Hướng vào ý thức người tham gia giao thông
Nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật | |
Vi phạm luật giao thông vì thói quen rẽ phải khi đèn đỏ | |
Có an toàn khi tham gia giao thông? |
Ảnh minh họa. |
Thực tế, vi phạm Luật giao thông đường bộ và bị trừ hết điểm số, buộc người vi phạm phải thi, sát hạch bằng lái lại là cách thức quản lý được nhiều nước áp dụng và cho hiệu quả tốt trong việc răn đe, nâng cao ý thức của người điều khiển phương tiện.
Điều này cũng đặc biệt ưu việt khi hàng loạt hành vi lâu nay vốn bị xem nhẹ sẽ được đưa vào nhóm hành vi bị trừ điểm trên bằng lái, như: Chạy quá tốc độ, sử dụng giấy đăng ký xe hết hạn, lấn làn, sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), sử dụng ô, dù với mô tô, xe gắn máy, không nhường đường cho xe xin vượt khi đủ điều kiện an toàn, dừng, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định…
Tại đô thị lớn là Hà Nội, tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ xảy ra với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Một bộ phận người tham gia giao thông chỉ chấp hành nghiêm khi thấy bóng dáng của lực lượng chức năng. Còn không, họ sẵn sàng phóng nhanh vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang trên đường, uống rượu, bia say xỉn vẫn tham gia giao thông... Đáng buồn là, nhiều giải pháp từ đẩy mạnh tuyên truyền đến xử lý “mạnh tay”, đánh mạnh vào kinh tế người vi phạm đã được ngành chức năng áp dụng nhưng vi phạm khó được xử lý dứt điểm.
Hành vi tham gia giao thông nhưng “quên” không đội mũ bảo hiểm là ví dụ. Dù đội mũ bảo hiểm được quán triệt triển khai tích cực, đại bộ phận người dân đều tuân thủ nghiêm chỉnh song vi phạm vẫn tồn tại. Đáng nói, khi đối mặt với lực lượng chức năng, tất thảy người vi phạm dù nhận thức được hành vi song vẫn cố đưa ra mọi lý do để xin bỏ qua.
Tương tự, hành vi nghe điện thoại khi tham gia giao thông cũng như vậy. Hành vi này tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao, ảnh hưởng không chỉ cho bản thân người vi phạm mà còn khiến người xung quanh chịu vạ lây. Dĩ nhiên, để biện minh cho sự vi phạm, những lý do được đưa ra có muôn hình vạn trạng. Duy có điều, người vi phạm tự “đánh đu” tính mạng của bản thân khi thực hiện những hành vi kể trên thì họ lại không tự ý thức được.
Dẫn như vậy để thấy rằng, việc trừ điểm trên bằng lái là liều thuốc hữu hiệu, đánh mạnh vào ý thức người tham gia giao thông, vừa có tính răn đe lại không chú trọng quá nhiều về tài chính. Nói cách khác, việc tuân thủ Luật giao thông đường bộ sẽ chuẩn chỉ hơn. Những vi phạm từng bị cho là “lặt vặt” sẽ được chú ý khắc phục. Người điều khiển phương tiện khi đứng trước nguy cơ phải thi lại bằng lái với độ khó ngày một tăng sẽ càng phải thận trọng và tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn giao thông.
Nhìn rộng hơn quanh câu chuyện này có thể thấy, giấy phép lái xe dù chỉ là một tờ giấy nhỏ, nhưng với một người hiểu giá trị của cuộc sống thì mảnh giấy ấy lại mang sức nặng ngàn cân. Đó là trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với xã hội. Mỗi điểm trên giấy phép lái xe là mỗi ngăn tầng ý thức. Và nếu ai cũng giữ được trọn vẹn 12 điểm/năm khi tham gia giao thông thì tai nạn chắc chắn được giảm thiểu.
Trừ điểm khi vi phạm giao thông có tính ưu việt rất cao, rất văn minh có chăng nỗi băn khoăn của dư luận vẫn chỉ nằm ở khâu hạ tầng và người thực thi. Bởi vậy, ở đề xuất này các đơn vị liên quan cần hoàn thiện và có thêm nhiều hơn những kịch bản triển khai. Một quy định, nếu dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc, thấu tình đạt lý, người thực thi công tâm và có trách nhiệm… thì không có lý do gì để đối tượng chịu ảnh hưởng là người tham gia giao thông không tâm phục khẩu phục khi chấp hành./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15