Làm giàu trên mảnh đất quê hương

(LĐTĐ) 48 năm sau ngày thống nhất đất nước, đặc biệt kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo cùng với chính sách tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) đã được cụ thể hóa bằng nghị quyết và các văn bản pháp quy, bộ mặt nông thôn, đời sống người nông dân đã có những đổi thay. Chuyện về vựa hoa của một huyện giáp ranh Hà Nội là ví dụ sinh động.
Thương binh hạng 4/4 quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Từ một xã thuần nông, Xuân Quan đã vươn mình trở thành một vùng trồng hoa nổi tiếng ở miền Bắc. Nghề trồng hoa không chỉ tạo ra thu nhập ổn định cho người dân mà còn mở ra hướng phát triển du lịch nông nghiệp bền vững của địa phương.

Nghề hoa, cây cảnh xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên có tổng diện tích đất canh tác gần 200ha với khoảng 1.300 hộ chuyên canh trồng hoa, được công nhận làng nghề từ năm 2017. Nhờ vị trí nằm gần Thủ đô Hà Nội và khu đô thị Ecopark là nơi thuận lợi để giao thương, nên Xuân Quan đã nhanh chóng phát triển thành một vùng hoa trọng điểm của tỉnh Hưng Yên, một vựa hoa lớn ở miền Bắc được nhiều người biết đến.

Làm giàu trên mảnh đất quê hương
Người dân Xuân Quan sáng tạo, trồng hoa giỏ, hoa chậu cho thu nhập cao.

Khác với các làng hoa ở khu vực phía Bắc thường trồng theo luống, đánh đất trồng cây xuống ruộng, Xuân Quan lại chọn hướng đi riêng, trồng hoa trong chậu, hoa giỏ treo, hoa thảm, cây trang trí nội, ngoại thất,… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Lê Ngọc Thịnh, người dân trồng hoa xã Xuân Quan cho biết, từ khi chuyển đổi sang trồng hoa, thu nhập của gia đình rất ổn định, chăm lo cho các con ăn học đầy đủ. So với trồng ngô, khoai trước kia thì trồng hoa tạo ra thu nhập gấp 3 đến 4 lần. Hiện nay, vườn của anh Thịnh có khoảng một vạn gốc lan, cho thu nhập khoảng 200 - 300 triệu đồng/năm. Để đạt năng suất cao, nhà vườn luôn cải tiến, đầu tư hệ thống lưới chắn nắng, hệ thống tưới nước tự động,… với mục tiêu phát triển nghề trồng hoa công nghệ cao.

Người trồng hoa, cây cảnh xã Xuân Quan đã năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm mạnh dạn đầu tư vào những giống hoa mới, đa dạng về chủng loại, đã tạo ra một vùng chuyên sản xuất hoa chậu, hoa thảm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghề trồng hoa được xem là một hướng đi hiệu quả, đang mang lại sự ấm no, sung túc cho người dân xã Xuân Quan, ngay trên quê hương mình một cách bền vững.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Mạnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Quan cho biết, nghề hoa, cây cảnh xã Xuân Quan bắt đầu hình thành từ năm 2003, và đến năm 2017 chính thức được công nhận là làng nghề. Trong những năm gần đây, làng nghề trồng hoa phát triển mạnh mẽ, thu nhập bình quân khoảng 700 - 800 triệu đồng/ha canh tác. Hàng năm, xã tổ chức các lớp tập huấn về trồng hoa và kinh doanh hoa, cây cảnh để phổ biến kiến thức, giúp bà con nâng cao được hiệu quả kinh tế. Xã đã tổ chức thành công các lễ hội hoa vào năm 2017 và năm 2020 để tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về nghề trồng hoa, cây cảnh của địa phương, dự kiến cuối năm 2023 sẽ tiếp tục tổ chức lễ hội hoa kết hợp đón công nhận xã chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Theo các chủ nhà vườn ở Xuân Quan, những năm gần đây, du khách đến làng nghề tham quan, chụp ảnh vào các dịp lễ, Tết tăng nhanh, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương. Bà Nguyễn Thị Hoa, người trồng hoa xã Xuân Quan cho biết: Khoảng 2 năm trở lại đây, một số trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã liên hệ với nhà vườn để học sinh tiểu học tham quan kết hợp trải nghiệm trồng hoa, cây cảnh, nhiều đoàn khách liên hệ chụp ảnh dã ngoại. Tuy nhiên, do chưa bố trí khu vực trải nghiệm thực tế nên nhà vườn mới đáp ứng nhu cầu tham quan để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Có thể nói, vấn đề phát triển các làng nghề hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp hiện nay đang là hướng đi đầy triển vọng không chỉ của Hưng Yên mà là của nhiều địa phương khác trong cả nước. Đây chính là điều kiện thuận lợi để du lịch Hưng Yên khai thác tạo ra lợi thế cạnh tranh với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng, tiến tới trong nước và mở rộng ra khu vực, quốc tế.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Hiệu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên cho biết, năm 2022, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành đề án về phát triển làng nghề hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Thông qua đề án này, chính quyền địa phương và nhân dân có một cách tiếp cận mới hơn, ngoài việc sản xuất, phải nghiên cứu phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp để tăng thêm thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế của địa phương. Để phát triển được mô hình du lịch nông nghiệp bền vững, địa phương cần quan tâm và đảm bảo được vấn đề vệ sinh môi trường.

Với tinh thần đó, xã Xuân Quan đã chủ động quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Xuân Quan đã đầu tư và khai thác dịch vụ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, đặt thùng chứa rác thải nông nghiệp ở các trục đường sản xuất để bảo đảm vệ sinh môi trường, giúp làng quê luôn sạch sẽ theo chuẩn tiêu chí môi trường nông thôn mới. Tiến hành nạo vét, trục vớt bèo, khơi thông dòng chảy trên các kênh mương nội đồng, đảm bảo tưới, tiêu kịp thời cho các hộ sản xuất. Chính quyền địa phương và các tổ chức hội, đoàn thể cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn, tuyên truyền chuyển giao khoa học - kỹ thuật về sản xuất hoa, cây cảnh, phân bón hữu cơ, giá thể trồng hoa mang lại hiệu quả kinh tế cao, xây dựng môi trường làng nghề xanh, thân thiện.

Theo số liệu thống kê của xã Xuân Quan, tổng lợi nhuận từ hoa, cây cảnh của xã trong năm 2022 ước đạt từ 150 đến 200 tỷ đồng. Nghề trồng hoa cây cảnh đã tạo việc làm cho trên 3.000 lao động tại địa phương cũng như các địa phương khác về làm thuê với mức thu nhập bình quân từ 7 - 9 triệu đồng/người /tháng.

Chia sẻ về định hướng phát triển làng hoa trong thời gian tới, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Xuân Quan Lê Quý Đôn cho biết, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh và phát huy những kết quả đã đạt được của nghề trồng hoa, cây cảnh trong những năm vừa qua. Có giải pháp về quy hoạch tổng thể vĩ mô cho vùng chuyên sản xuất hoa, cây cảnh của địa phương. Coi trọng việc phát triển nghề trồng hoa cây cảnh theo hướng ổn định, bền vững kết hợp sản xuất hoa cây cảnh công nghệ cao gắn với du lịch làng nghề và bảo vệ môi trường.

48 năm sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với giai cấp công nhân, đội ngũ tri thức, giai cấp nông dân luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhờ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những nông dân không quản một nắng hai sương, chịu khó lao động, trau dồi kiến thức, áp dụng công nghệ vào sản xuất để làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, góp phần vào sự phát triển chung của Vùng Thủ đô xứng tầm khu vực.

Thế Đoàn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã ban hành kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn. Từ đó, phát triển nhiều mô hình, phong trào gắn với kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Xem thêm
Phiên bản di động