Khi khoa học kỹ thuật làm "bệ phóng" cho sản phẩm nông nghiệp

(LĐTĐ) Hội Nông dân các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phối kết hợp với các cơ quan, đơn vị ngành nông nghiệp trong việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các chuỗi liên kết; củng cố, kiện toàn các mô hình kinh tế tập thể đạt hiệu quả cao.
Bám sát chủ trương xây dựng trục Hồ Tây- Ba Vì để biến những khó khăn thành lợi thế phát triển Đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực nông nghiệp Hợp tác công tư tạo sự bứt phá cho nông nghiệp

Nâng tầm giá trị nông sản từ khoa học kỹ thuật

Từ năm 2018 đến nay, các cấp Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã phối hợp tổ chức hơn 400 buổi tập huấn kiến thức về kỹ năng thông tin, thị trường, KHKT công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến cho hơn 41 nghìn lượt cán bộ, hội viên nông dân.

Cùng với đó, vận động, hướng dẫn nông dân xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ mới theo chuỗi giá trị đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGAP; thực hiện hàng nghìn sản phẩm OCOP.

Chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: Hiệu quả từ các mô hình phối hợp
Sản phẩm OCOP được trưng bày tại Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố Hà Nội lần thứ X

Để hội viên nông dân có đầu ra cho sản phẩm, Hội đã hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, như phối hợp truyền thông về các mô hình phát triển kinh tế tại các xã, thị trấn; mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản; xây dựng phóng sự về vai trò của người nông dân trong xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản. Tham gia nhiều gian hàng tại hội chợ quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài huyện, tạo điều kiện cho nông dân tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng mô hình chuỗi liên kết, xây dựng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP do Hội Nông dân Thành phố tổ chức. Phối hợp xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son, trong 5 năm qua, Hội đã phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho nông dân với 33 lớp dạy nghề về chăn nuôi, thú y, kỹ thuật trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn, chế biến thực phẩm, nghề may cho 934 lượt hội viên nông dân, 100% người có việc làm. Thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề đã giúp nông dân được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm góp phần phát triển và mở rộng sản xuất, nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho nông dân.

Chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: Hiệu quả từ các mô hình phối hợp
Khoa học kỹ thuật được nông dân ứng dụng tạo ra các sản phẩm sạch, chất lượng

Tại huyện Quốc Oai, hàng năm, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật và Phòng Kinh tế huyện triển khai hội nghị tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng vụ xuân, vụ mùa, rau màu; chuyển giao KHKT, nâng cao trình độ sản xuất cho cán bộ, hội viên nông dân trong toàn huyện;

Phối hợp với Phòng Kinh tế khảo sát, lắp đặt 967 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thu gom và xử lý hơn 11 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật/năm. Tổ chức tập huấn IPM cho hội viên nông dân thực hiện 4 đúng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo môi trường sản xuất an toàn cho người nông dân và sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn được triển khai hiệu quả như: Chăn nuôi thịt lợn sinh học tại xã Cấn Hữu, mô hình chăn nuôi gà thả vườn quy mô hợp tác xã (HTX) nhóm hộ theo hướng sinh học xã Đông Yên; mô hình ứng dụng VietGap trong sản xuất Nhãn chín muộn Đại Thành, bưởi chua đầu tôm Sài Sơn, chè Long Phú...

Ông Nguyễn Tuấn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quốc Oai cho hay: “Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương mỗi xã một sản phẩm, Hội Nông dân đã phối hợp phòng Kinh tế hướng dẫn hội viên lập hồ sơ, xét công nhận được 33 sản phẩm OCOP. Triển khai tổ chức giới thiệu và quảng bá sản phẩm gắn với mô hình du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, giúp hội viên tăng thu nhập, phát triển đời sống kinh tế. Điển hình như mô hình trồng nho tại xã Cộng Hòa; mô hình du lịch trải nghiệm tại các xã Đông Xuân, Phú Mãn, Sài Sơn... thời gian gần đây đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến với địa phương”.

Chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: Hiệu quả từ các mô hình phối hợp
Hiệu quả của Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

Do nhu cầu phát triển đô thị và công nghiệp - dịch vụ tăng nhanh, quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh ngày càng thu hẹp, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải thay đổi tư duy trong sản xuất, thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong rất nhiều giải pháp, phát triển nông nghiệp đô thị là hướng đi có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đô thị hóa như: nâng cao hiệu quả sản xuất; giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng sản phẩm, thu nhập người lao động; gắn phát triển nông nghiệp với các loại hình dịch vụ khác; hướng tới xây dựng đô thị sinh thái bền vững cho tương lai.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Anh Ngô Văn Lệ, hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 30 tổ chức, cá nhân thực hiện ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ KHKT vào sản xuất rau an toàn, cây ăn quả và hoa lan; có 90 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, chim cút có ứng dụng công nghệ cao; 20 mô hình nông nghiệp hữu cơ kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm ngày càng phát triển, hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới thăm và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Từ các mô hình đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn hội viên với thu nhập cao gấp 4-5 lần so với khi sản xuất thông thường (bình quân thu nhập người lao động 10-15 triệu đồng/người/tháng)

Chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: Hiệu quả từ các mô hình phối hợp
Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố trưng bày, quảng bá sản phẩm nông nghiệp

Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chất lượng cao theo hướng hữu cơ tại trang trại gần 2 ha của gia đình hội viên nông dân Hoàng Mạnh Ngọc ở xã Liên Hà; mô hình trồng hoa sen, hoa súng kết hợp với du lịch sinh thái của hộ gia đình hội viên Hoàng Đình Hồng ở thôn Dõng, xã Cổ Loa với diện tích 6,5 ha với hơn 80 giống hoa súng, hơn 40 giống sen các loại; mô hình hoa cây cảnh nghệ thuật của Hợp tác xã (HTX) hoa cây cảnh nghệ thuật Thăng Long ở xã Hải Bối; mô hình trồng nho, dâu tây hữu cơ kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm ở xã Vĩnh Ngọc của HTX Nho và Dâu tây … với diện tích 5 ha.

Tăng cường phối hợp trong ứng dụng khoa học kỹ thuật

Có thể nói, bằng công tác phối hợp, hội nông dân các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hỗ trợ hàng nghìn nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất.

Tại Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố Hà Nội lần thứ X, ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thành phố Hà Nội cho biết, với vai trò là cơ quan thường trực của Chương trình số 02 của Thành ủy khóa XVI và Chương trình số 04 của Thành ủy khoá XVII về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025”, những năm qua, Sở NN&PTNT và Hội Nông dân Thành phố đã xây dựng Chương trình phối hợp công tác hiệu quả, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đóng góp vào thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: Hiệu quả từ các mô hình phối hợp
Hệ thống trồng rau thủy canh tiến bộ khoa học kỹ thuật

Cụ thể như Chương trình phối hợp số 03/CTrHND-SNN về phối hợp thực hiện chương trình hoạt động nông nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình phối hợp số 32-CTr/HND-SNN&PTNT giữa Hội Nông dân Thành phố và Sở NN&PTNT về việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

Trên cơ sở các Chương trình phối hợp, Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội đã giao một số đơn vị trực thuộc như: Chi cục phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố, Trung tâm Khuyến Nông, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản,... phối hợp thực hiện các nội dung liên quan. Trong đó có nội dung “Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHKT và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; xây dựng các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn; phối hợp xây dựng các hình thức kinh tế tập thể, tổ hợp tác, HTX, câu lạc bộ nông dân phát triển kinh tế; các chi, tổ Hội nghề nghiệp” đã đạt được hiệu quả cao.

Từ năm 2018 đến nay, Sở NN&PTNT và Hội Nông dân Thành phố đã phối hợp tổ chức nhiều hội nghị tọa đàm, diễn đàn, hội thảo về phương pháp vận động nông dân tham gia phát triển mô hinh kinh tế tập thể, tổ hợp tác, HTX; xây dựng mô hình chuỗi liên kết, chuỗi giá trị; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh, tập trung; xây dựng các sản phẩm OCOP bằng hình thức tổ chức các cuộc hội thảo về “Phát triển mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn”.

Chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: Hiệu quả từ các mô hình phối hợp
Người nông dân đã tạo ra đu đủ trái mùa mang lại thu nhập cao nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh

Cùng với đó là phối hợp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, duy trì và phát triển các mô hình chuyển giao tiến bộ KHKT và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm có năng suất, chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường; hướng dẫn hội viên nông dân ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu nông sản, nhãn hiệu tập thể, truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp.

Toàn thành phố Hà Nội đã có 166 HTX nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ và tiêu chuẩn tương đương; 134 HTX nông nghiệp với 448 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP; 80 HTX nông nghiệp có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ; 68 HTX nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (55 HTX Trồng trọt; 9 HTX chăn nuôi; 4 HTX nuôi trồng thủy sản); 6 HTX phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn; 4 HTX phát du lịch sinh thái.

Tuy nhiên, theo ông Tạ Văn Tường, bên cạnh kết quả đạt được; việc chuyển giao tiến bộ KHKT, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết, hỗ trợ củng cố, kiện toàn các HTX nông nghiệp cũng gặp các hạn chế, khó khăn như: Việc hỗ trợ xây dựng liên kết mới chỉ là sự khớp nối thông qua các sự kiện, mô hình và chương trình kết nối giao thương sản phẩm nông nghiệp giữa người sản xuất và người tiêu thụ, chưa có sự hỗ trợ bài bản của quản lý nhà nước trong việc ký kết hợp đồng liên kết cũng như đầu tư kinh phí cho các điểm yếu trong liên kết chuỗi nên tính bền vững chưa cao, dễ bị đổ gãy.

Một số địa phương còn chưa tập trung, quan tâm đến nhu cầu của người dân trong việc phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi, việc tham gia các chương trình chuyển giao tiến bộ KHKT và các mô hình HTX nông nghiệp còn hạn chế.

Để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong việc chuyển giao tiến bộ KHKT, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết, hỗ trợ củng cố, kiện toàn các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; trong thời gian tới, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân Thành phố triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp như: Tiếp tục công tác phối hợp với Hội Nông dân các cấp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ địa phương, nông dân hiểu đúng và đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của KHKT; chuyển giao tiến bộ KHKT. Vận động nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hóa. Đẩy mạnh thông tin về các mô hình HTX nông nghiệp tiêu biểu phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, chuyển đổi số, công nghệ cao, liên kết chuỗi và kinh tế tuần hoàn để người dân tham quan, học tập và tham gia phát triển, nhân rộng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

HĐND Thành phố nắm bắt đúng, trúng vấn đề quan trọng, cấp thiết để giám sát, chất vấn

HĐND Thành phố nắm bắt đúng, trúng vấn đề quan trọng, cấp thiết để giám sát, chất vấn

(LĐTĐ) Sáng nay (5/12) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI tổ chức kỳ họp 14 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2023. Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, dự và phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp.
EVNNPC nhận giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam 2023

EVNNPC nhận giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam 2023

(LĐTĐ) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam 2023, phần mềm quản lý máy biến áp (MBA) của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vinh dự nhận giải thưởng dành cho các giải pháp công nghệ số cho thành phố thông minh.
HĐND Thành phố chất vấn nhóm vấn đề giao thông đô thị tại kỳ họp 14

HĐND Thành phố chất vấn nhóm vấn đề giao thông đô thị tại kỳ họp 14

(LĐTĐ) Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khoá XVI, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, kỳ họp này, Thường trực HĐND Thành phố dự kiến tái chất vấn kết quả thực hiện một số nội dung nghị quyết, kết luận chất vấn của HĐND Thành phố đã đến thời hạn nhưng tiến độ còn chậm, chưa hiệu quả; Chất vấn về nhóm vấn đề giao thông đô thị của Thành phố.
Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

(LĐTĐ) Thấu hiểu những mong mỏi của công nhân lao động, Chính phủ ban hành Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Tuy nhiên từ chủ trương đến thực tiễn vẫn còn nhiều rào cản và cần sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức, người sử dụng lao động nhiều hơn nữa trong tháo gỡ các vướng mắc khó khăn.
Khai mạc kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XVI

Khai mạc kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XVI

(LĐTĐ) Sáng nay (5/12), kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI đã chính thức khai mạc. Kỳ họp dự kiến xem xét, thông qua 67 nội dung, trong đó, xem xét 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
TP.HCM: Bắt nhanh đối tượng cướp tiệm vàng

TP.HCM: Bắt nhanh đối tượng cướp tiệm vàng

(LĐTĐ) Ngày 4/12, Công an quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa bắt nhanh đối tượng cướp ngân hàng trên địa bàn quận Tân Bình.
Đồng Nai: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Đồng Nai: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 4/12, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.

Tin khác

Cảnh sát giao thông hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia

Cảnh sát giao thông hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện đăng ký phương tiện giao thông, nộp phạt vi phạm hành chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia: www.dichvucong.gov.vn.
Ra mắt nền tảng quản lý đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ

Ra mắt nền tảng quản lý đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ

(LĐTĐ) Tại hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai trương nền tảng hỗ trợ quản lý đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ xây dựng thành phố thông minh

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Sáng 30/11, trong khuôn khổ hội nghị “Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023” đã diễn ra Hội thảo “AI trong xây dựng thành phố thông minh, bền vững”.
Hà Nội được vinh danh là thành phố hấp dẫn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội được vinh danh là thành phố hấp dẫn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Sáng 30/11, trong khuôn khổ Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Lễ vinh danh và trao Giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam 2023 lần thứ IV.
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.
Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân

Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân

(LĐTĐ) Chiều 29/11, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 đã diễn ra phiên Hội thảo chuyên đề “Thành phố thông minh tại Châu Á” và tọa đàm Xây dựng đô thị thông minh, kết nối, phát triển - Tầm nhìn của lãnh đạo. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham dự Hội thảo.
Phát triển hạ tầng số thống nhất, nền tảng của đô thị thông minh

Phát triển hạ tầng số thống nhất, nền tảng của đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo chuyên gia Nguyễn Nhật Quang - Thành viên Hội đồng sáng lập VINASA, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA, hạ tầng dữ liệu được coi là “bộ não” của đô thị thông minh. Đối với dữ liệu thì tính thống nhất và dùng chung là quan trọng nhất. Một đô thị mà dữ liệu của đơn vị nào do đơn vị đó giữ riêng thì không thể trở thành đô thị thông minh.
Tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

Tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Để tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh cần phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, bảo đảm an toàn thông tin; phát triển nhân lực số; tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tại TP.HCM

Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tại TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) 2023 tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thu hút hơn 200 gian hàng, giới thiệu, trưng bày các sản phẩm, dịch vụ của các trường đại học, doanh nghiệp khởi nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động