Khơi thông “điểm nghẽn”, phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Mặc dù đã có những bước tiến đáng kể, song thị trường lao động Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục để tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề năng suất lao động, một trong những “điểm nghẽn” yếu nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Trợ lực phát triển thị trường lao động Tập trung ổn định và phát triển thị trường lao động Phát triển thị trường lao động theo hướng "nâng tầm" chất lượng

Khi chất lượng đào tạo nghề thuộc nhóm cuối khu vực ASEAN

Báo cáo về tình hình thị trường lao động tại Hội nghị: “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” do Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, sau hơn 35 năm đổi mới, thị trường lao động Việt Nam đã có những bước tiến dài đáng kể trên con đường phát triển, đổi mới và hội nhập. Đó là, hệ thống pháp luật được hoàn thiện tương đối đồng bộ và toàn diện; nguồn cung lao động cho thị trường lao động không ngừng gia tăng về số lượng và cải thiện về chất lượng; cầu lao động tăng về số lượng và cải thiện về chất lượng theo hướng hiện đại và bền vững.

Khơi thông “điểm nghẽn”, phát triển thị trường lao động
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp để phát triển thị trường lao động

Đặc biệt, nhiều chính sách tạo việc làm, hỗ trợ phát triển thị trường lao động đã được triển khai nhất quán, liên tục, nhất là các chính sách hỗ trợ phục hồi thị trường lao động sau đại dịch Covid-19. Chính phủ đã tập trung tháo gỡ những "nút thắt" về thể chế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư để tạo việc làm; xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, phân tích dự báo thị trường lao động; triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động…

Ngoài ra, hệ thống an sinh xã hội được xây dựng tương đối hoàn thiện và vận hành hiệu quả với vai trò giá đỡ cho thị trường lao động. Tính đến tháng 7/2022, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 17,15 triệu người, chiếm 34,65% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp khoảng 13,94 triệu người, chiếm 28,17% lực lượng lao động trong độ tuổi. Nhìn chung, các chính sách đã được ban hành kịp thời, đồng bộ tạo hành lang pháp lý để tổ chức, vận hành và phát triển thị trường lao động góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng khi lao động trong nền kinh tế quá dư thừa, thiếu việc làm và tỉ lệ thất nghiệp cao có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, thậm chí bất ổn xã hội, chính trị; ngược lại, nếu thiếu hụt lao động, chất lượng lao động thấp... sẽ dẫn đến giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và có các hệ lụy khác.

Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thị trường lao động thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh một số giải pháp cụ thể. Theo đó, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật; tiếp tục luật hóa và quy định cụ thể các tiêu chuẩn lao động phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế (các công ước của ILO, các FTA thế hệ mới) mà Việt Nam cam kết và phê chuẩn; thúc đẩy hợp tác quốc tế, tăng cường liên kết thị trường lao động trong và ngoài nước; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm, hệ thống giáo dục nghề nghiệp và lưới an sinh xã hội…

Đặc biệt, phải đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Mặc dù như vậy, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thị trường lao động Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Trên bình diện cả nước, cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.

Về cầu lao động của nền kinh tế cũng chưa đủ 'hiện đại', chưa có đủ việc làm bền vững để đáp ứng nhu cầu việc làm phù hợp với nguyện vọng của người lao động. Trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động mặc dù được cải thiện trong thời gian qua, song vẫn còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động và so với các nước trên thế giới, tiếp tục là điểm nghẽn cho phát triển việc làm chất lượng và năng suất.

Trong so sánh quốc tế, xếp hạng trụ cột kỹ năng và chỉ số chất lượng đào tạo nghề nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm cuối của ASEAN. Nhìn chung, trình độ tay nghề, kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt thiếu kỹ năng mềm. Việt Nam hiện thiếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, chuyên gia và quản lý doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ còn thiếu và yếu. Những hạn chế này đã cản trở sự đóng góp của nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt, trình độ lao động thấp thì sẽ rất khó dịch chuyển sang các ngành nghề, công đoạn có giá trị gia tăng cao để tăng năng suất lao động và bắt kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá, nhìn tổng thể, ở thời điểm hiện tại thị trường lao động Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động, có trình độ, kỹ năng thấp và có sự phát triển không đồng đều. Chúng ta thấy đã và đang tồn tại tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung - cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu, mà lý do chính là hệ thống thông tin trên thị trường lao động chưa được phát triển đầy đủ.

Phương thức quản trị thị trường lao động còn nhiều yếu kém, rời rạc, thiếu tính kết nối. Năng lực cán bộ là khâu yếu nhất của quản trị thị trường lao động, thiếu các chuyên gia và đội ngũ cán bộ có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để dự báo, phân tích xu thế và đề xuất giải pháp quản lý thị trường lao động có hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống an sinh xã hội phát triển chưa bền vững, lưới an sinh xã hội chưa đủ sức đảm đương phòng ngừa, khắc phục và chống chịu rủi ro bền vững cho người lao động.

Cần các giải pháp đột phá phát triển thị trường lao động

Từ thực trạng nói trên của thị trường lao động, thực hiện đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về thực trạng thị trường lao động Việt Nam trong mối tương quan thị trường lao động thế giới; vai trò phát triển thị trường lao động và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; cơ chế, chính sách về thị trường lao động; kinh nghiệm trong nước, quốc tế và các giải pháp phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững, hội nhập; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tăng cường thu hút đầu tư chất lượng cao…

Khơi thông “điểm nghẽn”, phát triển thị trường lao động
Hướng dẫn sinh viên thực hành nghề tại Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội.

Để phát triển và ổn định thị trường lao động trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã nêu ra các giải pháp như tăng cường công tác thông tin truyền thông; rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng vùng đặc biệt là đánh giá nhu cầu nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đồng thời, rà soát, đánh giá, sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; tổ chức thực hiện các biện pháp để giải quyết nhu cầu thiếu nhân lực cục bộ, giảm sự mất cân đối cung - cầu lao động; phát triển các hình thức giao dịch việc làm theo hướng hiện đại trên nền tảng công nghệ số; thu hút lao động tại chỗ, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo thích ứng cho lực lượng lao động đang làm việc…

Đóng góp ý kiến phát triển thị trường lao động trong thời gian tới, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo triển khai quyết liệt chính sách hỗ trợ cho người lao động đã được ban hành trong thời gian tới cũng như tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề, giúp cung cấp lượng lớn lao động có tay nghề kịp thời cho các doanh nghiệp thiếu hụt sau dịch, đặc biệt đối với những lĩnh vực: May mặc, giầy da, điện tử… Chú trọng đào tạo theo các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước ở các địa phương chú trọng hơn nữa trong kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về lao động, để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật lao động về quyền lợi của người lao động như tiền lương, việc nghỉ ngơi, công tác an toàn vệ sinh lao động; cần có dự báo phát triển của thị trường, nhất là ở những ngành mũi nhọn, trí thức cao; xây dựng dữ liệu thông tin phục vụ thị trường và đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ cho người lao động tại những nơi thị trường lao động có hướng phát triển. Ngoài ra, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, phải có đào tạo kỹ năng, có khung chương trình đào tạo cơ bản, tăng thời gian thực hành, có thời gian nhất định để học về chính trị, Nhà nước, giai cấp, bồi dưỡng, nâng cao giác ngộ chính trị cho công nhân và người lao động…

Tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng kiến nghị 5 giải pháp ngắn hạn và 6 giải pháp dài hạn để phát triển thị trường lao động. Trong đó, về ngắn hạn Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần theo dõi, nắm bắt nhu cầu lao động, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, cung ứng lao động cho quá trình phục hồi phát triển; phát triển hệ thống thông tin và dự báo thị trường lao động, làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học; giải quyết vấn đề khan hiếm lao động cục bộ; thực hiện tốt các quy định hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP; tiếp tục triển khai hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để phục hồi sản xuất và kinh doanh sau đại dịch…

Đặc biệt, tại hội nghị, nhiều đại biểu, chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng, một trong những điểm cần đặc biệt lưu ý là phải nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thời kỳ phát triển mới, trong đó chú ý nâng cao kỹ năng, năng suất lao động của người lao động; phải có sự liên kết giữa nhu cầu tuyển dụng và chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng cho người lao động; xây dựng hạ tầng thị trường lao động hiện đại. Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt các công ước quốc tế liên quan tới lao động, việc làm mà Việt Nam đã tham gia. Bên cạnh đó người lao động phải thực hiện đầy đủ quyền lợi, trách nhiệm đối với đất nước.../.

TS Juergen Hartwig - Đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ):

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Việt Nam đang trở thành một quốc gia có triển vọng phát triển rất cao trong khu vực và việc Việt Nam có thể thực hiện được điều đó hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của người lao động. Việc nâng cao chất lượng của lực lượng lao động có thể thực hiện thông qua cải thiện chất lượng giáo dục dạy nghề, gồm cả đào tạo ban đầu và suốt đời. Khuyến nghị của chúng tôi, để đạt được một hệ thống đào tạo phù hợp là: Tiếp tục đầu tư vào các trường đại học chất lượng cao phù hợp chuẩn mực quốc tế phục vụ yêu cầu của công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong ngành công nghiệp; tăng cường hợp tác với doanh nghiệp thông qua các hội đồng kỹ năng tại các cấp khác nhau và có cách tiếp cận toàn quốc về huấn luyện toàn diện; cung cấp học bổng và giảm học phí cho các nhóm dễ bị tổn thương và tăng cường các chương trình đào tạo, đào tạo lại và tăng cường chuyên môn để đạt được chỉ tiêu 35-40% người lao động có kỹ năng đến năm 2030; tạo điều kiện cho những người tốt nghiệp trung cấp và tốt nghiệp THPT được theo học trình độ cao đẳng thông qua mô hình 9+ (lồng ghép nội dung giáo dục phổ thông vào chương trình cao đẳng).

-------------------------

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Đại diện Manpower tại Việt Nam:

Gắn kết hơn nhà trường và doanh nghiệp

Theo một khảo sát của Manpower, ở Việt Nam, tỷ lệ lao động có kỹ năng tay nghề chỉ chiếm 11%, con số này cho thấy kỹ năng chuyên môn của người lao động còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập, đòi hỏi về kỹ năng tay nghề của lao động ngày càng cao. Ngoài kỹ năng nghề, lao động Việt Nam còn yếu về ngoại ngữ, tỷ lệ lao động sử dụng được tiếng Anh chỉ chiếm 5%. Điều này dẫn đến sức cạnh tranh của lực lượng lao động Việt Nam còn hạn chế. Lao động Việt Nam gặp khá nhiều hạn chế khi các doanh nghiệp đưa công nghệ mới vào sản xuất, khả năng thích nghi và đáp ứng của lao động còn thấp.

Chúng tôi có một số góp ý để doanh nghiệp thu hút lao động, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Thứ nhất, các cơ sở giáo dục đào tạo cần cải tiến một số chương trình, cần có sự kết nối giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo để tạo đầu ra cho sinh viên, kết nối sinh viên với doanh nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thứ hai, doanh nghiệp cần có kế hoạch, chương trình cải thiện tính linh hoạt khi làm việc từ xa của lao động. Thứ ba, nếu trước kia lương là yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút lao động thì hiện tại cần nhiều yếu tố để "giữ chân" lao động như chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, cơ hội phát triển kỹ năng và nhiều chính sách linh hoạt khác. Doanh nghiệp hiểu chính lao động của mình thì sẽ đáp ứng được nhu cầu của họ.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

(LĐTĐ) Phiên chợ Xanh tử tế là phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức lần đầu vào năm 2016, đến nay đã là năm hoạt động thứ 8.
Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) Đồng Nai diễn ra vừa qua.
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân Khánh Hòa đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bị cáo, cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan được đề nghị cho hưởng án treo

Bị cáo, cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan được đề nghị cho hưởng án treo

(LĐTĐ) Sau hơn 1 ngày xét xử, Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã trình bày quan điểm luận tội và đưa ra mức án đề nghị đối với các bị cáo trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội).

Tin khác

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 có tín hiệu tích cực, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, quý I năm 2024 là 7,6 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động