Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội:

Tích cực thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới của Thủ đô

(LĐTĐ) Năm 2020, với việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Thành phố.
Xây dựng nông nghiệp thịnh vượng, nông thôn văn minh Xây dựng nông thôn mới: Đem lại lợi ích bền vững cho nông dân, nông thôn Thẩm định các xã của huyện Thạch Thất, thị xã Sơn Tây đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, năm 2020, đơn vị đã tích cực tham mưu cho Ban Chỉ đạo Chương trình 02-Ctr/TU của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội để ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND về việc triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình OCOP thành phố Hà Nội năm 2020.

Thẩm định các xã của huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Đoàn thẩm định xã nông thôn mới nâng cao của Thành phố làm việc với các địa phương

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý cấp huyện, xã về chương trình xây dựng nông thôn mới, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã mở 15 lớp tập huấn, đào tạo cán bộ huyện, thị xã với 1.515 học viên; 90 lớp cán bộ thôn, cụm dân cư với 11.845 học viên trên địa bàn 18 huyện, thị xã; tổ chức được 13 lớp đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, điều hành cấp huyện, xã về Chương trình OCOP với 685 học viên tham gia; tổ chức 124 lớp đào tạo cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh với 7.230 học viên tham gia.

Ngoài ra, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp với 40 cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng trên 600 phóng sự truyền hình; tin, bài viết tuyên truyền đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, kiến thức của nhân dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP.

Các hoạt động của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã góp phần thúc đẩy chất lượng và tiến độ Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP. Đến nay, Thành phố đã có 7 đơn vị cấp huyện (gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm và Thị xã Sở Tây) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Các huyện Phúc Thọ, Thanh Oai, Sóc Sơn, Phú Xuyên đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định Trung ương xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2020, toàn Thành phố đã có thêm 12 xã nông thôn mới và 5 xã nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã nông thôn mới lên 367/382 xã (chiếm 96,07%) và 18 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 55 triệu đồng/người/năm, vượt 6 triệu đồng so với mục tiêu.

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng trên 1.000 sản phẩm OCOP
Các sản phẩm OCOP của Thành phố được đánh giá, phân hạng

Thực hiện Chương trình OCOP, đến hết năm 2020, toàn Thành phố đã có 1.054 sản phẩm OCOP, vượt chỉ tiêu Thành phố giao 54 sản phẩm. Trong đó, có 17 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 731 sản phẩm 4 sao, 306 sản phẩm 3 sao của 74 doanh nghiệp, 82 hợp tác xã và 99 hộ sản xuất kinh doanh. Giải quyết được trên 5.000 lao động khu vực nông thôn.

Để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cho các sản phẩm OCOP, năm 2020, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức 4 sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, các tỉnh Nam Bộ tại các tuyến phố đi bộ của Hà Nội. Các sự kiện được tổ chức đã thu hút 600 gian hàng đến từ hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia trưng bày, giới thiệu hàng ngàn sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng Thủ đô. Tại các sự kiện, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã ký kết được các biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp sản xuất để thúc đẩy việc phát triển sản phẩm OCOP.

Nhằm tiếp tục thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP, thời gian tới, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch để thực hiện Chương trình 04 của Thành ủy và Chương trình OCOP của Thành phố. Tổ chức tổ công tác kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại các huyện, thị xã và các xã. Tổ chức đoàn công tác đi trao đổi kinh nghiệm triển khai, thực hiện chương trình tại một số tỉnh trong nước và nước ngoài. Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ. Hướng dẫn các địa phương thực hiện theo các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu…

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Xem thêm
Phiên bản di động