được phát huy trên cơ sở cân đối từ Ngân sách Nhà nước. Đồng thời cần kết hợp đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt với đầu tư phát triển các trung tâm đô thị - nhà ga của dự án theo mô hình TOD. Khoản vốn huy động từ đấu giá đất tại các khu vực được dự kiến sẽ phát triển TOD sẽ có thể góp phần giải quyết một phần không nhỏ “bài toán” về vốn cho dự án", đại diện UBND TP.HCM nêu quan điểm.

Theo phương án đề xuất, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ đoạn qua địa bàn TP.HCM gồm các đoạn đi trên cao (tổng cộng khoảng 11,94 km) kết hợp các đoạn đi trên mặt đất (tổng cộng khoảng 24,34 km); tuyến đi qua các khu vực đô thị, dân cư đông đúc hoặc các khu vực đang tiếp tục trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Dự án đi qua các khu vực có 22 đồ án quy hoạch phân khu (3 đồ án trên địa bàn thành phố Thủ Đức, 11 đồ án trên địa bàn quận 12, 33 đồ án trên địa bàn huyện Hóc Môn, 44 đồ án trên địa bàn quận Bình Tân và 1 đồ án trên địa bàn huyện Bình Chánh). Hướng tuyến cụ thể của dự án có sự sai khác so với một số đồ án quy hoạch phân khu đang được các địa phương quản lý.

Theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030, ngoài mạng lưới đường sắt hiệnn hữu, đến năm 2030 cả nước sẽ có thêm 7 tuyến đường sắt mới. Trong đó tuyến Tp.HCM – Cần Thơ, từ ga An Bình đến ga Cái Răng, đường đôi khổ ray 1.435mm, chiều dài 174 km. Dự toán ban đầu, tổng vốn đầu tư cho dự án này hơn 200.000 tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD).

Xuân Tình - Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, trong 10 tháng năm 2024, toàn quốc xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.061 người, bị thương 14.685 người. So với 10 tháng năm 2023, tăng 1.334 vụ, giảm 844 người chết và tăng 2.137 người bị thương.
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

(LĐTĐ) Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” được Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?

Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?

(LĐTĐ) Thông tư mới của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định sẽ có 12 đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động