Hợp tác xã Thanh Bình: Hiệu quả từ mô hình chè sạch

(LĐTĐ) Là một trong những điển hình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP ở Thái Nguyên, Hợp tác xã Thanh Bình đã và đang nâng tầm chất lượng sản phẩm và thương hiệu chè sạch lên một tầm cao mới.
hop tac xa thanh binh hieu qua tu mo hinh che sach Đẩy mạnh phát triển vùng chè sạch của Thủ đô
hop tac xa thanh binh hieu qua tu mo hinh che sach Người thương binh với khao khát về sản phẩm chè sạch

Từ ước mơ chè sạch

Từ lâu, Thái Nguyên đã nổi tiếng với những đồi chè bạt ngàn và những thương hiệu chè được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều người vì mải chạy theo lợi nhuận mà quên đi cái tinh khiết trong từng búp chè, tạo ra nhiều sản phẩm chè chất lượng kém.

hop tac xa thanh binh hieu qua tu mo hinh che sach
Thái Nguyên nổi tiếng với những đồi chè bạt ngàn

Sự thật này không chỉ là mối lo đối với người tiêu dùng mà còn là nỗi niềm canh cánh trong lòng những người nông dân lương thiện, sản xuất chè bằng cả cái tâm. Chính bởi lí do đó, một số hợp tác xã sản xuất chè đã được thành lập tại Thái Nguyên để các hộ sản xuất có thể liên kết lại với nhau, giúp phát triển sản xuất chè sạch, chống lại vấn nạn chè bẩn.

Điển hình trong số đó là hợp tác xã chè Thanh Bình (thuộc xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) được thành lập từ năm 2017 và bước đầu đã đạt được những thành quả tích cực trong quá trình sản xuất.

Năm 2017, vấn nạn chè “bẩn” tràn lan trong khi những người nông dân tại xã Bình Thuận vẫn luôn cần mẫn từng ngày sản xuất những búp chè thơm và sạch. Khi ấy, giá thành chè giảm rõ rệt, việc sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm là một bài toán khó.

Người dân cứ đau đáu một nỗi niềm trong lòng rằng những búp chè mà mình làm ra vẫn luôn đảm bảo sạch và tinh khiết, ấy vậy mà “con sâu làm rầu nồi canh”, thị trường gần như dần “xa lánh” sản phẩm chè xanh trong khoảng thời gian đó.

Khó khăn và thách thức là vậy, nhưng bằng tình yêu mãnh liệt với những búp chè xanh đã gắn bó qua nhiều thế hệ, những người nông dân quyết tâm cùng nhau tìm ra một hướng đi mới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Và như thế, hợp tác xã chè Thanh Bình, tiền thân là Tổ hợp tác chè Thanh Bình đã ra đời với 14 hộ sản xuất ban đầu thuộc 2 xóm Thanh Phong và Bình Xuân, xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vào năm 2017.

Đến thương hiệu chè nổi tiếng

Kể từ khi thành lập, người dân trong tổ hợp tác cùng nhau học hỏi kinh nghiệm về chăm sóc và chế biến chè, tham gia vào các buổi tập huấn kiến thức về sản xuất nông nghiệp do Hội Nông dân tổ chức, tiến hành lắp đặt hệ thống các máy móc thiết bị hiện đại cho việc tươi tiêu, chăm bón và chế biến ra sản phẩm chè.

Các hoạt động kiểm định chất lượng bắt đầu được tiến hành một cách bài bản, các cơ quan có thẩm quyền triển khai kiểm tra hoạt động sản xuất, cử các chuyên gia về nông nghiệp trực tiếp đến hướng dẫn cho người dân, hoạt động sản xuất mang tính tập trung hơn và không còn manh mún nhỏ lẻ như trước.

Sau 2 năm hoạt động , đến năm 2018, hợp tác xã chè Thanh Bình chính thức được thành lập, là hợp tác xã đầu tiên trên địa bàn xã Bình Thuận, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

hop tac xa thanh binh hieu qua tu mo hinh che sach
Ông Trịnh Văn Hưng và các hộ gia đình trong hợp tác xã chè Thanh Bình nuôi ước mơ mang chè sạch đến với người tiêu dùng

Ông Trịnh Văn Hưng, Giám đốc hợp tác xã chè Thanh Bình, chia sẻ: “Ở Bình Thuận, chất lượng sản phẩm trà cũng không thua kém các đơn vị khác, tuy nhiên thương hiệu sản phẩm chưa được nâng lên, hơn nữa việc sản xuất manh mún nhỏ lẻ cũng không đáp ứng được cơ chế thị trường bây giờ.

Vậy nên từ việc xác định mục tiêu phát triển kinh tế là từ cây chè, từ nguyện vọng và sự đồng lòng của đại đa số bà con, chúng tôi cùng nhau hợp tác để phát triển, sau nữa là để xây dựng thương hiệu chè Thanh Bình nói riêng, hòa nhập với sản phẩm chè Thái Nguyên nói chung để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm”.

Vào tháng 3 năm 2019, hợp tác xã đã được Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam), công nhận quy trình sản xuất và chế biến chè tại hợp tác xã chè Thanh Bình được thực hiện theo đúng quy chuẩn sản xuất chè sạch và an toàn của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Đây được xem là một trong những bước ngoặt quan trọng nhất trong quá trình sản xuất và xây dựng thương hiệu của hợp tác xã chè Thanh Bình.

Quy trình sản xuất sản phẩm chè sạch theo đúng quy chuẩn được thực hiện vô cùng công phu bởi những người nông dân đã gắn bó với những búp chè tươi thơm ngát không dưới 20 năm.

Bà Nguyễn Thị Diện, thành viên hợp tác xã chè Thanh Bình có tâm sự với chúng tôi: “Việc chăm sóc chè khó như chăm một đứa trẻ vậy, phải hiểu rõ về cây chè, nắm vững các nguyên tắc, đồng thời phải dành ra rất nhiều thời gian và công sức thì mới có thể làm chè tốt được”.

Quy trình bao gồm 2 giai đoạn lớn là chăm sóc và chế biến (sao chè). Trong giai đoạn chăm sóc, người dân tại hợp tác xã chè Thanh Bình hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học.

Họ thường cắt một số loại thực vật như dương xỉ, cỏ vừng, hoặc dùng rơm khô để rải vào giữa rạch chè, chờ cho mục ruỗng làm phân hữu cơ. Ngoài ra, người dân còn sử dụng phân chuồng để cung cấp thêm dưỡng chất cho đất, búp chè cũng vì thế mà tươi non mỡ màng hơn. Hệ thống tưới tiêu được lắp đặt và vận dụng tối đa để cung cấp đủ nước cho cây chè sinh trưởng và phát triển.

Trong trường hợp cây chè bị tấn công bởi một số loại sâu bệnh hoặc mắc phải các bệnh do vi khuẩn, vi sinh vật có hại, người dân sẽ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học là những chế phẩm có nguồn gốc sinh học, được làm từ những nguyên liệu rất dễ kiếm như gừng, tỏi, ớt, xả, các loại lá, các chủng nấm vi sinh… có hiệu quả cao trong việc phòng trừ các loại sâu bệnh nhưng lại rất an toàn với sức khỏe con người và môi trường đất, sau đó cách ly theo đúng quy định.

Giai đoạn chế biến (sao chè) được xem như một trong những loại hình nghệ thuật mà người sao chè chính là những nghệ nhân. Tại hợp tác xã Chè Thanh Bình, người dân sử dụng củi khô để tạo nên hương vị tốt nhất cho chè, lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Việc điều chỉnh nhiệt độ trong bếp chè phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để búp chè thơm và đẹp nhất.

Giai đoạn sao chè gồm 4 giai đoạn. Trước tiên, sau khi hái cần để cho chè héo nhẹ trong khoảng từ 4-6 tiếng để giảm lượng nước trong búp chè. Bước thứ 2 được gọi là ốp diệt men, sử dụng nhiệt độ cao để phá hủy hệ thống enzym có trong nguyên liệu chè, đình chỉ sự oxy hóa các chất, nhất là tanin, giữ màu xanh tự nhiên và vị chát của chè.

Sau khi diệt men cần phải để cho chè nguội để tiến hành vò và rũ tơi, đây chính là bước thứ 3. Vò để làm dập tế bào của lá làm dịch chè thoát ra bề mặt để sau khi sấy sẽ làm cho cánh chè bóng hơn và sau khi pha nước, dịch chè chuyển vào nước pha dễ dàng hơn, nhưng sau đó phải sàng, rũ tơi để tránh cho chè khỏi vón cục, đồng thời giúp làm nguội chè, tránh quá trình oxy hóa có thể xảy ra. Cuối cùng, bước thứ 4 là sao khô giúp vừa làm giảm lượng nước trong búp chè vừa làm cho búp chè xoăn chặt, có ngoại hình đẹp và hương thơm dễ chịu.

Bà Dương Thị Hợp, thành viên hợp tác xã chè Thanh Bình nói: “Vì làm lâu năm rồi nên nghe tiếng chè chuyển động tôn quay là có thể cảm nhận được chè đã tới hay chưa. Làm chè là phải thật sự chú tâm, để chè có thể dậy hương thì phải điều tiết được nhiệt độ trong bếp một cách liên tục, chè mà bị “đói lửa” thì cũng không ngon, mà “già lửa” một chút là sẽ cháy hoặc mất hương ngay”.

Hiện nay hợp tác xã chè Thanh Bình gồm có 23 hộ sản xuất với tổng diện tích đất canh tác là 7.54 hecta, với sản lượng chè thu hoạch khoảng 98.2 tấn chè búp tươi trong một năm (tương đương với 19.6 tấn chè khô trong một năm). Giá thành không còn bấp bênh hoặc bị ép giá xuống thấp.

Vấn đề đầu ra cho sản phẩm cũng phần nào được giải quyết một cách ổn định hơn, thay vì chờ thương lái đến thu mua, người dân chủ động tìm đến các nhà máy, các doanh nghiệp thu mua với số lượng lớn, hợp tác lâu dài trên cơ sở ký kết các hợp đồng thu mua sản phẩm Nông nghiệp.

Làm chè bằng cả cái tâm và với một cái tầm của thời đại mới, những người nông dân đang dần trở thành những người làm kinh tế giỏi khi luôn luôn chủ động hội nhập kinh tế thị trường, không để mình bị tụt hậu so với thời đại.

Với một định hướng phát triển rõ ràng và một nền tảng vững chắc về chất lượng sản phẩm hiện có, trong tương lai, hợp tác xã chè Thanh Bình hi vọng sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, nâng tầm thương hiệu trà Thái Nguyên nói riêng và thương hiệu trà Việt Nam nói chung lên tầm quốc tế.

Linh Nắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 6 và 7/5/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đoàn đại biểu LHCĐ thành phố Seoul thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam

Đoàn đại biểu LHCĐ thành phố Seoul thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Thủ đô Hà Nội, chiều 8/5, Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam, thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Trải nghiệm tour đêm độc đáo tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Trải nghiệm tour đêm độc đáo tại Vườn quốc gia Cúc Phương

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan và mang đến những trải nghiệm mới lạ, thú vị cho du khách, Vườn quốc gia Cúc Phương đã chính thức mở tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm từ ngày 4/5/2024.
Những gương nữ đoàn viên CĐ Thanh Trì "giỏi việc nước” trên mọi lĩnh vực

Những gương nữ đoàn viên CĐ Thanh Trì "giỏi việc nước” trên mọi lĩnh vực

(LĐTĐ) Thông qua phong trào thi đua “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”, nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì đã tích cực thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Các chị đã hoàn thành nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh, quản lý Nhà nước, giáo dục và đào tạo,...
Truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ cho người lao động huyện Quỳ Hợp

Truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ cho người lao động huyện Quỳ Hợp

(LĐTĐ) Ngày 08/5/2024, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳ hợp tổ chức chương trình Truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động.
Trang trọng ra mắt không gian văn hoá Hồ Chí Minh

Trang trọng ra mắt không gian văn hoá Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Cơ quan Sở Giao thông vận tải, ngày 8/5, tại Hà Nội, Công đoàn Ngành phối hợp với Sở Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức ra mắt không gian văn hoá Hồ Chí Minh; Sinh hoạt chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Ngành Giao thông vận tải” nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 8/5, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, chương trình “Hát cho công nhân nghe và nghe công nhân hát”, tập huấn công tác ATVSLĐ.

Tin khác

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

(LĐTĐ) Việc ứng dụng chế phẩm sinh học thảo mộc trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã giúp nông dân xã Thọ An, huyện Đan Phượng nâng chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.
Người dân Đồng Nai "thấp thỏm" vụ hoa Tết

Người dân Đồng Nai "thấp thỏm" vụ hoa Tết

(LĐTĐ) Những ngày này, người dân trồng hoa tại tỉnh Đồng Nai đang nhộn nhịp chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Mặc dù năm nay thời tiết được đánh giá khá thuận lợi nhưng bà con vẫn đang thấp thỏm và lo lắng vì sợ việc tiêu thụ gặp khó do ảnh hưởng của nền kinh tế. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án "Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025" và Kế hoạch tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố năm 2023.
Thanh Trì: Trên 99% người dân hài lòng về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Trên 99% người dân hài lòng về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Người dân huyện Thanh Trì phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Đó là kết quả từ xây dựng Nông thôn mới (NTM) và những nỗ lực để về đích Huyện NTM nâng cao trong thời gian tới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện.
Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ

Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ

(LĐTĐ) Cây bưởi tôm vàng đã gắn bó lâu năm và mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người dân xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Bởi vậy, trong những năm qua, huyện Đan Phượng không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng bưởi tôm vàng. Gần đây, mô hình kinh tế “Trồng bưởi sinh học hữu cơ sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf” được Hội Nông dân huyện triển khai đã đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp người nông dân làm giàu bền vững.
Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, đến nay, huyện Nghi Lộc đã vươn lên trở thành huyện tốp đầu của tỉnh Nghệ An hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM, phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao
Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một huyện ven đô có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, Đan Phượng luôn phấn đấu là huyện đi đầu của Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đóng góp vào thành quả chung của huyện, nông dân huyện Đan Phượng đã và đang nỗ lực để cùng huyện đưa 3 xã cuối cùng về đích NTM kiểu mẫu.
Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu

Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một miền quê đáng sống của Thủ đô, sắp sửa cán đích Nông thôn mới kiểu mẫu, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang đổi thay từng ngày. Diện mạo làng quê ngày càng tươi đẹp hơn, nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả hình thành cho thu nhập tốt, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Không ngừng đổi mới, Yên Mỹ đang tiếp tục nỗ lực xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động