Hướng tới “kinh đô” tổ chức sự kiện

(LĐTĐ) Những năm qua, nhiều sự kiện mang tầm quốc gia và quốc tế được tổ chức thành công tại Hà Nội, thu hút đông đảo du khách. Những cuộc “giao thoa” đến từ các nền văn hóa trên thế giới tại mảnh đất ngàn năm văn hiến đã chứng tỏ sức hấp dẫn của Thủ đô giàu văn hóa và không ngừng sáng tạo, hiện đại, năng động.
Ngành tổ chức sự kiện: Cơ hội lớn trước hội nhập Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện quốc tế thường niên về Blockchain

Tiềm năng được khai mở

Nhìn lại một năm đã qua có thể thấy Hà Nội vô cùng náo nhiệt, đắm mình trong những sự kiện văn hóa lớn, hấp dẫn. Một trong những sự kiện khó có thể quên được vào những ngày cuối tháng 7/2023, cả thành phố Hà Nội trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi nhóm nhạc BlackPink có màn biểu diễn bùng nổ tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Với 67.000 khán giả đến từ nhiều quốc gia, sự kiện âm nhạc BlackPink biểu diễn là “cơ hội vàng” để hình ảnh Thủ đô lan tỏa rộng rãi. Chương trình kết thúc nhưng dư âm đẹp của hai đêm diễn vẫn còn để lại, kéo dài rất lâu với người hâm mộ trong và ngoài nước.

Hướng tới “kinh đô” tổ chức sự kiện
Các sự kiện văn hóa được tổ chức tại Hà Nội.Ảnh: P.Ngân

Theo Sở Du lịch Hà Nội, sự kiện đêm diễn nhóm nhạc BlackPink đã có hiệu quả lớn đến quảng bá hình ảnh điểm đến Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung thân thiện, hấp dẫn, cơ sở vật chất cũng như năng lực tổ chức sự kiện lớn cấp quốc tế. Nhờ sức hút của sự kiện âm nhạc lớn, du lịch Hà Nội đã đón khoảng 2,38 triệu lượt khách, thu về hàng trăm tỷ đồng.

Không chỉ riêng sự kiện âm nhạc của BlackPink, hoạt động sự kiện văn hóa ở thành phố Hà Nội ngày càng phát triển khi kinh tế có những bước tăng trưởng mới, hội nhập sâu rộng hơn với thế giới. Từ sự kiện cá nhân đến các sự kiện của Nhà nước đều được xã hội quan tâm đầu tư bài bản, với phạm vi sự kiện rộng, nhiều hình thức nghệ thuật mới đa dạng gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: Kinh tế, văn hóa, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, hoạt động phi lợi nhuận...

Nhiều sự kiện được tổ chức quy mô lớn, góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa Hà Nội cũng như Việt Nam như: Hội nghị APEC lần thứ 14; SEA Games 31; Chương trình hòa nhạc Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert 2019; Sự kiện văn hóa Carnival đường phố Hà Nội 2019; Sự kiện Không gian văn hóa Hàn Quốc tại phố đi bộ Hà Nội với mục đích đẩy mạnh quan hệ hợp tác giao lưu văn hóa, du lịch hai nước nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc; Lễ hội kích cầu du lịch và giới thiệu văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2021; Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội - HANIFF; Lễ hội âm nhạc Quốc tế Gió mùa Monsoon; Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VI…

Định vị Hà Nội trên bản đồ sự kiện quốc tế

Hà Nội từ lâu đã là trung tâm giao lưu và hợp tác quốc tế, cũng là nơi tiếp nhận và chuyển hóa văn hóa từ bên ngoài - không phải chỉ là phương Đông mà cả phương Tây. Sức hút của Hà Nội đã được nói đến rất nhiều, nhưng có lẽ minh chứng rõ nhất là Thành phố liên tục nhận được các bình chọn là điểm đến hấp dẫn du khách thế giới. Suốt 4 mùa trong năm, Hà Nội đã chứng minh sự an toàn, mến khách, phát huy nét đẹp của Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo.

Việc tổ chức các sự kiện quy mô lớn được Thủ đô đẩy mạnh kể từ khi có Nghị quyết của Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng tiên phong ban hành Nghị quyết về công nghiệp văn hoá. Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nêu rõ mục tiêu tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có thương hiệu, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu…

Mục tiêu đặt ra là tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp, với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã từng nhấn mạnh: “Nếu không có sự kiện tầm cỡ thì không thể có công nghiệp văn hoá”. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc Hà Nội đặt mục tiêu tổ chức thành công các lễ hội, sự kiện văn hóa lớn là “chìa khóa” mở ra sự phát triển cho các lĩnh vực của ngành công nghiệp văn hóa.

Từ những thành công bước đầu, Hà Nội hiện đang hướng tới mục tiêu trở thành “Thành phố sự kiện”. Theo đó, Thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả ngoại giao văn hóa, mở rộng các hoạt động giao lưu đối ngoại và hợp tác quốc tế về văn hóa. Hà Nội đang xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch có quy mô lớn, mang tầm khu vực và quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU với 45 nhiệm vụ, trong đó có 10 nhiệm vụ liên quan đến sửa đổi chính sách, cải cách hành chính, tạo điều kiện cho công nghiệp văn hóa phát triển hơn. Thành phố xác định 30 sự kiện văn hóa lớn được tổ chức thường niên ở trong nước và quốc tế; dành nguồn lực ở mức độ cao nhất trong khả năng của Thành phố, như trong giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố bố trí khoảng 14.000 tỷ đồng để phát triển văn hóa nói chung.

Càng về cuối năm cũ, đầu năm mới, những sự kiện văn hóa tại Thủ đô diễn ra ngày càng sôi nổi. Từ những quyết tâm đó, chúng ta đặt kỳ vọng, Hà Nội sẽ khẳng định được thương hiệu “Thành phố sự kiện” với bạn bè quốc tế; sẽ có sự phối hợp hiệu quả hơn nữa để mở rộng giao lưu, trao đổi văn hóa với các tỉnh, thành phố trong cả nước với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”.

Phương Ngân

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động