Khi xe buýt “chở” thông điệp văn hóa
Thay đổi thói quen với xe đạp công cộng Hà Nội miễn phí xe buýt 2 tầng dịp lễ Quốc khánh 2/9 Để quên tài sản hơn 2 tỷ đồng trên xe buýt, hành khách nhận cái kết bất ngờ |
Lan tỏa nghĩa cử đẹp
Với hàng ngàn lượt xe buýt được vận hành hàng ngày trên khắp Thủ đô, trường hợp công nhân lái xe, nhân viên phục vụ nhặt được của rơi là giấy tờ tuỳ thân, thông tin cá nhân, các tài sản giá trị như tiền, điện thoại, laptop, thẻ ATM… và trả lại cho hành khách có lẽ đã không còn là chuyện quá xa lạ. Câu chuyện nữ hành khách Dư Thị Thắm, sinh năm 1974, trú tại Phú Lương (Hà Đông) được nhận lại số tài sản giá trị trên 2 tỷ đồng do sơ ý bỏ quên trên xe buýt là ví dụ điển hình.
Xe buýt - loại hình phương tiện vận tải hành khách công cộng chủ lực của Thủ đô. |
Theo thuật lại, vào khoảng 6h40 ngày 30/9, hành khách Dư Thị Thắm đi xe buýt tuyến số 33, biển kiểm soát 29B-15435 do công nhân lái xe Nguyễn Đình Hưởng và nhân viên phục vụ Dương Hoàng Minh phục vụ. Trên lịch trình di chuyển từ Ngã tư Văn Phú xuống Ba La (Hà Đông), nữ hành khách đã để quên trên xe 1 ba lô với nhiều tài sản có giá trị. Ngay khi phát hiện ra sự việc, công nhân lái xe và nhân viên phục vụ xe buýt đã báo về đơn vị. Cùng ngày, nữ hành khách đã liên hệ và nhận được tài sản bị bỏ quên tại Trung tâm Tân Đạt (đơn vị trực thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội).
Cũng may mắn nhận lại được tài sản của mình từ đội ngũ cán bộ, nhân viên thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội, hành khách Trần Văn Toàn chia sẻ, sáng 8/9, hành khách này đi xe buýt BRT01 do Xí nghiệp Xe buýt nhanh BRT Hà Nội quản lý. Xe có lộ trình di chuyển từ nhà chờ An Hưng (Hà Đông) về Hoàng Đạo Thúy (Cầu Giấy). Khi xuống xe, hành khách bỏ quên một ví cầm tay, trong ví có 17 triệu đồng, 3 chiếc nhẫn gắn mặt kim cương, 300 Euro, thẻ ngân hàng cùng một số giấy tờ quan trọng, với tổng giá trị lên tới 450 triệu đồng.
Sau khi xuống xe và phát hiện quên ví, hành khách Trần Văn Toàn đã liên hệ với Xí nghiệp xe buýt nhanh BRT Hà Nội để nhờ hỗ trợ tìm đồ thất lạc. Rất nhanh sau đó, cán bộ của Xí nghiệp đã liên hệ với lái xe và nhân viên phục vụ đang thực hiện nhiệm vụ trên tuyến. Sau khi nhận được thông tin từ Xí nghiệp, lái xe Nguyễn Văn Tuyên đang điều khiển phương tiện BRT01 đã kịp thời phát hiện 1 ví cầm tay giống như miêu tả của hành khách ở trên xe. Anh Tuyên đã bảo quản, bàn giao lại cho đơn vị để tiến hành các thủ tục trả lại tài sản cho hành khách bỏ quên theo đúng quy định.
Chị Nguyễn Gia Linh, một hành khách từng bị thất lạc đồ đạc trên xe buýt chia sẻ, cách đây ít lâu (12/9) chị có đón xe buýt tuyến số 04 từ điểm dừng Đại học Dược về khu vực Lĩnh Nam. Khi xuống xe, do vội xử lý công việc nên chị Linh để quên một túi xách laptop màu đen, bên trong có 1 máy tính xách tay hiệu Dell, 2 chiếc điện thoại Iphone, 1 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, 1 ví cầm tay màu đỏ bên trong có nhiều giấy tờ quan trọng mang tên Nguyễn Gia Linh và 4,5 triệu đồng tiền mặt. Tài sản bị mất không chỉ có giá trị về vật chất mà còn có chứa nhiều dữ liệu quan trọng phục vụ công việc của chị Linh.
May mắn cho nữ hành khách, ngay khi phát hiện túi xách của khách hàng bỏ quên, lái xe Nguyễn Quý Dương và nhân viên phục vụ Hoàng Thành Công ngay khi phát hiện sự việc đã báo về Xí nghiệp và được hướng dẫn bảo quản tài sản của khách hàng. Chiều cùng ngày, Chị Linh đã nhận lại đầy đủ tài sản của mình.
Những câu chuyện của hành Dư Thị Thắm, Trần Văn Toàn, Nguyễn Gia Linh… chỉ là số ít trong hàng nghìn câu chuyện đẹp, việc làm tốt của đội ngũ công nhân viên phục vụ trên xe buýt. Những việc làm đẹp và thầm lặng đó đã “ghi điểm” trong lòng hành khách, qua đó, nâng cao chất lượng phục vụ của xe buýt Thủ đô.
Chất lượng, an toàn và thân thiện
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, xe buýt ở Hà Nội đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về hạ tầng, chất lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ... Mạng lưới xe buýt của Thành phố đã bao phủ toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã, kết nối các bệnh viện, trường học, các khu công nghiệp và khu dân cư. Nếu như trước đó, trong ý niệm của mỗi người dân, xe buýt là một điều gì đó ngột ngạt, dễ bị trộm cắp tài sản... thì nay chuyển dần sang ý niệm sạch sẽ, nhanh, an toàn và văn minh.
Nhiều hành khách nhận lại được tài sản bỏ quên trên xe buýt nhờ sự trung thực, mẫn cán của đội ngũ cán bộ, công nhân viên các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội. |
Ông Nguyễn Tiến Trường trú tại huyện Phú Xuyên cho biết, bản thân đã sử dụng loại hình phương tiện công cộng là xe buýt được hơn 20 năm. Trước đây, ông Trường dùng xe buýt làm phương tiện chính để đi làm, giờ khi về hưu, hàng tuần cá nhân ông vẫn sử dụng xe buýt để lên thăm con, thăm cháu… Theo cảm quan của một hành khách sử dụng dịch vụ lâu năm, ông Trường chia sẻ, trong những năm qua, chất lượng phục vụ cũng như phương tiện của loại hình xe buýt đã thay đổi rõ rệt, mang lại sự thuận tiện, thoải mái. Nhiều tuyến xe buýt có chất lượng phục vụ tốt; tài xế dừng đỗ đúng điểm dừng, chờ khách ổn định vị trí mới di chuyển. Phụ xe ân cần giúp đỡ người dân, tạo sự yên tâm cho hành khách, nhất là người già và trẻ em.
Ông Nguyễn Thủy, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội chia sẻ, ngay từ đầu năm 2023, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã triển khai chương trình nâng cao chất lượng phục vụ gắn với cải thiện thu nhập hàng tháng cho đội ngũ nhân viên, với mục tiêu hướng tới xây dựng hình ảnh xe buýt chuyên nghiệp, gần gũi, thân thiện, tận tụy và nhiệt tình trong mắt người dân Thủ đô và hành khách đi xe. Đặc biệt, đợt thi đua cao điểm năm 2023 nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới phong cách, xây dựng hình ảnh đội ngũ nhân viên phục vụ xe buýt “chuyên nghiệp - thân thiện - nhiệt tình”, không để hành khách bức xúc, phản ánh về ứng xử, giao tiếp và thái độ phục vụ. Kiểm soát doanh thu, nâng cao sản lượng hành khách của Tổng Công ty đã mang lại hiệu quả cao, để lại ấn tượng tốt đẹp cho hành khách khi đi xe buýt.
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34