Để Thủ đô Hà Nội thông thoáng, không còn cảnh ùn tắc

Kỳ 4: Hạ tầng chưa tốt, ý thức lại kém

(LĐTĐ) Hà Nội là một đô thị đông dân cư với mật độ dân số lớn tập trung tại các khu vực trung tâm. Bởi vậy, nêu cao ý thức tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, ngay tại Thủ đô, ý thức chấp hành của một bộ phận người dân vẫn chưa cao. Tình trạng phương tiện tham gia giao thông “leo vỉa hè”, vượt đèn đỏ… vẫn diễn ra phổ biến.
Kỳ 3: Ì ạch giảm tải cho hạ tầng giao thông Kỳ 2: Góc nhìn từ quy hoạch Kỳ 1: Khi hạ tầng giao thông bị quá tải

Nan giải như câu chuyện ý thức

Hà Nội đang vươn mình, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một thành phố hiện đại, thông minh xứng tầm là Thủ đô và có vị thế trong khu vực và thế giới. Trong bức tranh về giao thông Hà Nội hôm nay đã có nhiều màu sắc tươi sáng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua.

Không khó để thấy hạ tầng giao thông bị quá tải khi tình trạng này diễn ra ngày càng nặng thêm do chưa gắn kết được quy hoạch hạ tầng giao thông với các quy hoạch đô thị khác như quy hoạch xây dựng, quy hoạch nhà ở, quy hoạch môi trường đô thị…

Kỳ 4: Hạ tầng chưa tốt, ý thức lại kém
Hiện tượng tham gia giao thông nhưng không chấp hành đội mũ bảo hiểm vẫn còn tái diễn ở Thủ đô. (Ảnh: Giang Nam)

Ngoài ra, khả năng kết nối giao thông liên vùng còn nhiều khó khăn, các loại hình vận tải hành khách công cộng chưa phát triển... tất cả đều là những vấn đề cần lưu tâm và cần sớm khắc phục.

Trước mắt, để “dài hơi” hơn trong phát triển, đòi hỏi Thủ đô phải có sự đầu tư mạnh vào lĩnh vực giao thông. Đầu tư xây dựng các tuyến đường vành đai là tiền đề đặc biệt quan trọng.

Trong bối cảnh giao thông Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức, không ít ý kiến cho rằng để xảy ra tình trạng tắc đường, kẹt xe ngoài một phần nguyên nhân từ hạ tầng giao thông ở ta còn yếu, chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của xã hội thì ùn tắc còn xuất phát từ ý thức tham gia giao thông.

Ghi nhận thực tế cho thấy, ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, trên các tuyến phố của Hà Nội, không khó để bắt gặp những người đi xe máy không chấp hành đội mữ bảo hiểm, trong đó có không ít những "nam thanh, nữ tú"...

Đáng nói, trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, cũng thường xuyên có các video, ảnh chụp đăng tải người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại, đi ngược chiều, đi vào đường cấm… hệ lụy nhãn tiền là gây ra va chạm, tai nạn dẫn tới thương tích.

Kỳ 4: Hạ tầng chưa tốt, ý thức lại kém
Hạ tầng giao thông chưa phát triển đồng bộ, nếu ý thức của người tham gia giao thông không cao sẽ khiến ùn tắc ngày càng trở nên nan giải. (Ảnh: Giang Nam)

Lấy ví dụ từ câu chuyện không tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Qua trao đổi với các lực lượng Cảnh sát giao thông chốt trực, tuần tra, kiểm soát giao thông tại các quận nội đô, trước đây khi các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chuyên ngành thường xuyên triển khai chiến dịch tuyên truyền, xử lý tình trạng không đội mũ bảo hiểm, người dân đều chấp hành, tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm tốt. Song, thời gian gần đây, các cơ quan chức năng tập trung xử lý các hiện tượng khác, thì tình trạng vi phạm ở hành vi này lại xảy ra nhiều hơn, gây mất an toàn cho chính bản thân người lái xe và những người tham gia giao thông khác. Thậm chí, người dân ở các đô thị lớn, khu vực trung tâm lại có xu hướng vi phạm nhiều hơn vùng nông thôn, thể hiện sự thiếu tôn trọng luật lệ và thiếu văn hóa giao thông.

Tương tự, tình trạng “leo vỉa hè”, vượt đèn đỏ… cũng vẫn diễn ra phổ biến. Cụ thể, trên nhiều trục giao thông của Thủ đô, vào thời điểm tan tầm, các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy đổ ra đường, diện tích mặt đường có hạn, dẫn đến nhiều xe máy đi lên vỉa hè - không gian chỉ dành riêng cho người đi bộ.

Đáng nói, theo nhiều chuyên gia giao thông, hành vi leo xe lên vỉa hè, lấn làn, vượt đèn đỏ… đôi khi còn là hiệu ứng đám đông theo kiểu “anh đi được, tôi cũng đi được”. Nói cách khác, nhiều người tham gia giao thông theo tâm thế bị động, chịu tác động của hiệu ứng đám đông. Họ đều hiểu được rằng, nếu đi đúng làn đường, đúng chỉ dẫn của Cảnh sát giao thông thì vấn đề tắc đường sẽ được giải quyết song vì ganh đua “ai nhanh hơn” giữa các phương tiện, thấy người khác vi phạm nên mình cũng vi phạm.

“Phải khẳng định hạ tầng giao thông yếu kém là nguyên nhân chính gây tắc đường song ý thức của người tham gia giao thông lại là nguyên nhân khiến cho nạn tắc đường càng trầm trọng. Hoàn thiện hạ tầng giao thông để giảm ùn tắc sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc. Vì vậy, nếu ý thức giao thông của mọi người được nâng cao thì chắc chắn sẽ đỡ nhiều”- anh Ngô Đức Khiêm, phường Phú Lãm (quận Hà Đông) chia sẻ.

Quanh câu chuyện này, nhà văn Nguyễn Văn Học - người giành giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải Hà Nội phối hợp tổ chức cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tai nạn và các vấn đề về giao thông, chủ yếu liên quan đến 3 yếu tố cơ bản, gồm cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải và yếu tố con người. Trong đó, yếu tố con người là cốt lõi. “Những nạn nhân tử vong do tai nạn để lại bao nỗi đau khôn xiết cho gia đình, người thân. Còn người bị thương ở lại thì tàn tật suốt đời và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Đó là những tổn thất không gì đo đếm được” - nhà văn Nguyễn Văn Học chia sẻ.

Đồng bộ nhiều giải pháp

Thực tế cho thấy, nguyên nhân đưa đến tai nạn và ùn tắc giao thông rất đa dạng và phức tạp, trong đó có sự tác động tiêu cực của những hành vi thiếu văn hóa của người tham gia giao thông, không tự giác thực hiện những quy định của luật lệ giao thông như: Đi không đúng phần đường, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường một chiều, đi xe lên vỉa hè, chở người quá quy định, uống rượu bia, sử dụng ma túy khi lái xe, chen lấn, lạng lách, đi xe máy khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có bằng lái, đi bộ qua đường tùy tiện, đua xe bất hợp pháp, không đội mũ bảo hiểm, gây gổ khi va chạm trên đường, chống lại người thi hành công vụ…

Kỳ 4: Hạ tầng chưa tốt, ý thức lại kém
Hội thi lái xe mô tô giỏi, an toàn do Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức thường niên là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho công nhân, viên chức, người lao động. (Ảnh: Giang Nam)

Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Hình thành văn hóa giao thông của cá nhân và cộng đồng”, ông Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, xây phải đi đôi với chống và bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, chúng ta cần phải có biện pháp mạnh tay xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.

Đơn cử việc cấm uống rượu, bia, nghe điện thoại di động khi lái xe được đề ra từ lâu, nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra thường xuyên trên đường phố và việc xử phạt chưa thật nghiêm túc, mang tính răn đe, cho nên đối tượng bị phạt vẫn tái phạm và tình trạng này dần trở thành chuyện bình thường trong suy nghĩ của không ít người.

Còn nhớ thời kỳ mới đề ra việc đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, tuyên truyền vận động mãi vẫn có nhiều ý kiến bàn ra, bàn vào cho rằng bất tiện, song khi đã trở thành quyết định mang tính pháp lý buộc mọi người phải tuân thủ, ai không chấp hành sẽ bị xử phạt thì mọi chuyện lại đâu vào đó và cho đến nay, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm đã trở thành thói quen của nhiều người dân.

Theo ông Ngô Minh Hoàn, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội, như ở các lĩnh vực khác, việc hình thành văn hóa giao thông cần sự tuyên truyền, vận động kiên trì, thường xuyên, lâu dài theo các tiêu chí nhất định, theo từng đối tượng và loại hình giao thông.

Chẳng hạn, để nhân rộng những “hạt nhân” có ý thức tuân thủ và chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông, năm nào Công đoàn ngành cũng tổ chức Hội thi “tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô giỏi, an toàn. Đây là hoạt động ý nghĩa, là sân chơi bổ ích, lành mạnh và thực tế giúp đoàn viên, công nhân viên chức lao động nâng cao kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông.

Kỳ 4: Hạ tầng chưa tốt, ý thức lại kém
Các cầu vượt nhẹ được lắp đặt ở nội đô góp phần giảm tải ùn tắc giao thông ở các điểm giao cắt, các nút giao thông trọng điểm. (Ảnh: Giang Nam)

Đặc biệt, mỗi thí sinh tham gia hội thi đều sẽ là một tuyên truyền viên tích cực về an toàn giao thông và xây dựng thói quen trong việc thực hiện Luật Giao thông; biết xử lý các tình huống nếu xảy ra va chạm giao thông; lan tỏa kỹ năng, văn hóa giao thông.

Ứng xử văn hóa trong giao thông sẽ góp phần tạo thêm hình ảnh đẹp cho đường phố, xây dựng đô thị văn minh, trật tự, an toàn cùng nền nếp và lối sống văn hóa của cộng đồng dân cư. Bởi vậy, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng luôn cần được chú trọng và làm thường xuyên, liên tục. Mỗi người hãy tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông từ ngay trong những hành động nhỏ, để chúng ta có một xã hội giao thông an toàn.

(Còn nữa)

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Xem thêm
Phiên bản di động