65 năm vang vọng Lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu
Ra quân chỉnh trang các tuyến phố chào mừng 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô | |
Người dân Thủ đô sống lại “Ký ức mùa Thu” cách đây 65 năm | |
70 năm lời kêu gọi của Bác vẫn còn nguyên giá trị |
Nhớ ngày Giải phóng Thủ đô 65 năm trước, trong khí thế “Trùng trùng quân đi như sóng/Lớp lớp đoàn quân tiến về”, tại buổi Lễ chào Cờ mừng chiến thắng, dù bận trăm công nghìn việc, song Bác Hồ kính yêu vẫn dành thời gian viết “Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đô giải phóng” để động viên đồng bào, chiến sĩ Thủ đô.
Bác Hồ với các cháu học sinh trường Trưng Vương, Hà Nội, vào năm 1956. Ảnh tư liệu |
Dẫu 65 năm đã trôi qua, cứ đến sự kiện Kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) trong mỗi chúng ta đều vang vọng những lời trong thư Bác kính yêu. Đây chính là một trong những động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội làm nên những kỳ tích mới.
Sáng 10/10/1954, nhân dân Hà Nội đón chào các đoàn quân tiến vào Thủ đô bằng những tiếng reo hò, lời ca và những tràng vỗ tay không dứt. Trong Lễ chào Cờ nghiêm trang dưới chân cột Cờ Tổ quốc, đồng chí Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Uỷ ban Quân chính thành phố Hà Nội đã vinh dự đọc “Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đô giải phóng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô.
Trong “Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đô giải phóng”, Bác viết: “Cùng đồng bào Hà Nội thân mến! Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hoà bình đã thắng lợi, Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào.
Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể! Tôi trân trọng thay mặt Chính phủ tỏ lời thân ái chào thăm đồng bào và bày tỏ với đồng bào mấy điều cần thiết: Nếu kể từ ngày Thế giới chiến tranh lần thứ hai thì Thủ đô ta đã trải qua 15 năm binh lửa. Thời gian khá dài, tổn thương không ít! Sở dĩ Thủ đô giữ gìn được tình trạng như ngày nay là do đồng bào ta hăng hái phấn đấu.
Tuy vậy từ nay Chính phủ và nhân dân ta phải cùng nhau cố gắng nhiều để khôi phục, củng cố và phát triển đời sống tinh thần và vật chất của Thủ đô ta. Chính phủ và nhân dân phải cùng nhau ra sức giữ gìn trật tự, an ninh. Trật tự, an ninh tốt thì mọi người mới an cư, lạc nghiệp.
Chúng ta phải cùng nhau gây nên một phong trào cần, kiệm, liêm, chính và mỹ tục, thuần phong; chúng ta phải thực hiện chính sách công và tư đều được chiếu cố, chủ và thợ đều có lợi. Các bạn công nhân hăng hái sản xuất. Bà con công, thương hăng hái kinh doanh. Chúng ta cần phải duy trì và khôi phục mọi hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh tế và tài chính của Thủ đô ta.
Chính phủ và các vị cha mẹ học trò phải cùng cố gắng để cho con cháu ta được tiếp tục học hành. Các nhà văn hoá, giáo dục phải hăng hái phục vụ nhân dân. Chúng ta phải duy trì và khôi phục mọi hoạt động văn hoá. Về chính trị, chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, thực hiện tự do dân chủ. Mọi người đều đưa hết tài đức của mình để khôi phục Thủ đô và xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ.
Nói tóm lại, nhân dân, bộ đội và cán bộ phải thi hành đúng chính sách và tuân theo kỷ luật mà Uỷ ban quân chính đã ban bố. Nhân dịp này tôi có vài lời ngỏ cùng các bạn ngoại kiều. Các bạn, người buôn bán, kinh doanh, tiểu thương, tiểu chủ, công nhân và trí thức, đã chung sống với nhân dân Việt Nam.
Các bạn đã khai cơ lập nghiệp ở Việt Nam. Những hoạt động chính đáng về kinh tế và văn hoá của các bạn cũng có lợi cho Việt Nam. Vì vậy tôi khuyên các bạn: Các bạn cứ yên lòng làm ăn như thường. Nhân dân và Chính phủ Việt Nam sẽ giúp đỡ và bảo hộ các bạn. Sau cuộc biến đổi lớn, việc khôi phục lại đời sống bình thường sẽ phức tạp, khó khăn.
Nhưng Chính phủ có quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ, thì chúng ta nhất định vượt được mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh.
Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là người đày tớ trung thành tận tuỵ của nhân dân.Tôi xin chúc toàn thể đồng bào Hà Nội đoàn kết, phấn đấu và thắng lợi”…
Với vị trí địa lý và vai trò đặc biệt của mình, Thủ đô Hà Nội có vinh dự, tự hào vì là một trong những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc lâu nhất. Thủ đô Hà Nội cũng là nơi chứng kiến Bác Hồ kính yêu viết và tuyên bố những tác phẩm bất hủ, đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới.
Từ tình yêu đối với Thủ đô Hà Nội, không chỉ viết “Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đô giải phóng”, Bác thường dành nhiều sự quan tâm cũng như căn dặn làm thế nào để Thủ đô ngày càng phát triển. Từ những vấn đề lớn như công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền thành phố về kinh tế, chính trị, văn hóa, …đến nhiều vấn đề nhỏ như vệ sinh đường phố, đặt tên phố, quản lý nhân, hộ khẩu... đều được Bác Hồ dành sự quan tâm đặc biệt.
Sự quan tâm của Bác đối với Thủ đô cũng được thể hiện rõ trong những cuộc họp, hội nghị. Sau ngày Giải phóng Thủ đô, trong buổi tiếp đại biểu nhân dân Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc đi, nhắc lại câu “Chúng ta phải đoàn kết” và yêu cầu “Nhân dân Thủ đô có truyền thống cách mạng vẻ vang và nồng nàn yêu nước, tôi chắc rằng đồng bào Thủ đô sẽ hăng hái phấn đấu làm cho mọi ngành hoạt động của Thủ đô ngày thêm phát triển, để làm gương mẫu, để dẫn đầu cho nhân dân cả nước ta trong công cuộc củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong khắp nước ta; để xây dựng một đời sống sung sướng, tươi đẹp, thái bình mãi mãi cho con cháu chúng ta”.
Bên cạnh đó, mối quan tâm hàng đầu của Bác là công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để tiếp quản và xây dựng Thủ đô. Tại lớp tập huấn cán bộ, bộ đội, công an trước khi vào tiếp quản, trong khi anh em băn khoăn nhiều về lương bổng, chế độ sinh hoạt, Bác đến nói chuyện, giải đáp thắc mắc và bổ sung một điều đáng quan tâm mà không ai nêu ra, đó là đạo đức và nhân cách cán bộ.
Bác nói: “Mấy năm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt, về xuôi, nhất là thành thị, sẽ có nhiều phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu. Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi. Bác khuyên mọi người phải cảnh giác với “viên đạn bọc đường”.
Trong những ngày làm việc tại Thủ đô, Bác rất quan tâm đến vệ sinh, trật tự thành phố. Theo đó, Bác Hồ căn dặn: “Hà Nội là Thủ đô của cả nước, ta để bẩn là không được, cho nên các chú phải làm vệ sinh thành phong trào cách mạng, không phải chỉ đánh giặc mới là làm cách mạng”. Đặc biệt, Bác thường xuyên căn dặn cán bộ làm công tác ở Thành phố phải chú ý đến dân, nhất là dân nghèo.
Bác nói trong buổi tiếp đại biểu nhân dân Thủ đô ngày 16/10/1954: “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân”. Chuẩn bị Tết đầu tiên sau ngày giải phóng, Bác dặn các đồng chí lãnh đạo Hà Nội: “Các chú phải xem dân có gạo nếp, bánh chưng không? Phải làm sao cái Tết đầu tiên mình tiếp quản thành phố, ai cũng phải có bánh chưng ăn Tết”...
65 mùa Thu đã qua, thấm nhuần tư tưởng của Người, thấm nhuần những gì mà Bác gửi gắm trong “Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đô giải phóng” cũng như thực hiện Di chúc của Người, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã đoàn kết một lòng, không ngừng đổi mới tư duy, sáng tạo trong cách làm để đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực; đưa Thủ đô phát triển theo hướng giàu đẹp, văn minh, xanh sạch và công bằng.
Lương Hằng – Tuấn Dũng
Bài viết cùng chủ đề
70 năm ngày Giải phóng Thủ đôCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa
Sự kiện 01/11/2024 17:28
Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng
Sự kiện 01/11/2024 13:57
Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế
Sự kiện 31/10/2024 20:34
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên
Sự kiện 31/10/2024 18:55
Gỡ vướng về đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh
Sự kiện 31/10/2024 13:27
TP.HCM: Dự kiến thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất
Sự kiện 31/10/2024 08:53
Tạo khung pháp lý chung để quản lý hoạt động của tàu bay không người lái
Sự kiện 30/10/2024 22:44
Tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả
Sự kiện 30/10/2024 21:15