Để Bộ Quy tắc ứng xử tiếp tục phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, việc triển khai thực hiện hai Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố trên địa bàn quận, huyện, thị xã đã tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ cương hành chính cũng như nâng cao văn hóa ứng xử và lối sống của người dân Thủ đô. Điều này góp phần lan tỏa rộng khắp, xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Lan tỏa nét đẹp của người Hà Nội thông qua cách ứng xử với di tích, thắng cảnh Cán bộ, công chức quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt văn hóa công sở Lan tỏa nét đẹp văn hóa từ những mô hình điểm

Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố về việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố đã tiến hành kiểm tra các địa phương của Hà Nội.

Theo chân Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố khảo sát thực tế tại đình làng Vạn Phúc và Trường Tiểu học Vạn Bảo, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, chúng tôi nhận thấy công tác tuyên truyền về Bộ Quy tắc ứng xử của địa phương được thực hện khá bài bản và nghiêm túc, khi hai Bộ Quy tắc ứng xử được niêm yết đầy đủ, ở vị trí dễ quan sát, đảm bảo mọi người có thể nhìn thấy và nắm bắt các nội dung.

Để Bộ Quy tắc ứng xử tiếp tục phát huy hiệu quả
Đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố đã ghi nhận nhiều điểm tích cực tại chợ Hôm, quận Hai Bà Trưng trong việc thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin quận Hà Đông Phạm Đình Tuyên cho biết, quận Hà Đông đã xác định rõ tầm quan trọng của việc duy trì cam kết thực hiện các tiêu chí của hai Bộ Quy tắc ứng xử một cách thường xuyên, liên tục để tạo thành nền nếp và đạt hiệu quả cao. Để triển khai hiệu quả hai Bộ Quy tắc ứng xử này, Ủy ban nhân dân quận Hà Đông đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo.

Cụ thể, tất cả 17 phường thuộc quận đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả hai Bộ Quy tắc ứng xử này. Các phường đã đưa ra các nội dung, nhiệm vụ, tiêu chí thi đua rõ ràng, phù hợp để khuyến khích cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân tự nguyện tham gia.

Thường trực Quận ủy và Ủy ban nhân dân quận Hà Đông cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Quy tắc ứng xử được đưa vào sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chi đoàn, họp cơ quan, và các đơn vị đã ký cam kết thực hiện quy tắc ứng xử.

“Từ năm 2019 đến nay, các phường vẫn duy trì tốt công tác cam kết, vận động nhân dân thực hiện tốt nội dung quy tắc ứng xử nơi công cộng cũng như nội quy, quy chế của tổ dân phố. Ủy ban nhân dân các phường đã chỉ đạo các tổ dân phố thực hiện niêm yết quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các điểm sinh hoạt cộng đồng, khu chung cư, di tích, ở các vị trí dễ nhìn thấy.Quận cũng đã triển khai mô hình “Cơ quan xanh, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng” tại 100% các phòng, ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân các phường”, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin quận Hà Đông Phạm Đình Tuyên cho biết.

Bên cạnh Bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thành phố Hà Nội, các địa phương đang tích cực triển khai các mô hình mới nhằm thực hiện quy tắc ứng xử tại các địa điểm công cộng, đặc biệt chú trọng đến các chợ và di tích lịch sử. Những nỗ lực này nhằm hình thành chuẩn mực văn hóa cho người dân và tiểu thương, góp phần xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Tại quận Hai Bà Trưng, Đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố đã ghi nhận nhiều điểm tích cực. Ví như chợ Hôm, một trong những chợ lớn của quận Hai Bà Trưng, Bộ Quy tắc ứng xử được niêm yết rõ ràng ngay tại cổng ra vào. Theo ghi nhận của phóng viên, các hộ kinh doanh cũng treo Bộ Quy tắc ứng xử ở vị trí dễ quan sát. Ngoài ra, còn có hệ thống băng rôn tuyên truyền về xử lý nghiêm các vi phạm an ninh và an toàn thực phẩm. Khu vực trông giữ xe được sắp xếp gọn gàng, có niêm yết giá công khai, và nhân viên đeo thẻ đầy đủ.

Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận Hai Bà Trưng Thành Thị Kiều Oanh cho biết, Ủy ban nhân dân quận đã triển khai nhiều biện pháp để thực hiện quy tắc ứng xử tại các chợ như: Tổ chức tập huấn cho Ban Quản lý các chợ về nội dung quy tắc ứng xử; sử dụng hệ thống phát thanh tại chợ để tuyên truyền về Bộ Quy tắc ứng xử; đưa nội dung quy tắc ứng xử vào nội quy chợ… Hội Liên hiệp Phụ nữ quận cũng đã vận động hội viên thực hiện văn hóa ứng xử văn minh thương mại, gắn với 4 phẩm chất đạo đức: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang.

Song song với đó, đối với các di tích lịch sử, quận Hai Bà Trưng đã có nhiều đổi mới sáng tạo trong việc thực hiện mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn”.

Cụ thể, quận đã triển khai dự án “Tạo lập cơ sở dữ liệu và xây dựng hệ thống quản lý các hồ sơ di tích”, bao gồm số hóa tài liệu, số hóa 3D hiện vật và không gian cảnh quan, xây dựng phần mềm quản lý và chia sẻ dữ liệu; ra mắt Website “360 độ di tích lịch sử quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”; Đoàn Thanh niên quận triển khai Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, quảng bá di tích lịch sử” giai đoạn 2021 - 2025; tạo lập mã QR cho 26 điểm di tích lịch sử trên địa bàn quận.

Bà Nguyễn Thị Việt Hà - Phó Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) đã ghi nhận và đánh giá cao cách làm hay, sáng tạo tại các địa phương. Bà Nguyễn Thị Việt Hà cũng khuyến nghị các quận tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, và thường xuyên đôn đốc việc thực hiện Quy tắc ứng xử, đặc biệt là triển khai những mô hình mới.

Có thể nói, những nỗ lực của các địa phương đã đưa hai Bộ Quy tắc ứng xử vào cuộc sống hàng ngày của cán bộ, người dân, lan tỏa rộng khắp, góp phần xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn” tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương

Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn” tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương

(LĐTĐ) Ngày 8/8, Công đoàn Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương (thuộc Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm) đã tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn”, nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Mức hưởng bảo hiểm đối với người ốm đau nửa ngày

Mức hưởng bảo hiểm đối với người ốm đau nửa ngày

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thị Hạnh ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hỏi: Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) mới được thông qua, quyền lợi và mức hưởng của người lao động khi bị ốm đau có thay đổi gì không? Tôi nghe nói, người lao động ốm đau nghỉ nửa ngày cũng được hưởng chế độ, có đúng không?
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông

(LĐTĐ) Theo Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt, hiện tình hình công dân Việt Nam tại khu vực Trung Đông, Băng-la-đét và Mi-an-ma vẫn an toàn và ổn định.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Hơn 500 lao động Công ty TNHH Hanwha Aero Engines cùng ăn “Bữa cơm Công đoàn”

Hơn 500 lao động Công ty TNHH Hanwha Aero Engines cùng ăn “Bữa cơm Công đoàn”

(LĐTĐ) Ngày 8/8, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines, thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất, đã phối hợp với Ban Giám đốc Công ty tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” với sự tham gia của 542 đoàn viên, người lao động trong Công ty.
Gần 3.200 công nhân lao động thưởng thức “Bữa cơm Công đoàn”

Gần 3.200 công nhân lao động thưởng thức “Bữa cơm Công đoàn”

(LĐTĐ) Bữa trưa ngày 8/8, gần 3.200 công nhân ở Công ty Panasonic Việt Nam (thuộc Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội) không khỏi ấm lòng bữa cơm Công đoàn chất lượng trị giá 73.000 đồng/phần ăn. Với suất ăn đầy đặn, ai nấy đều vui mừng, hào hứng thưởng thức.
Sau 7 giờ khai thác, hơn 12.000 hành khách đã trải nghiệm tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội

Sau 7 giờ khai thác, hơn 12.000 hành khách đã trải nghiệm tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐTĐ) Ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong 7 giờ đầu vận hành tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao đã có hơn 12.000 hành khách tham gia trải nghiệm.

Tin khác

Lan tỏa phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”

Lan tỏa phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức vừa tổ chức hội nghị sơ kết giai đoạn 1 (2021 - 2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027” (gọi tắt là Đề án 1371).
Những cán bộ “miệng nói, tay làm”

Những cán bộ “miệng nói, tay làm”

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", thời gian qua trên địa bàn Hà Nội không ít cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đi đầu trong mọi phong trào thi đua tại cơ sở. Sự tận tâm của họ đã giúp người dân nhiều việc tốt, cách làm hay và mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống và tạo sự đoàn kết trong cộng đồng.
Phong trào “Ba sẵn sàng” thắp sáng tinh thần tuổi trẻ

Phong trào “Ba sẵn sàng” thắp sáng tinh thần tuổi trẻ

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội vừa xây dựng Đề án tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Khát vọng tuổi trẻ - Sáng mãi ngọn lửa Ba sẵn sàng”.
Phát triển du lịch Hồ Tây theo hướng bền vững, nâng tầm giá trị

Phát triển du lịch Hồ Tây theo hướng bền vững, nâng tầm giá trị

(LĐTĐ) Hồ Tây với diện tích hơn 500ha, từ xưa đã là một danh thắng nổi tiếng đất Kinh kỳ, hiện nay, Hồ Tây là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch. Để phát triển bền vững các giá trị du lịch tại Hồ Tây, các chuyên gia cho rằng cần ưu tiên phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái, đi theo hướng phát triển bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học.
Tuổi trẻ Chương Mỹ xung kích, tình nguyện hỗ trợ khắc phục hậu quả sau lũ

Tuổi trẻ Chương Mỹ xung kích, tình nguyện hỗ trợ khắc phục hậu quả sau lũ

(LĐTĐ) Tổng vệ sinh môi trường, tổ chức cấp điện, cấp phát lương thực thực phẩm... cho người dân đang được huyện Chương Mỹ cùng các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tích cực đẩy mạnh nhằm khắc phục hậu quả của bão, lũ, sớm ổn định đời sống cho nhân dân sau khi nước rút.
Chung khảo cuộc thi "Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi xanh"

Chung khảo cuộc thi "Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi xanh"

(LĐTĐ) Sáng nay (6/8), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức vòng chung khảo cuộc thi "Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi xanh" năm 2024. Cuộc thi góp phần nâng cao nhận thức, tạo động lực khuyến khích phụ nữ Thủ đô tự tin xây dựng các dự án khởi nghiệp theo hướng đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện chuyển đổi xanh.
Mưa lũ được kiểm soát, các huyện ngoại thành Hà Nội đẩy mạnh khắc phục hậu quả

Mưa lũ được kiểm soát, các huyện ngoại thành Hà Nội đẩy mạnh khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Ngày 6/8, theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội, tình hình mưa lũ tại một số huyện ngoại thành đang dần được kiểm soát, công tác khắc phục hậu quả vẫn đang được triển khai tích cực.
Chương Mỹ: Nỗ lực tổng vệ sinh môi trường và đảm bảo đời sống cho người dân

Chương Mỹ: Nỗ lực tổng vệ sinh môi trường và đảm bảo đời sống cho người dân

(LĐTĐ) Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, vào thời điểm lũ lụt cao nhất (29/7), toàn huyện có 24 thôn xóm bị ngập, đến 7h sáng nay (6/8) chỉ còn 3 thôn xóm vẫn ngập.
Hà Nội: Đảm bảo an toàn hạ du khi thủy điện Hòa Bình mở thêm cửa xả đáy

Hà Nội: Đảm bảo an toàn hạ du khi thủy điện Hòa Bình mở thêm cửa xả đáy

(LĐTĐ) Ngày 6/8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 111/BCH-VP, yêu cầu các quận, huyện, thị xã triển khai ngay các biện pháp đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Hòa Bình.
Chi tiết 30 địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Chi tiết 30 địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội sẽ tổ chức 30 địa điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa. Theo Kế hoạch, mỗi quận, huyện, thị xã có ít nhất một điểm bắn. Thời lượng bắn trong 15 phút, từ 21h30 đến 21h45 ngày 9/10.
Xem thêm
Phiên bản di động