Khó thật!

LĐTĐ - 10 năm trước, các rạp chiếu phim không thu hút được khán giả. Khi đó, không ít người nhận định thời phim rạp đã cáo chung.

Lý do đơn giản, thời của vô tuyến tràn ngập, internet, băng hình tràn lan ở đâu cũng có thể xem. Nhận định đó tưởng trúng, ai ngờ 5 năm lại đây, đèn ở các rạp chiếu phim lại luôn sáng, khách đến xem phim đông nghịt. Không chỉ ở Trung tâm Chiếu phim quốc gia mà các rạp chiếu phim khác lúc nào cũng đông khách.

Song dạo quanh một vòng thì đa số phim chiếu rạp đều là phim “bom tấn” của thế giới, phim Hàn. Còn phim Việt rất hiếm. Nếu không nhầm từ khi các rạp đèn bật sáng trở lại, duy nhất chỉ có bộ phim Chân dài của đạo diễn Lê Hoàng hút được khách chỉ vì sự tò mò, song xem dần  khán giả đã thành nhảm.

Nói về sự vắng bóng của phim Việt ở rạp, nhiều chuyên gia cho rằng vì đa số là phim “mỳ ăn liền” nên khán giả quay lưng, song vừa qua bộ phim nổi đình nổi đám  “Sống cùng lịch sử” - một bộ phim được đầu tư số tiền lên tới 21 tỷ đồng khi đưa vào hệ thống rạp cũng không bán nổi vé nào. Và đến nay, bộ phim này đã bị gạt tên khỏi lits các rạp chiếu phim trên cả nước.

Dẫu với giá trị đầu tư 21 tỷ đồng, so với mặt bằng làm phim nước ta thì rất lớn, song  bộ phim này chưa là gì so với những siêu phẩm Hollywood đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD vẫn chiếu hàng tuần ở hệ thống rạp chiếu phim ở Việt Nam.

Dĩ nhiên, lịch sử điện ảnh thế giới ghi nhận có những bộ phim giá trị sản xuất chỉ từ 500 -700 ngàn USD đã “đốt cháy” các rạp chiếu ngoạn mục, doanh thu lên tới hàng trăm triệu USD. Nhưng đó là những câu chuyện đã trở thành kỳ tích. Trong thời buổi hiện nay, khi nhu cầu và thị hiếu của người xem đã ở một đẳng cấp cao hơn thì một bộ phim với mức độ đầu tư tầm 21 tỷ đồng (xấp xỉ 1 triệu USD), nếu không đạt đến giá trị cao của nghệ thuật, rất khó chen chân vào rạp.

Tất nhiên, không thể đòi hỏi một bộ phim của một hãng phim nhà nước có thể bán vé đắt như tôm tươi ở các rạp chiếu phim đô thị. Kể cả nội dung phim rất giàu tính nhân văn, chất lượng nghệ thuật hơn hẳn so với những dòng phim thương mại. Bởi vì phim nhà nước vốn không đặt nặng mục đích thương mại mà coi trọng mục đích tuyên truyền.

Do đó, chi phí để nghiên cứu thị trường và xây dựng chương trình quảng bá cũng rất hạn hẹp. Đây là một điều thua thiệt rất đáng lưu tâm. Ngay cả bộ phim “Sống cùng lịch sử”, trước khi gây sốc vì vụ ra rạp không bán được vé, thì bộ phim này từng tạo ra rất nhiều cảm xúc ở các đợt chiếu phim cho khán giả vùng sâu, vùng xa.

Điều đó cho thấy nếu chọn đúng chỗ chiếu, đánh giá đúng thị hiếu của từng bộ phận khán giả thì phim nhà nước vẫn có chỗ đứng và không bị quàng vào cái tội “gây lãng phí”. Nhưng nói cho cùng, dù là nhà nước hay tư nhân, dù là thương mại hay tuyên truyền thì điều cơ bản của phim khi sản xuất ra mục đích chính vẫn là thu hút được người xem. Nếu phim sản xuất ra không có người xem, điều đó đồng nghĩa với việc thất bại hoàn toàn!

PV

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động; công khai các vi phạm lên phương tiện thông tin đại chúng và những gương điển hình tiên tiến, các kinh nghiệm hay, bài học quý về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc.
Cần xem xét lại quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản

Cần xem xét lại quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay, dự thảo Luật Đấu giá tài sản chưa làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh, em… không được quyền tham gia đấu giá. Quá trình áp dụng có nhiều vướng mắc, nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo về người tham gia đấu giá.
Kỹ thuật viên tâm huyết với ngành chăn nuôi

Kỹ thuật viên tâm huyết với ngành chăn nuôi

(LĐTĐ) Với vai trò là một Kỹ thuật viên - Công nhân chăn nuôi, từ năm 2003 đến nay, anh Bảy luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Mở rộng đường - Làm sao hài hòa lợi ích?

Mở rộng đường - Làm sao hài hòa lợi ích?

(LĐTĐ) Kinh nghiệm ở một số nước đang phát triển trong khu vực về giải phóng mặt bằng để làm mới, mở rộng đường giao thông, đặc biệt là tại các đô thị lớn cho thấy, họ thường dành một diện tích đất dọc khu vực giải tỏa để đấu thầu. Làm như thế, vừa lấy được tiền phục vụ cho công tác đền bù, triển khai dự án, vừa đảm bảo tính mỹ quan đô thị. Với dự án mở rộng đường Láng đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy nhiều chuyên gia cũng đề nghị như vậy.
Đại biểu đề nghị bổ sung phí giao thông nội đô với ô tô cá nhân

Đại biểu đề nghị bổ sung phí giao thông nội đô với ô tô cá nhân

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị cân nhắc bổ sung phí giao thông nội đô, áp dụng đối với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định.
Đảm bảo môi trường làm việc thân thiện, an toàn cho người lao động

Đảm bảo môi trường làm việc thân thiện, an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) Hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, nhằm đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện nghiêm túc, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra với người lao động.
16.750 học sinh tham gia Festival Bóng đá học đường TP.HCM năm học 2023 - 2024

16.750 học sinh tham gia Festival Bóng đá học đường TP.HCM năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 21/5, vòng chung kết Festival Bóng đá học đường Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) năm học 2023 - 2024 chính thức khai mạc tại sân vận động Tao Đàn, số 01 Huyền Trân Công Chúa, quận 1 TP. HCM. Tham gia vào vòng chung kết có 189 đội đến từ các trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động; công khai các vi phạm lên phương tiện thông tin đại chúng và những gương điển hình tiên tiến, các kinh nghiệm hay, bài học quý về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc.
Cần xem xét lại quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản

Cần xem xét lại quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay, dự thảo Luật Đấu giá tài sản chưa làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh, em… không được quyền tham gia đấu giá. Quá trình áp dụng có nhiều vướng mắc, nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo về người tham gia đấu giá.
Mở rộng đường - Làm sao hài hòa lợi ích?

Mở rộng đường - Làm sao hài hòa lợi ích?

(LĐTĐ) Kinh nghiệm ở một số nước đang phát triển trong khu vực về giải phóng mặt bằng để làm mới, mở rộng đường giao thông, đặc biệt là tại các đô thị lớn cho thấy, họ thường dành một diện tích đất dọc khu vực giải tỏa để đấu thầu. Làm như thế, vừa lấy được tiền phục vụ cho công tác đền bù, triển khai dự án, vừa đảm bảo tính mỹ quan đô thị. Với dự án mở rộng đường Láng đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy nhiều chuyên gia cũng đề nghị như vậy.
Quốc hội: Đặt trước tối thiểu 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất

Quốc hội: Đặt trước tối thiểu 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Đấu giá tài sản quy định rõ tiền đặt trước đối với một số tài sản đặc thù và thường là tài sản có giá trị lớn, có thể tác động đến thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, mức tiền đặt trước tối thiểu là 10% và mức tối đa là 20% giá khởi điểm để góp phần hạn chế tình trạng người trúng đấu giá bỏ cọc, bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành về khoáng sản, đất đai, tần số vô tuyến điện.
Thủ tướng chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính

Thủ tướng chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 16/CT-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Quốc hội sẽ xem xét miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an

Quốc hội sẽ xem xét miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an

(LĐTĐ) Chiều 21/5, Quốc hội đã quyết định bổ sung công tác nhân sự, thực hiện quy trình phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an với Đại tướng Tô Lâm.
Tạo điều kiện cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe dưới 10 chỗ được hoạt động

Tạo điều kiện cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe dưới 10 chỗ được hoạt động

(LĐTĐ) Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, việc chia sẻ chuyến đi góp phần làm giảm bớt các phương tiện tham gia giao thông, giảm áp lực cho hệ thống giao thông và giảm ô nhiễm môi trường và là một trong những ví dụ điển hình của kinh tế chia sẻ.
Thanh tra đường bộ không thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường

Thanh tra đường bộ không thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường

(LĐTĐ) Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, dự thảo Luật Đường bộ quy định Thanh tra đường bộ không thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường, chỉ xử lý trách nhiệm thông qua các điểm giao thông “tĩnh”, qua cơ sở dữ liệu.
Hà Nội - Thiểm Tây (Trung Quốc): Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy  giá trị di sản  văn hóa

Hà Nội - Thiểm Tây (Trung Quốc): Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 20/5, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc.
Sắp diễn ra Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”

Sắp diễn ra Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”

(LĐTĐ) Dự kiến vào ngày 26/5 tới đây, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” và Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động