Để ngôn ngữ giao tiếp dẫn dắt văn hóa ứng xử

Kỳ 3: Khép lại sự dung tục, trả lại nét hào hoa

(LĐTĐ) Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Hà Nội là vậy. Xưa là thế và nay cũng thế, Hà Nội đẹp từ sự bặt thiệp của mỗi con người. Hẳn nhiên, trong một môi trường lành mạnh và đậm chất nhân văn, không lý do gì để mỗi con người tự biến mình thành kẻ thô lỗ, tục tằn. Với nạn nói tục, chửi thề, những hành vi thiếu văn hóa... để “dẹp loạn” ngay hẳn là không dễ song không vì thế mà không làm. Hơn hết, nếu Hà Nội quyết tâm, nỗ lực đẩy lùi sự dung tục, trả lại nét hào hoa thì chắc hẳn sẽ nhận được sự đồng thuận của xã hội, đặc biệt là của những người yêu Hà Nội.
Kỳ 2: Vì sao “vi rút” nói bậy, văng tục sống lâu và lan nhanh? Kỳ 1: Khi nói bậy, văng tục len lỏi khắp nơi

Loại bỏ một thứ dị tật văn hóa

Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt nhằm liên lạc, giao tiếp giữa con người với con người. Cũng chính bởi lẽ đó, khi nhìn vào ngôn ngữ cũng có thể phần nào thấy được sự thể hiện của văn hóa từng vùng miền, từng địa phương.

Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, trái tim của đất nước, do vậy văn hóa ngôn ngữ Hà Nội còn mang đặc trưng rất riêng khác. Tôi từng có duyên được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Lâm ở làng Bát Tràng (Gia Lâm). Bà Lâm là một nghệ nhân ẩm thực và cũng là một mẫu người phụ nữ rất Hà Nội với lối sống chuẩn mực, thanh tao. Sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố Hàng Than, lớn lên bà về làm dâu ở làng Bát Tràng. Từ bé bà đã được mẹ và các dì dạy dỗ bao điều từ cách ứng xử, ăn nói đến việc nấu các món ăn ẩm thực mang hương vị của vùng đất ngàn năm văn hiến.

Kỳ 3: Khép lại sự dung tục, trả lại nét hào hoa
Người Hà Nội bặt thiệp từ lời ăn tiếng nói đến sự nhẹ nhàng, thanh lịch trong cách sống.

Những nét văn hóa thanh lịch của người con gái đất Tràng An ngấm dần trong tiềm thức của bà. Cho tới ngày nay, những quy chuẩn ấy vẫn không bị phai nhạt trong từng lời ăn, tiếng nói. Bà Lâm bảo, đó là những lề thói, tập tục, lối sống mang chất Hà Nội, là sự thể hiện giản đơn và rất đỗi quen thuộc như hai từ “cảm ơn” và “xin lỗi”. Lịch sự và khiên nhường. Người Hà Nội xưa và cho đến cả bây giờ vẫn nhường nhịn nhau từng lời ăn tiếng nói. Họ sống với nhau chân tình, cởi mở, biết “nể”, tránh những việc “mất lòng”. Cùng xóm, cùng phố thấy mặt là đon đả chào nhau trước, hỏi thăm, hỏi đón.

Có một điểm rất riêng khác từ những người Hà Nội mà người viết tìm hiểu được từ những nhà nghiên cứu, những nhà Hà Nội học là ngôn từ thanh tao, không dung tục. Người Hà Nội luôn tiết chế tối đa để không chửi tục. Họ không bao giờ hoặc cực ít sử dụng những từ được cho là dung tục mà phải tìm từ thay thế, ví như “nhà xí” sẽ được nói tránh là “nhà sau”, “đồ ăn” sẽ được gọi là “thức ăn”. Khi có chuyện, họ luôn tìm cách kiềm chế cơn nóng giận để ôn hòa trao đổi với nhau, giải quyết mâu thuẫn một cách thấu tình đạt lý.

Trong nhịp phát triển của xã hội ngày nay, nhiều người vẫn hay cho rằng giờ Hà Nội đã khác xưa nhiều lắm. Bởi Hà Nội không bó hẹp, nơi đây trở thành nơi hội tụ, nơi an cư của cư dân khắp nẻo vùng miền. Nếp sống tuy có thay đổi, mọi người hối hả chạy theo guồng quay nhanh hơn, mua - bán những đồ dùng sang - đẹp - hiện đại hơn, mọi người ứng xử với nhau dường như cũng dễ nóng giận hơn…

Ngoài ra, văn hóa ngôn ngữ Hà Nội nói chung và tiếng Hà Nội hiện đại nói riêng cũng đang là vấn đề đáng quan ngại khi giới trẻ dễ dàng tiếp thu những từ ngữ không phù hợp thuần phong mỹ tục. Không ít người Hà Nội giờ đây không còn nói “giọng chuẩn mực” nữa, họ buông thả trong câu chữ cũng như cách diễn đạt, họ dễ dãi khi phá vỡ tôn ti trật tự trong giao tiếp, thậm chí họ còn không thể phát âm chuẩn. Thật là một thực tế đáng buồn.

Phải chăng Hà Nội biến đổi và những giá trị văn hóa đã mờ phai? Nếu hiểu như vậy, xin thưa đó là đánh giá chưa thực sự thấu đáo. Bởi rằng Hà Nội vẫn còn giữ trong mình những giá trị văn hóa bất biến. Có chăng lúc này ta nên “gạn đục, khơi trong”, nên có những hoạt động thiết thực, thậm chí là biện pháp tích cực để mỗi cá nhân tự điều chỉnh lời nói, hành vi của mình quay về quỹ đạo vốn có trong văn hóa ngôn ngữ của người Hà Nội.

Khó nhưng cần phải làm

Bất cập nhiều, thế nhưng nói đi cũng phải nói lại, trong xã hội hiện đại ngày nay, ở quanh đâu đó khắp phố phường Thủ đô chỉ cần lắng chậm lại để cảm nhận thì ta vẫn có thể bắt gặp những nét tinh hoa của văn hóa người Hà Nội hiện về rõ rệt, làm nên nét đặc trưng không lẫn vào đâu được. Đó có thể là những cử chỉ thầm lặng sẵn sàng tham gia hiến máu khi nguồn dự trữ máu khan hiếm, là một câu chào, là một lời cảm ơn làm vui lòng của cả người cho và nhận bên những xe chất đầy ắp hoa.

Trước nạn văng tục, chửi thề âm ỉ xâm lấn, làm xấu đi phần nào nét thanh lịch của người Hà Nội, trong dịp trò chuyện với bà Nguyễn Thị Kim Chi - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng), bà cũng đau đáu về hành vi ứng xử chẳng mấy bặt thiệp này. Bà Chi bảo với tôi, để nắn lại, gợi lại nét văn hóa ẩn sâu trong hồn cốt người Hà Nội thì không có sự điều chỉnh nào tốt hơn là thông qua cái nôi gia đình.

Kỳ 3: Khép lại sự dung tục, trả lại nét hào hoa
Từ xưa đến nay, việc rèn lời ăn, tiếng nói luôn được coi trọng và gia đình, trường học là nơi luyện rèn tốt nhất.

Ở Hà Nội xưa việc rèn lời ăn, tiếng nói luôn được coi trọng. Ngay từ nhỏ, những giá trị đạo đức đã được các gia đình rèn luyện cho các con. Những đứa trẻ sẽ được dạy cách tôn trọng ông bà, cha mẹ từ khi mới học nói. Việc học tập này diễn ra thường xuyên, ngay cả trong những bữa cơm hàng ngày. Trên mâm cơm, các con cũng phải học cách mời chào ông bà, cha mẹ và các anh chị em trong nhà để thể hiện sự kính trọng và tạo sự gắn kết gia đình. Cứ thế, văn hóa vun bồi từng chút từ gia đình, gia đình trở thành hạt nhân để tạo nên nhưng tâm hồn đẹp, những công dân tốt cho xã hội.

Xoay quanh câu chuyện này, ông Lê Doãn Hợp - nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) lại có góc phân tích tương đối đặc biệt. Theo ông Lê Doãn Hợp, nói tục vốn chỉ là một thói quen nhưng với nhiều người, đó lại là thói quen rất khó bỏ. Hơn thế, nói tục nếu lây lan sẽ ảnh hưởng đến nét đẹp truyền thống trong văn hóa ứng xử, cũng như sự trong sáng của tiếng Việt. Và nguy hại hơn, nó cũng là biểu hiện của việc văn hóa ứng xử xuống cấp trầm trọng.

Người ta nói nhiều đến văn hóa gắn liền với đạo đức. Dĩ nhiên, điều này là hoàn toàn có lý. Bởi đạo đức là gốc của văn hóa. Văn hóa là biểu hiện ra ngoài của đạo đức. Một người có đạo đức bao giờ cũng có văn hóa. Một người có văn hóa vì người đó có đạo đức.

Ông Lê Doãn Hợp cho rằng, để xác định một người có văn hóa hoàn toàn không quá khó khăn. Dễ thấy, một người có văn hóa là người xuất hiện ở đâu cũng làm cho người khác dễ chịu (đó là văn hóa ứng xử); một người có văn hóa là một người mới gặp thì ngại, nói chuyện thì mang đến cảm giác vui vẻ, chia tay thì mong ngày gặp lại (đó là văn hóa trí tuệ); một người có văn hóa là một người luôn luôn hưởng thụ bằng thành quả lao động chính đáng của mình (đó là văn hóa vật chất). Hội đủ 3 yếu tố này, chính là người có văn hóa chuẩn mực mà chúng ta mong muốn.

“Tôi rất ngưỡng mộ nền văn hóa của Nhật Bản. Có thể khái quát đến mức ngắn nhất văn hóa của người Nhật là không làm phiền người khác. Tôi nhận ra ngay, đây chính là văn hóa Hồ Chí Minh. Bác Hồ không bao giờ làm phiền cấp dưới... Tôi thiết nghĩ, văn hóa và đạo đức phải được chăm lo từ nền tảng trong đó bao gồm con người, gia đình, dòng họ, quê hương. Trong đó văn hóa gia đình là gốc” - ông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh.

Hà Nội đã và đang có những nỗ lực không nhỏ để xây dựng và giữ gìn nền nếp thanh lịch, văn minh trong cộng đồng. Minh chứng dễ thấy, Hà Nội hiện đang đẩy mạnh thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử dành cho cán bộ công chức viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.

Đặc biệt, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” cũng đóng vai trò định hướng nền tảng khi tiếp tục đặt ra nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cho cả hệ thống chính trị là phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Chương trình số 06-CTr/TU cũng nêu rõ sự trọng tâm là xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy cơ quan nhà nước; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị văn hóa sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội.

(Còn nữa...)

Phạm Thảo - Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động