Kiềm chế tai nạn giao thông: Bắt đầu từ ý thức

(LĐTĐ) Những năm gần đây, số vụ tai nạn giao thông cũng như thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra có nhiều diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông được xác định là do ý thức và văn hóa giao thông của một bộ phận người dân chưa cao. Hơn lúc nào hết, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng văn hóa giao thông là việc làm thiết thực góp phần giảm tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của mỗi người dân và cộng đồng.
Phải xử nghiêm, phạt nặng! Tử vong do TNGT dịp nghỉ lễ chưa giảm sâu: Nhìn từ ý thức giao thông Chất lượng đường càng cao, ý thức lại càng giảm?

Nhiều cải thiện song vẫn nan giải

Thời gian qua, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đã đạt được không ít kết quả rõ rệt. Tai nạn giao thông liên tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, trong khi ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn cũng từng bước được khắc phục.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tình hình tai nạn giao thông từ ngày 15/8 đến 14/9, trên địa bàn cả nước có nhiều chuyển biến. Cụ thể, cả nước xảy ra 1.184 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 708 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 476 vụ va chạm giao thông, làm 534 người chết, 377 người bị thương và 505 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tháng 9 giảm 11,9% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên tăng 1,4% và số vụ va chạm giao thông giảm 26,3%); số người chết giảm 5,2%; số người bị thương giảm 3,6% và số người bị thương nhẹ giảm 21,2%.

Kiềm chế tai nạn giao thông: Bắt đầu từ ý thức
Đường chỉ cho phép đi một chiều nhưng tại nút giao Trần Hưng Đạo - Yết Kiêu, nhiều phương tiện vẫn cố rẽ trái về đường Trần Hưng Đạo để ra Lê Duẩn, gây mất an toàn giao thông. Ảnh: Giang Nam

Đáng chú ý, tình hình tai nạn giao thông trong 9 tháng giảm trên cả 3 tiêu chí được xác định do hiệu quả của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và ảnh hưởng của giãn cách xã hội do dịch Covid-19. Theo tính toán, trong 9 tháng, trên địa bàn cả nước xảy ra 10.354 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 5.980 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 4.374 vụ va chạm giao thông, làm 4.876 người chết, 3.127 người bị thương và 4.482 người bị thương nhẹ.

So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 9 tháng giảm 18,3% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 11%; số vụ va chạm giao thông giảm 26,6%); số người chết giảm 13,8%; số người bị thương giảm 13,9% và số người bị thương nhẹ giảm 25,1%. Bình quân 1 ngày trong 9 tháng, trên địa bàn cả nước xảy ra 38 vụ tai nạn giao thông, gồm 22 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 16 vụ va chạm giao thông, làm 18 người chết, 11 người bị thương và 16 người bị thương nhẹ.

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, ví dụ như hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn kỹ thuật, thời tiết xấu… Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng vẫn là do lỗi chủ quan xuất phát từ ý thức tham gia giao thông và chấp hành luật giao thông của những người điều khiển phương tiện.

Minh chứng dễ thấy, trong các khu dân cư nội thành đặc biệt nổi cộm ở ngoại thành là tình trạng người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, vuợt đèn đỏ, chạy xe quá tốc độ… Nghiêm trọng hơn, dù các ngành chức năng ráo riết và quyết liệt ngăn chặn song người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong tình trạng đã sử dụng rượu, bia thậm chí sử dụng ma túy vẫn còn tồn tại.

Bắt đầu từ ý thức của mỗi người

Khách quan nhìn nhận, Hà Nội là một đô thị đông dân cư với mật độ dân số lớn tại các địa phương trung tâm. Bởi vậy, nêu cao ý thức tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, ngay tại Thủ đô, ý thức chấp hành của một bộ phận người dân vẫn chưa cao. Tình trạng “leo vỉa hè”, vượt đèn đỏ… vẫn diễn ra phổ biến.

Trên nhiều trục giao thông của Thủ đô, vào thời điểm tan tầm, các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy đổ ra đường, diện tích mặt đường có hạn, dẫn đến nhiều xe máy đi lên vỉa hè – không gian chỉ dành riêng cho người đi bộ. Đáng nói, theo nhiều chuyên gia giao thông, hành vi leo xe lên vỉa hè, lấn làn, vượt đèn đỏ… đôi khi còn là hiệu ứng đám đông theo kiểu “anh đi được, tôi cũng đi được”.

Kiềm chế tai nạn giao thông: Bắt đầu từ ý thức
Hội thi Lái xe mô tô giỏi, an toàn do Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức thường niên góp phần nâng cao ý thức chấp hành giao thông cho công nhân viên chức lao động. Ảnh: Giang Nam

Nói cách khác, nhiều người tham gia giao thông theo tâm thế bị động, chịu tác động của hiệu ứng đám đông. Họ không hiểu được rằng, nếu đi đúng làn đường, đúng chỉ dẫn của cảnh sát giao thông thì vấn đề tắc đường sẽ được giải quyết nhanh hơn so với hành vi lấn làn, luồn lách, leo vỉa hè...

Trở lại câu chuyện kiềm chế tai nạn giao thông, chia sẻ tại Giao lưu trực tuyến “Giải pháp nào để đảm bảo an toàn giao thông?” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp tổ chức, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, có rất nhiều giải pháp giúp đảm bảo an toàn giao thông. Trước tiên, cần làm tốt các chính sách pháp luật và thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật có tính chất then chốt.

Bên cạnh việc nâng mức xử phạt tạo sự răn đe thì nên tham khảo hình thức xử phạt ở một số nước như lao động công ích, phạt tù ngắn hạn đối với một số hành vi. Ví dụ như điều khiển ô tô nguy cơ gây chết nhiều người, điều khiển xe quá tải trọng từ 100% trở lên gây ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông.

Rõ ràng, xã hội ngày càng phát triển, một trong những hành động nhỏ bé góp phần gìn giữ và đóng góp cho sự phát triển đó đôi khi chỉ đơn giản là việc mỗi cá nhân hãy có ý thức khi tham gia giao thông. Hơn hết, bản thân mỗi người cần xác định xây dựng văn hóa giao thông chỉ đơn giản là tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức và là biểu hiện văn minh của con người khi tham gia giao thông.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
Xem thêm
Phiên bản di động