Thổi bùng ngọn lửa khát vọng cống hiến của tuổi trẻ trong kỷ nguyên mới

Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

(LĐTĐ) Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: Phương châm sống và hành động của mọi người, nhất là của thanh niên là: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương những người cộng sản”. Những hạt giống tốt thôi chưa đủ, còn cần phải được ươm mầm, vun vén thì mới có thể phát triển tốt, đủ sức chống chọi với những mầm bệnh. Và việc nhận diện và loại bỏ những mầm bệnh này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách.
Kỳ 1: Biến ước mơ thành hành động Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

Cách làm hay từ một chi bộ

Để giúp cho những đảng viên trẻ nuôi dưỡng được những ước mơ, hoài bão của mình, cần nhất đó là môi trường để rèn luyện và nuôi dưỡng khát vọng cống hiến. Đồng thời, cũng cần phải kịp thời động viên, ghi nhận và biểu dương những đóng góp tích cực mà họ đã nỗ lực hết mình cho cơ quan, đơn vị, hay cho địa bàn dân cư, nơi mà họ sinh sống…

Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Những cuộc họp Chi bộ 11, Đảng ủy phường Láng Thượng luôn có mặt những đảng viên trẻ tuổi.

Địa bàn dân cư số 11 phường Láng Thượng, quận Đống Đa, được người dân phường Láng Thượng và những địa bàn xung quanh gọi là khu dân cư “đáng sống”. Hai từ “đáng sống” được lý giải với nhiều tiêu trí: an toàn, không có tệ nạn xã hội; người dân sống có văn hoá, vui vẻ, đoàn kết, hồ hởi, phấn khởi giúp đỡ lẫn nhau; môi trường sống xanh, sạch… Đặc biệt là phải kể đến sự đoàn kết thống nhất từ trong Đảng đến các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi được biết đó là kết quả của việc ươm mầm cho đảng viên trẻ bằng việc cụ thể hoá khát vọng cống hiến.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, TS. Vũ Thị Thanh Bình - Bí thư Chi bộ 11, Tổ trưởng Tổ dân phố 27 phường Láng Thượng, cho biết: “Để xây dựng và hình thành ước mơ, hoài bão trong những người trẻ tuổi, đặc biệt là đảng viên trẻ, trước hết phải tạo cho họ một môi trường đủ lớn để nhận biết và hình ảnh những ước mơ, hoài bão ấy. Chi bộ, tổ dân phố thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nêu cao ý thức tự giác, tôn vinh những đóng góp của những tập thể và cá nhân trước nhân dân.

Đồng thời, cấp uỷ giao các đồng chí giỏi về công tác dân vận thường xuyên tiếp xúc, trao đổi, động viên các cán bộ, đảng viên trẻ tham gia các phong trào ở địa phương, tổ dân phố. Trong những hoạt động ấy, chúng tôi tìm những cán bộ, đảng viên trẻ nhiệt tình, tâm huyết tham gia cùng với các đồng chí hiểu biết về trình độ lý luận, có kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống thực hiện nghiên cứu và thuyết trình các chuyên đề theo tháng mà Chi bộ giao. Có những chuyên đề để đảng viên trẻ thuyết trình, phản biện trước Chi bộ. Như vậy, giúp các đồng chí đảng viên trẻ có nhiều điều kiện tiếp cận và hiểu sâu về lý luận chính trị, có như thế khi hình thành ước mơ, hoài bão thì ước mơ, hoài bão ấy cũng chính là những ước mơ, hoài bão mong muốn cống hiến cho quê hương, đất nước”.

Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Chi bộ số 11, Đảng ủy phường Láng Thượng lấy biểu quyết thông qua Nghị quyết chuyên đề.
“Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn gửi trọn niềm tin yêu vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của nước nhà, rường cột của dân tộc, lực lượng xung kích sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta và Bác Hồ đã nhiều lần khẳng định: Thanh niên là tương lai của chúng ta, là hy vọng của chúng ta, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do các thanh niên".

(Phát biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (1931 - 2011) và đón nhận Huân chương Sao vàng lần 2)

Chia sẻ cách làm của Chi bộ để nuôi dưỡng những ước mơ hoài bão ấy, theo TS. Vũ Thị Thanh Bình: Những ước mơ dù là lớn hay chỉ đơn giản, bình dị muốn đến đích thì cũng cần có động lực để thực hiện. Nhưng nếu các đảng viên trẻ đặt ra cho mình ước mơ quá cao không thể thực hiện được (hay người ta gọi là viển vông) thì sẽ làm nhụt chí. Chính vì thế, việc đầu tiên chúng tôi làm là khơi gợi những việc làm dễ thực hiện để thực hiện trước, sau đó các đảng viên trẻ khi có động lực mới đưa ra những nhiệm vụ phức tạp hơn, lớn hơn.

“Theo tôi, để đạt được những thành quả cần có một quá trình rèn luyện, trong quá trình ấy chắc chắn sẽ có những vấp váp, chông gai, nhưng khi vượt qua được, thì những cán bộ, đảng viên trẻ ấy chắc chắn tích luỹ cho mình rất nhiều những bài học kinh nghiệm quý báu để bổ sung vào lý luận của mình. Tôi tin tưởng rằng những đảng viên trẻ hiện nay có đầy đủ bản lĩnh để vượt qua mọi chông gai, thử thách cống hiến hết mình cho sự phát triển của Thủ đô, đất nước”, TS. Vũ Thị Thanh Bình cho biết.

Nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên

Trong thực tế, không ít những cán bộ, đảng viên giỏi chuyên môn, nhưng không nắm chắc lý luận chính trị (LLCT) nên họ không rõ làm theo chủ nghĩa nào, đường lối nào, phục vụ ai, dễ dẫn đến mất phương hướng, kết quả thường thất bại. Và chính những con người đó nếu không đủ bản lĩnh vượt qua những thất bại đó thì sẽ rất dễ dẫn đến ghen ghét, đố kị, bất mãn với những thành công của người khác. Những hiện tượng không hiếm gặp như: “Chộp” những vấn đề “nóng”, nhạy cảm, khai thác triệt để những thiếu sót, những bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hay của một cá nhân nào đó, thậm chí xuyên tạc, bóp méo sự thật, vu khống, đặt điều… nhằm che giấu những sai lầm, khuyết điểm, sai phạm của chính mình hay chỉ đơn giản là bởi “không thích thì chửi, thế thôi”. Không những thế, còn đưa nhau lên mạng xã hội để mỉa mai, phán xét một cách tiêu cực hay tệ hơn là xúc phạm, nói tục, chửi thề đang là một xu hướng mà không ít người trong xã hội hiện nay hưởng ứng, đáng buồn là trong đó có cả những cán bộ, đảng viên trẻ…

Thời điểm không gian Internet và mạng xã hội bắt đầu xuất hiện và bùng nổ tại Việt Nam trong những trở lại đây, cùng với những thông tin bổ ích, có giá trị với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu, độc trên mạng xã hội đã và đang tác động tiêu cực đến tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một số bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Theo đồng chí Trần Thị Hải - Phó Trưởng Phòng Công nghệ thông tin, Văn phòng Thành uỷ Hà Nội: Để thống kê những tác hại của mạng xã hội thì nhiều, nhưng đầu tiên là do tiếp cận những thông tin sai sự thật. Nhiều người tham gia bình luận, chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng hoặc mang tính chất kích động, mang tính chất lan truyền vào các mục đích xấu (công kích cá nhân, bàn luận những điều không có thực, suy diễn cá nhân...).

Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, người dùng bị dẫn dắt, bị lôi kéo. Khi vướng vào một trend (trào lưu) nào đó không tích cực, người dùng có thể bị dẫn dắt để có suy nghĩ và hành động sai trái, lệch chuẩn. Hoặc khi bị cảm xúc chi phối từ những luận điệu, thông tin không đúng, người ta cũng có thể có thái độ sai lệch về một vấn đề nào đó. Một số người hay “cả tin” nên đinh ninh rằng “không có lửa thì sao có khói” nên tin những điều mình tiếp cận được và hành động theo sự tin tưởng đó. Ở mạng xã hội, tâm lý đám đông lắm khi thúc đẩy người bị “lạc vào” và không thoát ra được, dẫn đến có suy nghĩ và hành động theo đám đông kia mà không phải trường hợp cũng đúng đắn, tích cực.

Ngoài ra còn do người dùng bị lừa đảo, bị lợi dụng. Mạng xã hội làm gia tăng nguy cơ lộ, lọt bí mật của đơn vị công tác, thậm chí có nguy cơ làm lộ bí mật Nhà nước. Đồng thời dễ dẫn đến việc say sưa các giá trị ảo. Một số người dễ sa vào xu hướng “câu view”, “câu like và bất chấp mọi phương cách để tạo ra các thông tin, hình ảnh càng được nhiều view, nhiều like càng tốt, kể cả chấp nhận những hành động sai trái…

Nhằm nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc tiếp cận, xử lý thông tin và cách thức sử dụng mạng xã hội, theo đồng chí Phùng Phương Thảo - Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị quận Hoàn Kiếm, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cần thường xuyên tổ chức sinh hoạt, định hướng, trao đổi, cung cấp các thông tin chính thống. Khi đó, cán bộ, đảng viên cũng như các học viên có thể có được cái nhìn đa chiều và có bản lĩnh chính trị vững vàng, có thể tiếp cận và xử lý thông tin, cách cư xử, cách thức sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn. Để từ đó có được những phát ngôn, cách cư xử và cách thức sử dụng mạng xã hội một cách chuẩn mực, hiệu quả.

Còn đồng chí Phí Hồng Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Chính trị quận Đống Đa, cho rằng: Mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần tự ý thức trong việc học tập, trang bị trình độ LLCT; xây dựng một hệ thống tư liệu khoa học, một nền tảng tri thức chính trị - xã hội đúng đắn, cách mạng, đủ trình độ đấu tranh chống các quan điểm sai trái, phản động của thế lực thù địch trên mạng xã hội. Đồng thời, phải thường xuyên đấu tranh chống lại các luận điểm sai trái. Nâng cao trách nhiệm của mình trong việc sử dụng mạng xã hội, tận dụng ưu điểm và hạn chế, mặt trái của mạng xã hội trong phát ngôn, truyền dẫn thông tin; tránh chủ quan duy ý chí, đem quan điểm, cảm xúc cá nhân để bình luận bày tỏ quan điểm về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức. Nêu cao ý thức tự lực, tự cường, kiên trung, bền chí trước những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội để kịp thời phát hiện, góp ý, phê bình, không để đồng chí đồng nghiệp của mình bị lôi kéo, chia sẻ, loan truyền những thông tin phản động trên mạng xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Do đó, nhiệm vụ vun đắp bản lĩnh chính trị, niềm tin yêu vào Đảng, vào Chủ nghĩa xã hội cho thế hệ trẻ - những người sẽ trực tiếp nắm trong tay vận mệnh đất nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Võ Hoàng - Đàm Thế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

(LĐTĐ) Ngày 21/11, trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.

Tin khác

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Xem thêm
Phiên bản di động