Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội

Là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô đã không ngừng củng cố vai trò tiên phong trong công tác tuyên truyền, định hướng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa Lan toả giá trị gia đình qua nhiều thế hệ

Lan tóa sâu rộng Bộ Quy tắc ứng xử

Điểm nhấn quan trọng là từ năm 2017, khi thành phố Hà Nội chính thức ban hành hai Bộ Quy tắc ứng xử, Báo đã nhanh chóng nắm bắt thông tin và triển khai hàng loạt các hoạt động tuyên truyền sâu rộng, đa dạng, hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc đưa các quy tắc này thấm sâu vào đời sống xã hội.

Với vai trò là phương tiện truyền thông chính thống của tổ chức Công đoàn Thủ đô, Báo Lao động Thủ đô không chỉ thực hiện nhiệm vụ thông tin về hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân, mà còn tuyên truyền sâu rộng các khía cạnh văn hóa - xã hội của đời sống người dân Thủ đô. Đây chính là điểm đặc sắc tạo nên sức hấp dẫn và giá trị nhân văn sâu sắc trong các ấn phẩm của Lao động Thủ đô, đồng thời khẳng định tầm nhìn của Ban biên tập trong việc gắn kết giữa nhiệm vụ chính trị với sứ mệnh văn hóa của một cơ quan báo chí có uy tín.

Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội
Xây dựng văn hóa người Hà Nội, trong đó có công nhân lao động là một trong những nội dung được Công đoàn Thủ đô quan tâm. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy (thứ 2 bên phải) thăm hỏi công nhân lao động).

Để đưa những giá trị văn hóa Hà Nội đến gần hơn với công chúng, Báo Lao động Thủ đô đã xây dựng một hệ thống chuyên mục đa dạng, phong phú, với các chuyên mục nổi bật như "Nhịp sống Thủ đô", "Tôi yêu Hà Nội", "Văn hóa"... Mỗi chuyên mục là một không gian riêng để các phóng viên, biên tập viên của báo dày công xây dựng những tuyến bài chuyên sâu, đi sâu phản ánh những khía cạnh đa dạng của văn hóa ứng xử người Hà Nội.

Thông qua những chuyên mục này, Báo đã tích cực phản ánh, biểu dương các mô hình tiêu biểu trong thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng: Từ những chung cư văn hóa - nơi cộng đồng cư dân chung tay xây dựng môi trường sống văn minh, lịch sự; đến những con phố cổ thân thiện với du khách - nơi người dân và các hộ kinh doanh thể hiện nét đẹp văn hóa đón tiếp, giao tiếp với du khách trong và ngoài nước; hay các khu chợ văn minh - không gian mua bán truyền thống nhưng đậm nét văn hóa ứng xử. Và không thể không nhắc đến văn hóa ứng xử tại các di tích lịch sử - nơi gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Điểm đặc biệt trong các chuyên mục này là cách tiếp cận đa chiều, vừa lý luận vừa thực tiễn, vừa cung cấp những kiến thức nền tảng về văn hóa ứng xử, vừa đưa ra những mô hình điển hình, những câu chuyện cụ thể, sinh động từ đời sống hàng ngày. Qua đó, Báo đã mang đến cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về văn hóa ứng xử của người Hà Nội từ quá khứ đến hiện tại và định hướng tương lai…

Đối với Bộ quy tắc ứng xử trong công sở - một trong hai bộ quy tắc quan trọng được Hà Nội ban hành năm 2017, Báo Lao động Thủ đô đã có những đóng góp đáng kể trong việc tuyên truyền, lan tỏa những giá trị tích cực. Báo đã mạnh mẽ tuyên truyền về những chuyển biến tích cực trong phong cách làm việc, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của bộ máy chính quyền các cấp. Nhiều bài viết đã khắc họa sinh động những gương điển hình trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, tinh thần trách nhiệm với công việc và thái độ phục vụ nhân dân. Qua đó, Báo không chỉ góp phần tôn vinh những cá nhân, tập thể tiêu biểu, mà còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực, khuyến khích sự nỗ lực, cải tiến trong toàn hệ thống công sở của Thủ đô.

Nhiều tác phẩm đoạt giải cao

Một trong những điểm sáng trong hoạt động tuyên truyền của Báo Lao động Thủ đô là việc Ban Biên tập đã chỉ đạo các ban chuyên môn xây dựng những tuyến bài công phu, dài kỳ, với nhiều hình thức thể hiện đa dạng, phong phú như emagazin, longform, clip phóng sự truyền hình về văn hóa ứng xử. Đây là những tác phẩm báo chí được đầu tư nghiêm túc, bài bản cả về nội dung lẫn hình thức, phản ánh tầm nhìn của Ban Biên tập trong việc đề cao tuyên truyền văn hóa.

Nhiều tác phẩm xuất sắc đã được ghi nhận qua các giải thưởng báo chí uy tín của Thành phố. Tiêu biểu như loạt bài "Ứng xử với di sản văn hóa phi vật thể ở Thủ đô: Những gợi mở và cách tiếp cận mới" đoạt giải Ba giải Ngô Tất Tố 2024; "Để di sản là viên ngọc toả hào quang" đoạt giải Nhì giải Ngô Tất Tố 2023; "Phẩm cách người Hà Nội: Dòng mạch ngầm chảy mãi" đã đạt giải Nhì giải Ngô Tất Tố 2022 - một giải thưởng báo chí danh giá của Thủ đô.

Đặc biệt, loạt bài "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô: Nên bắt đầu từ văn hoá" đoạt giải C Giải báo chí Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh năm 2020; "Nếp nhà người Hà Nội: Còn đó những giá trị tốt đẹp" đoạt giải C Giải báo chí Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh năm 2019… Đây không chỉ là sự ghi nhận cho nỗ lực của tập thể phóng viên, biên tập viên Báo Lao động Thủ đô, mà còn khẳng định giá trị và tầm ảnh hưởng của những tác phẩm báo chí về văn hóa ứng xử.

Là người có nhiều giải báo chí và có cách tiếp cận hay về văn hóa, phóng viên Đinh Văn Luyện - Ban Kinh tế, chia sẻ: "Qua hơn chục năm làm báo, tôi nhận thấy viết về văn hóa không hề dễ mà đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế và một tình yêu sâu sắc đối với Hà Nội. Đặc biệt, khi viết về văn hóa ứng xử của người Hà Nội, tôi luôn chú trọng đến cách tiếp cận đa chiều: Vừa ghi nhận, biểu dương những điều tốt đẹp, vừa mạnh dạn phê phán những biểu hiện lệch chuẩn.

“Điều quan trọng là phải tạo được sự đồng cảm, gần gũi với người đọc, để họ không cảm thấy bị mình tuyên truyền suông, giáo điều, mà tiếp nhận và lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp một cách tự nhiên, chân thành nhất", phóng viên Đinh Văn Luyện bày tỏ.

Không chỉ ca ngợi những điều tốt đẹp, Báo Lao động Thủ đô còn thể hiện vai trò phản biện xã hội mạnh mẽ thông qua việc mạnh dạn phê phán những hiện tượng lệch chuẩn văn hóa trong đời sống xã hội. Từ những hành vi thiếu văn minh ở nơi công cộng như xả rác bừa bãi, gây ồn ào nơi công cộng, không tuân thủ quy tắc giao thông... đến những biểu hiện tiêu cực trong ứng xử của cán bộ, công chức như thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Đáng chú ý, nhiều bài viết phê phán của Báo đã nhận được sự phản hồi tích cực từ chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng. Đây chính là một trong những yếu tố then chốt tạo nên uy tín, vị thế của Báo trong đời sống văn hóa - xã hội của Thủ đô.

Với những nỗ lực không ngừng, Báo Lao động Thủ đô đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc định hướng và lan tỏa giá trị văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần xây dựng nên một nét văn hóa riêng biệt của người Thủ đô - lịch thiệp, tinh tế và trang nhã. Đây là thành quả của một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ những người làm báo Lao động Thủ đô, với tâm huyết, trách nhiệm và tình yêu sâu sắc dành cho Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Trong thời gian tới, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và sự thay đổi thói quen đọc thông tin của công chúng, Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục đổi mới phương thức tuyên truyền, mở rộng sự lan tỏa trên các nền tảng số, tăng cường tương tác với độc giả để nâng cao hiệu quả định hướng văn hóa, đặc biệt là thế hệ trẻ - những người sẽ kế thừa và phát huy nền văn hóa thanh lịch, văn minh của Thủ đô trong tương lai.
Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Năm 2025, thành phố Vinh quyết tâm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để chỉnh trang, làm mới các tuyến đường trung tâm. Thế nhưng một số công trình có thể bị ảnh hưởng đến tiến độ trong năm nay.
Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Từ những bất cập về thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, trao đổi với phóng viên, nhiều người lao động kiến nghị, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí về thu nhập - giá cả với những người đang làm việc, sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng “mở biên độ” thu nhập lên cao hơn so với mức cứng 15 triệu đồng/tháng như quy định hiện hành.
Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Sáng 4/4, Công an phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa trao trả lại tài sản thất lạc cho người dân.
Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Để phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” có được những kết quả đáng ghi nhận trong năm vừa qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã liên tục đổi mới trong công tác chỉ đạo triển khai tới các Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất đã và đang triển khai hiệu quả phong trào văn hóa, thể thao trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”. Qua đó, nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường đoàn kết, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và phát triển toàn diện cho người lao động.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Tin khác

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Với mỗi phóng viên, được ra Trường Sa tác nghiệp là niềm vinh dự, tự hào và hạnh phúc. Nhưng để niềm hạnh phúc đó được trọn vẹn, mỗi người đều phải vượt qua thử thách của biển cả và giới hạn của bản thân.
Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Báo Lao động Thủ đô đã đi qua chặng đường 32 năm xây dựng, phát triển. Đội ngũ phóng viên luôn tự hào là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; không ngừng tự đổi mới cách làm nhằm tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của Báo. Trong đó góp phần tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.
Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh di tích quanh hồ Gươm, góp phần tạo không gian sinh hoạt cộng đồng và đẩy mạnh phát triển du lịch, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc lập quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Gươm theo hướng xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt. Thành phố cũng sẽ đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa phát động tới Mặt trận các cấp, các tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân phong trào “Công dân số cùng Thủ đô vươn mình”, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của nhân dân tham gia quá trình chuyển đổi số của Thủ đô.
Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế trên địa bàn Thành phố lĩnh vực kinh tế ngành.
Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Lễ ký kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn vừa diễn ra với sự tham gia của nhiều cơ quan, doanh nghiệp và hộ nông dân, mở ra cơ hội phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc thù, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân.
Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín đang tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn từ năm 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, huyện ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề có nhu cầu bức thiết về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, hoặc những làng nghề có mức độ ô nhiễm cao, nhằm di dời các hộ sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ

Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ

Tổ địa bàn Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Bắc Từ Liêm đã phối hợp cùng Ủy ban nhân dân, Công an các phường tổ chức đồng loạt Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nghiệp vụ PCCC cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ trên địa bàn 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 2.000 người.
Hà Nội cải tạo công viên, hồi sinh những không gian xanh

Hà Nội cải tạo công viên, hồi sinh những không gian xanh

Từng bước bỏ lớp áo cũ, nhiều công viên trên địa bàn Thủ đô đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của Hà Nội nhằm nâng cấp hệ thống công viên, mang đến những không gian xanh, sạch, đẹp, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động