Ký ức hào hùng về ngày tiếp quản Thủ đô
65 năm vang vọng Lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu | |
Ra quân chỉnh trang các tuyến phố chào mừng 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô | |
Sống lại không khí hào hùng ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954 |
Những ký ức không quên
Phải khó khăn lắm chúng tôi mới có thể sắp xếp được cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với nghệ sĩ Đức Lưu, bởi trong những ngày tháng 10 này, bà đang tất bật với những cuộc gặp gỡ, hội họp cùng đồng đội, ôn luyện về những kí ức về Ngày giải phóng Thủ đô.
Nghệ sĩ ưu tú Đức Lưu |
Nghệ sĩ Đức Lưu quê ở Ba Vì (Hà Nội), ngay từ khi còn ít tuổi, bà đã thoát ly gia đình vào bộ đội. May mắn có mặt trong đoàn quân tiếp quản Thủ đô, cô gái 15 tuổi khi ấy nay đã ở tuổi 80, thế nhưng mỗi khi nhắc đến kí ức về ngày giải phóng Thủ đô, bà vẫn không giấu nổi niềm xúc động nghẹn ngào.
Xuất thân trong một gia đình trí thức cách mạng, nghệ sĩ Đức Lưu được thừa hưởng tinh thần yêu nước từ truyền thống gia đình. Ngay từ khi còn là cô gái 14, 15 tuổi, bà đã xung phong vào bộ đội, phục vụ thương bệnh binh trong Trung đoàn 151, Bộ Tư lệnh Công binh, đóng quân ở trạm tiền tiêu, ngay sát chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nghệ sĩ ưu tú Đức Lưu tên thật là Nguyễn Thị Đức Lưu. Bà là một diễn viên thuộc thế hệ đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Trong cuộc đời diễn xuất, nghệ sĩ Đức Lưu chỉ dừng ở hai vai diễn cách nhau 22 năm. Đó là vai Mận trong phim “Cô gái công trường”- bộ phim thứ 3 của lịch sử điện ảnh Việt Nam và vai Thị Nở trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” của đạo diễn Phạm Văn Khoa. Có thể nói, vai diễn Thị Nở đã khiến tên tuổi của nghệ sĩ ưu tú Đức Lưu ghi dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả Việt Nam. Mỗi khi nhắc đến Thị Nở, người ta đều nhớ ngay đến hình ảnh mà bà thủ vai trong bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”. |
Những ngày đầu phục vụ các chiến sĩ từ chuyện băng bó vết thương, chăm sóc bệnh binh cho đến nấu ăn phục vụ các chiến sĩ, bà cũng đều rất tận tâm. Nghệ sĩ Đức Lưu chia sẻ, trong cuộc đời “chiến sĩ” của mình, bà nhớ nhất là thời điểm quân và dân ta chiến thắng Điện Biên Phủ và lần hành quân về tiếp quản Thủ đô.
“Tôi may mắn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào những sự kiện lịch sử của dân tộc. Đối với tôi, những thời khắc ấy sẽ không bao giờ quên”- nghệ sĩ chia sẻ.
Ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tình hình kháng chiến ngày càng sôi sục, tinh thần quyết chiến của bộ đội ta ngày càng dâng cao. Tháng 10/1954, nhận được lệnh về Hà Nội tiếp quản Thủ đô, quân và dân ta vô cùng vui mừng, ai nấy đều tràn đầy khí thế.
Nghệ sĩ Đức Lưu nhớ lại, thời điểm ấy trong lòng bà dâng lên một niềm xúc động không tên, vừa hồi hộp, vừa mong chờ. Cô thiếu nữ 15 tuổi khi ấy đã kịp nhận thức được tình cảm thiêng liêng đối với Tổ quốc và niềm vinh dự, tự hào khi được đứng trong đội quân tiếp quản Thủ đô.
Mặc dù năm nay đã 80 tuổi, khi nhắc về những ký ức xưa cũ, nghệ sĩ Đức Lưu thi thoảng chau mày hình dung lại, rồi kể vanh vách: “Tôi nhớ khi ấy là đầu tháng 10, tôi đi theo đoàn quân xuất phát từ Điện Biên Phủ trở về Hà Nội. Để tránh sự chống phá của địch, cứ ban ngày chúng tôi vào nhà dân nghỉ, ban đêm lại tiếp tục hành quân. Tôi nhớ lắm, bởi bộ đội đi đến đâu cũng nhận được sự chào đón, ủng hộ của của nhân dân”.
Cuộc hành quân về Hà Nội kéo dài hàng tuần nhưng chỉ cần nghĩ đến việc chạm chân vào mảnh đất Thủ đô, các chiến sĩ bộ đội ta đều quên hết mệt nhọc. “Trước ngày mùng 10, đoàn quân chúng tôi đã về đến Hà Nội và đóng quân tại Xuân La, ngay hồ Tây. Tại đây, chúng tôi được chủ nhà tiếp đón vô cùng nhiệt tình. Tôi nhớ nhất là kỷ niệm, bà chủ nhà có duy nhất con gà, bà mang làm thịt tiếp đón bộ đội. Vì ít quá, nên thịt gà được băm thật nhỏ, rang thật mặn, chia thật đều cho tất cả chiến sĩ. Chúng tôi vừa ăn vừa rớt nước mắt, chỉ thế thôi là đủ hiểu, nhân dân ta đồng lòng, chung sức đến nhường nào”.
Nhớ về ngày giải phóng
Nghệ sĩ Đức Lưu nói rằng, bà đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nên trí nhớ có thể lúc nhớ lúc quên, nhưng bà vẫn còn nhớ đúng ngày 10/10/1954, đoàn quân của bà tiến vào tiếp quản Thủ đô theo cửa Ô Thanh Bảo (quen gọi là Ô Cầu Giấy) ở chỗ phố Kim Mã giao với phố Sơn Tây.
Đoàn đi qua các đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang… đến 9 giờ 45 phút thì vào đóng trong “Thành cổ Hà Nội” bằng Cửa Đông. Bà chia sẻ: “Chúng tôi đi đến đâu, người dân mang hoa, mang cờ ra chào đón. Thậm chí, có người khi nhìn thấy những cô gái nhỏ nhắn, tóc dài chạm mông, khoác trên mình bộ quân phục cũng phải thốt lên: Bộ đội đàn bà, rồi reo hò cổ vũ”
Đặc biệt, bà nhớ nhất là Lễ chào Cờ lịch sử diễn ra cùng ngày tại sân vận động Cột Cờ. Hôm đấy, trời thu Hà Nội xanh ngắt, lá Cờ chiến thắng của Tổ quốc tung bay trên đỉnh Cột Cờ, các đơn vị tham dự lễ chào cờ tập hợp thành khối vuông nghiêm chỉnh. Hàng đầu là đội hình bộ binh, đứng sau là đội hình cơ giới và pháo binh xếp hàng ngang thẳng tắp, xe pháo nghiêm chỉnh, pháo thủ và bộ binh cơ giới đứng nghiêm trên xe.
Xung quanh sân vận động, nhân dân các khu phố kéo đến đông nghịt đứng vòng trong vòng ngoài chật ních cả đường Hoàng Diệu và đường Cột Cờ (nay là đường Điện Biên Phủ). Khi còi Nhà hát Lớn nổi lên một hồi dài, người dân hướng về Cột Cờ.
Chủ thể lễ chào cờ hôm ấy là Tướng Vương Thừa Vũ - Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Thành phố và bác sĩ Trần Duy Hưng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính. Mọi người kính cẩn nhìn lên lá Quốc Kỳ đang tung bay trên đỉnh Cột Cờ cao ngất, ai nấy đều dung dung xúc động. Tiếng nhạc vừa dứt, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quận chính thành phố Hà Nội bước ra trước máy phóng thanh trân trọng đọc “Lời kêu gọi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô.
Nghệ sĩ nói rằng, cho đến nay trong trí nhớ của bà vẫn tồn tại như một miền ký ức không quên, đó chính là lời kêu gọi của Bác Hồ gửi đến người dân Thủ đô. Mở đầu lời kêu gọi, Bác viết: “8 năm qua, Chính phủ đã phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhưng lòng Chính phủ luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ ta lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết”.
Bác hỏi thăm thân mật đồng bào rồi căn dặn: “Sau cuộc biến đổi lớn, việc khôi phục lại đời sống bình thường sẽ phức tạp, khó khăn. Nhưng Chính phủ cố gắng quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn và đạt được mục đích chung làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, vui tươi và phồn thịnh”.
Bà nhớ nhớ lại: “Nghe lời dặn dò của Bác khi ấy, tôi lặng lẽ khóc, những giọt nước mắt vừa vui mừng, vừa xúc động. Hà Nội thân yêu, Hà Nội trái tim của cả nước nay đã được giải phóng. Thật tự hào biết bao.
Cũng chính trong giây phút đó, một ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi, tôi phải làm gì đó để lưu lại khoảng khắc đáng nhớ này. Sau khi kết thúc buổi lễ, tôi cùng một số đồng chí đã dắt nhau lên Hồ Gươm, chọn một hiệu ảnh thật to để chụp ảnh. Bức ảnh về cô thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp với bộ quân phục và chiếc mũ lưới cho đến nay vẫn được tôi lưu giữ và xem như báu vật”.
Năm tháng đã qua đi, Hà Nội ngày nay đã thay đổi rất nhiều, thế nhưng trong con mắt của nghệ sĩ Đức Lưu, Hà Nội vẫn trẻ trung, vẫn tươi đẹp và đặc biệt vẫn nhiều dấu ấn khó phai mờ. “Nhìn lại quá trình phát triển của Thành phố từ mốc son rực rỡ này, càng thấy rõ điểm tựa để Hà Nội phát triển như hôm nay chính là tinh thần đoàn kết, là ý chí quật cường không bao giờ lùi bước trước khó khăn của các thế hệ cán bộ, nhân dân Thủ đô Hà Nội”- bà chia sẻ.
Kim Tiến
Bài viết cùng chủ đề
70 năm ngày Giải phóng Thủ đôCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13