Thương binh hạng 4/4 quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương
Khẳng định tay nghề thợ Việt | |
Tuổi nghỉ hưu sẽ tăng từ năm 2021 |
Theo lời ông Trọng kể, năm 1971 ông lên đường nhập ngũ. Trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, may mắn hơn nhiều đồng đội phải mãi mãi nằm lại nơi chiến trường, ông còn sống để trở về với gia đình và quê hương. Tuy nhiên, một phần cơ thể của ông đã mang thương tật và trở thành thương binh hạng 4/4.
Ông Trọng đang chăm sóc đàn gà của gia đình. |
Thời gian đầu khi mới xuất ngũ trở về địa phương, ông Trọng phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách. Nhìn con cái vất vả, nheo nhóc đã thôi thúc ông tìm mọi cách vươn lên để thoát nghèo. Với bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, ông cùng với người vợ tần tảo một nắng hai sương đã tích cóp được chút vốn liếng làm ăn. Tự ý thức được sức khoẻ bản thân không thể cáng đáng được những công việc nặng nhọc, ban đầu ông Trọng đã mở cửa hàng sửa chữa điện tử rồi buôn bán đồ điện với hy vọng có cuộc sống khá giả hơn.
Là một người năng động nên khi có chủ trương chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại VAC, ông nhận thấy đây là cơ hội tốt để phát triển kinh tế gia đình. Ông rất ham học hỏi, thường xuyên theo dõi các chuyên mục về nông nghiệp, nông thôn, qua đó tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi để áp dụng trong quá trình làm mô hình kinh tế VAC.
Đến nay, trang trại của ông có diện tích trên 3.200m2, trong đó có các khu chăn nuôi gà, ao thả cá; phía trên bờ trồng rau và trồng cây bưởi Diễn và nhiều loại cây ăn quả khác. Mô hình dù mới được xây dựng trong vài năm song bước đầu đã cho hiệu quả. Đây là những trái ngọt và thành quả của người cựu chiến binh trên mặt trận mới.
Cùng với phát triển kinh tế, cựu chiến binh Dương Đoàn Trọng còn là hội viên câu lạc bộ thơ Đường của huyện, tích cực tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động từ thiện xã hội ở địa phương phát động. Với những cố gắng nỗ lực, thương binh Dương Đoàn Trọng xứng đáng với danh hiệu “Thương binh tàn nhưng không phế”của huyện Chương Mỹ, là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13