Kỳ 3: Ì ạch giảm tải cho hạ tầng giao thông
Kỳ 2: Góc nhìn từ quy hoạch Kỳ 1: Khi hạ tầng giao thông bị quá tải |
Hẳn nhiên, khi di dời những cơ sở này Hà Nội sẽ khắc phục được những bất cập từ việc dân số đông trong khi quỹ đất hầu như không còn. Từ đó, góp phần tích cực thúc đẩy bộ mặt đô thị phát triển văn minh, khắc phục được câu chuyện hạ tầng, đường sá nhếch nhác, lộn xộn… Đáng nói, hiện tầm nhìn và kế hoạch cho câu chuyện di dời đã có song đến nay việc triển khai vẫn ì ạch, nhiều vướng mắc.
Cần phá được “tảng băng” trì trệ
Không khó để nhận thấy việc tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội trong những năm gần đây là do dân số cơ học tăng nhanh. Một phần nguyên nhân của tình trạng này do Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn của cả nước, phần khác vì hệ thống cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp… vẫn tập trung chủ yếu ở Hà Nội.
Trước thực trạng này, Hà Nội đã lần nữa xác định việc giảm tải cho hạ tầng là cần thiết khi công bố Đồ án quy hoạch Thủ đô với những chiến lược bài bản. Cụ thể, một trong những mục tiêu của 6 Đồ án quy hoạch phân khu tại 4 quận lõi nội đô được thành phố Hà Nội phê duyệt đó là, từ nay đến năm 2030 sẽ giảm dân số tại 4 quận lõi, khoảng 215.000 người.
Quá nhiều trường học, cơ sở sản xuất, khu đô thị, nhà cao tầng... tập trung ở khu vực nội đô là một trong những căn nguyên gây áp lực lên hạ tầng giao thông. (Ảnh: Minh Phương) |
Mục tiêu trên đã nhận được sự đồng tình, đồng thuận từ dư luận. Tuy nhiên, theo ý kiến của các nhà quy hoạch, để giảm được mục tiêu trên, trước mắt cần phải di dời được các trường đại học, cơ sở công nghiệp… ra khỏi nội đô.
Không khó để thấy, ít năm gần đây quy mô sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố có xu hướng tăng mạnh. Cá biệt, có những trục giao thông lớn, hướng vào trung tâm Thành phố lại tồn tại la liệt các cơ sở giáo dục trú đóng. Đường Nguyễn Trãi là ví dụ.
Đây là một trong những tuyến đường có mặt cắt ngang rộng nhất Hà Nội, nhưng vào giờ cao điểm tuyến đường Nguyễn Trãi lại luôn ở trong tình trạng ùn ứ, lộn xộn.
Đáng nói, dọc trục giao thông này dù khoảng cách chỉ dài hơn 1km tính từ khu vực Nhà máy thuốc lá Thăng Long đến siêu thị Co.opmart thì đường đã phải “gánh” đến 5 cơ sở giáo dục quy mô lớn là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Hà Nội, Học viện An ninh, Học viện Bưu chính viễn thông…
Tương tự, việc di dời nhà máy, xí nghiệp nằm trong khu vực các quận nội thành nhằm mục đích giảm thiểu tác động về ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng cho khu vực nội đô Hà Nội cũng được xem là nhiệm vụ cấp thiết song đến nay vẫn chưa có nhiều tiến triển.
Ở câu chuyện di dời các nhà máy công nghiệp khỏi nội đô, ông Nguyễn Đức Hùng - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho biết, phát triển công nghiệp là một trong những yếu tố tất yếu của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. Song, sau thời gian dài tồn tại, các cơ sở công nghiệp hiện hữu đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và cản trở phát triển đô thị.
Do vậy, việc di dời các cơ sở công nghiệp không phù hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, gây mất cân đối về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, giao thông, ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch chung là cần thiết và cấp bách.
Đáng chú ý, qua đánh giá, khảo sát ở 113 cơ sở/10 quận nội thành thì có 5 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, 20 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, 88 cơ sở không phù hợp quy hoạch.
Quy hoạch phân khu đô thị khu vực nội thành với định hướng giảm tải cho Hà Nội đã sớm được các cấp ban, ngành Trung ương và Hà Nội chỉ rõ, hướng đến một Hà Nội văn minh, hiện đại. (Ảnh: Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội) |
Hiện nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong quy hoạch các vành đai giao thông. Nhà máy bia Hà Nội là ví dụ. Theo đó, cơ sở này là một trong những điểm dự kiến phải di dời khỏi khu vực nội đô bởi nằm trong Vành đai 1; hay như Nhà máy bánh kẹo Hải Hà cũng là đơn vị nằm trong khu vực Vành đai 2. Ngoài ra, các cơ sở như Nhà máy Dệt kim Đông Xuân,… cũng có vị trí không phù hợp khi nằm lọt trong khu vực đang phát triển đô thị dày đặc. “Với hiện trạng như vậy thì rất cần thiết phải di dời để duy trì và phát triển đô thị bền vững…”, ông Nguyễn Đức Hùng nhấn mạnh.
Đặt lợi ích người dân và Thủ đô lên hàng đầu
Theo tìm hiểu, trên cơ sở Quy hoạch chung thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội.
Ngoài ra, việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, trường học, cơ quan công sở cũng đã được nêu ra tại Luật Thủ đô năm 2012. Tuy nhiên, đến nay, quyết định đã có hiệu lực thi hành nhưng tiến độ di dời vẫn rất chậm chạp.
Bàn về nguyên nhân chậm di dời thì có nhiều song những hệ lụy nhãn tiền là hạ tầng Thủ đô lại đang ngày một quá tải. Chẳng hạn, dẫn chứng cho những ảnh hưởng từ việc chậm di dời nhà máy khỏi nội đô, Kiến trúc sư Nguyễn Thái Huyền - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng, qua công tác nghiên cứu, khảo sát, việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô Hà Nội là bài toán khá phức tạp. Bởi nó có liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành, đơn vị, trong khi vai trò của các bên thực hiện việc di dời thì vẫn chưa rõ ràng, khiến lộ trình diễn ra chậm.
Theo tìm hiểu, nhằm khơi dậy tiềm năng, vị thế của một Thủ đô đang trong quá trình phát triển theo hướng hiện đại, yêu cầu của quy hoạch đặt ra việc Hà Nội phải không ngừng mở rộng và phát triển.
Để đáp ứng vấn đề này, định hướng phát triển không gian đô thị của Hà Nội theo mô hình chùm đô thị, gồm khu vực đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh, các đô thị sinh thái và vùng nông thôn được kết nối bằng hệ thống đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng Thủ đô và Quốc gia.
Các trục đường hướng vào nội đô luôn trong tình trạng người và phương tiện tham gia giao thông đông đúc. (Ảnh: Giang Nam) |
Trong đó, đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, cách thị trấn bằng một hành lang xanh chiếm tới 70% diện tích đất tự nhiên của Thành phố.
Đặc biệt, giờ đây hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đã và đang được xây dựng đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Diện tích đất dành cho giao thông tăng dần hằng năm. Mạng lưới giao thông đô thị đang được đầu tư hoàn thiện với hệ thống các đường vành đai, các tuyến hướng tâm và các trục chính đô thị…
Nhiều ưu điểm, tuy nhiên trong thời gian tới, để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện định hướng xây dựng Thành phố "xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại", Hà Nội vẫn cần xem xét kết cấu hạ tầng là một bước đột phá, phải xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ. Phát triển hiện đại nhưng cần toàn diện cả đô thị và nông thôn, để nâng tầm Thủ đô phát triển thành đô thị đặc biệt.
Một trong những yêu cầu quan trọng của Chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 là hằng năm xóa 8-10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế các điểm phát sinh mới. Để đạt mục tiêu này, được biết Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, như: Huy động mọi nguồn lực, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối đồng bộ các tuyến đường Vành đai, trục đường hướng tâm, các cầu qua sông và các tuyến đường có tính chất liên vùng...; tăng cường công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông hợp lý, phù hợp tình hình thực tế. |
Giang Nam
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15