Huy động nguồn lực phát triển hệ thống giao thông Thủ đô đồng bộ, hiện đại
TP.HCM: Xây dựng hệ thống y tế trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh |
Trong tham luận gửi đến hội thảo Khoa học triển khai Luật Thủ đô, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã làm rõ một số giải pháp nhằm huy động nguồn lực, đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tiên tiến, hiện đại trên địa bàn Thủ đô.
Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, phát triển kết cấu hệ thống giao thông (HTGT) đồng bộ, hiện đại là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được xác định trong Nghị quyết đại hội XIII của Đảng, cũng như Nghị quyết Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Trong thời gian qua, việc phân bổ nguồn lực, ngân sách Thành phố luôn dành sự quan tâm, ưu tiên cho việc phát triển kết cấu HTGT.
Cụ thể, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã dành hơn 65% nguồn lực đầu tư công cho lĩnh vực giao thông. Sau gần 4 năm thực hiện, lĩnh vực giao thông vận tải đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào kết quả chung của Thủ đô.
Thành phố đã hoàn thành, đưa vào khai thác nhiều công trình giao thông quan trọng như: Đoạn tuyến trên cao tuyến đường sắt đô thị số 3; đoạn Vành đai 2 trên cao, dưới thấp Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2; hầm chui Lê Văn Lương; đường đê An Dương - Âu Cơ - Nghi Tàm; nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường Vành đai 3; cầu vượt chữ C Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch; đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Chưa hết kỳ nghỉ Tết nhiều người đã quay lại Hà Nội sớm tránh tắc đường. |
Cũng trong giai đoạn này, Thành phố đã khởi công nhiều công trình trọng điểm như: Tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai; nút giao khác mức đường Vành đai 3,5 với đường Đại lộ Thăng Long; tuyến đường nối cao tốc Đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình; tuyến đường kết nối đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3; bố trí nguồn lực để triển khai công tác chuẩn bị đầu tư hàng loạt công trình giao thông quan trọng: Đường Vành đai 3 phía Bắc; cầu Thượng Cát; cầu Vân Phúc; trục Tây Thăng Long; quốc lộ 21; cầu Tứ Liên; cầu Trần Hưng Đạo; Quốc lộ 1A...
Để huy động nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, cũng như góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô trong giai đoạn hiện nay và lâu dài, thành phố Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều nhóm giải pháp đồng bộ, trong đó đáng chú ý là các nhóm giải pháp chính, cơ bản đang được nỗ lực thực hiện.
Cụ thể, hoàn thiện hệ thống các quy hoạch, kịp thời tháo gỡ các tồn tại, vướng mắc liên quan đến quy hoạch. Huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển kết cấu HTGT theo quy hoạch, kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Hoàn thiện các quy định, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Luật Thủ đô năm 2024, Luật Đất đai, Luật Đường sắt...
Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án, công trình HTGT khung. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư và xây dựng hạ tầng khu tái định cư. Thực hiện giám sát, đánh giá các dự án đầu tư.
Tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông
Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, trong giai đoạn vừa qua, Hà Nội đã ưu tiên, dành phần lớn ngân sách cho việc phát triển kết cấu HTGT. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước, việc đẩy nhanh tiến độ triển khai hoàn thiện hệ thống HTGT theo quy hoạch sẽ rất khó khăn.
Vì vậy, việc huy động nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu HTGT là một trong những giải pháp quan trọng, mang tính quyết định để các công trình kết cấu HTGT đã được quy hoạch từng bước được hiện thực hóa, trở thành những công trình hiện hữu, phục vụ thiết thực đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.
Hà Nội đã ưu tiên, dành phần lớn ngân sách cho việc phát triển kết cấu HTGT. |
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý về lĩnh vực giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải Hà Nội kiến nghị, cần tập trung, hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 2 quy hoạch lớn của thành phố: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; chuẩn bị tốt công tác thực hiện lập điều chỉnh Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Đồng thời, sử dụng nguồn lực hợp lý, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có thứ tự ưu tiên đầu tư các công trình, đồng thời phát triển hợp lý các phương thức vận tải, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố.
Phân công trách nhiệm đầu tư và phối hợp đồng bộ tiến độ đầu tư phát triển kết cấu HTGT giữa thành phố Hà Nội với các cơ quan Trung ương, cũng như các tỉnh lân cận theo hướng: Bộ Giao thông vận tải đầu tư và quản lý, đầu tư các tuyến đường có tính chất giao thông liên vùng như: Vành đai 4, Vành đai 5, các tuyến cao tốc, đường sắt quốc gia, đường sắt liên kết vùng...; Hà Nội và các tỉnh lân cận đầu tư các công trình thuộc địa bàn quản lý, trong đó, thành phố Hà Nội cần ưu tiên đầu tư, phát triển các tuyến đường kết nối giao thông giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh lân cận.
Bân cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện các quy định của UBND thành phố Hà Nội về phân công, phân cấp quản lý, đầu tư kết cấu HTGT trên địa bàn, cũng như cơ chế, chính sách trong quản lý sử dụng nguồn vốn trong đầu tư kết cấu HTGT.
Trong đó, tăng cường phân cấp cho các quận, huyện có nguồn thu lớn, có năng lực về tổ chức quản lý đầu tư tốt để chủ động đầu tư nhằm hỗ trợ giảm tải áp lực ngân sách, tập trung đầu tư các tuyến đường kết nối (liên huyện) và các tuyến đường sắt đô thị;
Ưu tiên bố trí vốn ngân sách, tập trung đầu tư các tuyến đường hỗ trợ cho các địa phương còn khó khăn; Bố trí đủ vốn cho các dự án quy hoạch làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư.
Đáng chú ý phải rà soát các quỹ nhà, đất sau khi sắp xếp lại trụ sở các cơ quan, đơn vị và các quỹ đất trước đây dự kiến bố trí làm đất đối ứng cho các dự án đầu tư theo hình thức BT; xây dựng, ban hành cơ chế đầu tư và hình thức đầu tư TOD (Transit Oriented Development) để khai thác quỹ đất tại các nhà ga của các tuyến đường sắt đô thị, tạo nguồn vốn đầu tư và quản lý khai thác, vận hành các tuyến đường sắt đô thị…
Tiếp tục hoàn thiện các quy định, thủ tục, cơ chế chính sách để tăng cường công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất đấu giá, tạo nguồn thu, cũng như tạo mặt bằng phục vụ thi công các công trình. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư và quản lý vốn đầu tư nhằm nâng cao năng lực các chủ thể tham gia quá trình đầu tư xây dựng, quản lý vốn đầu tư xây dựng, bảo đảm việc triển khai thực hiện có hiệu quả, kịp thời và giải quyết những vấn đề phát sinh, tồn tại.
“Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Việc hoạch định, xây dựng chính sách đầu tư và huy động nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu HTGT nhằm từng bước thực hiện có hiệu quả Luật Thủ đô năm 2024, phát huy những kết quả, thành tựu tốt đẹp đạt được, giá trị văn hóa, lịch sử vốn có của Thủ đô là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng cho những giai đoạn phát triển tiếp theo của Thủ đô Hà Nội”, Sở Giao thông vận tải Hà Nội nêu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành VHTTDL phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
Bảo đảm tính hợp lý, khả thi của quy định và lợi ích của doanh nghiệp
Hà Nội: Mở đợt tuyên truyền cao điểm về Luật Thủ đô
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Hơn 10.000 người tham gia VnExpress Marathon Hải Phòng
Tin khác
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42
Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết
Giao thông 17/12/2024 11:36
Xử lý nghiêm vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm
Giao thông 17/12/2024 09:44
Cần quyết tâm cao để hiện thực hóa các mục tiêu Net zero
Giao thông 17/12/2024 09:05
Hiểm họa khi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại
Giao thông 16/12/2024 22:04
Chấn chỉnh hoạt động vận tải hành khách dịp cuối năm
Giao thông 16/12/2024 16:51
Chuẩn hóa xe đưa đón học sinh vừa dễ quản lý, vừa an toàn
Giao thông 16/12/2024 16:45