Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một huyện ven đô có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, Đan Phượng luôn phấn đấu là huyện đi đầu của Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đóng góp vào thành quả chung của huyện, nông dân huyện Đan Phượng đã và đang nỗ lực để cùng huyện đưa 3 xã cuối cùng về đích NTM kiểu mẫu.
Nho hạ đen, “chủ lực” trong du lịch canh nông huyện Đan Phượng Khai quật khẩn cấp kiến trúc gạch tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng Trên 80.000 du khách tới tham quan Festival Nông sản - Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch huyện Đan Phượng

Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng không ngừng đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động của hội gắn liền với thực hiện hoàn thành, giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu
Vẻ đẹp của nông thôn kiểu mẫu

Với những kết quả đã đạt được trong công tác hội và phong trào nông dân của Hội Nông dân huyện Đan Phượng, đã góp phần quan trọng vào thành tựu của chương trình NTM trên địa bàn huyện. Đến nay toàn huyện Đan Phượng đã có 15/15 xã đạt NTM nâng cao, 12/15 xã đạt NTM kiểu mẫu, và còn 3 xã đang thẩm định để về đích NTM kiểu mẫu, cán đích 100% xã đạt NTM kiểu mẫu. Hạ Mỗ, Liên Hồng, Thọ An là 3 xã cuối cùng của huyện Đan Phượng chờ “nâng hạng” NTM kiểu mẫu.

Là một xã có nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, trong nhiều năm qua, Hạ Mỗ đã quan tâm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao như vùng sản xuất hoa ly, phát triển diện tích bưởi VietGAP, phát triển, nâng cao giá trị nghề làm đậu phụ truyền thống làng Trung Đích.

Đồng thời, xã khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản xuất công nghiệp. Có nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động tốt. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư, thương mại, dịch vụ phát triển, người lao động có việc làm ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng, kết quả thu nhập bình quân năm 2023 đạt 76,1 triệu đồng/người/năm.

Xã Liên Hồng có 107 công ty, doanh nghiệp và 83 hộ sản xuất kinh doanh. Xã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tích cực tuyên truyền động viên nhân dân chủ động đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương.

Các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn phát triển ổn định, năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, giải quyết được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó thu nhập từ thương mại dịch vụ từng bước được nâng lên. Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2023 của xã đạt 75,6 triệu đồng/năm.

Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu
Festival nông sản - văn hóa - ẩm thực - du lịch huyện Đan Phượng năm 2023 diễn ra tại xã Hạ Mỗ

Còn xã Thọ An thì quan tâm phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện tốt các dự án phát triển nông nghiệp làm tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác; đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong, ngoài xã thực hiện tốt đào tạo lao động, giải quyết việc làm.

Thọ An có nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình hiệu quả. Ví dụ như mô hình trồng hoa lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao được triển khai trên diện tích 1.800m2. Mô hình đã tạo việc làm cho 4 lao động thường xuyên và khoảng 20 lao động thời vụ, mỗi năm mang lại thu nhập từ 500 đến 800 triệu đồng. Mô hình trồng măng tây với diện tích 2.000m2 cho thu nhập ước tính mỗi năm khoảng 100 đến 120 triệu đồng...

Ông Thiều Văn Son - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng cho biết, để cán đích NTM kiểu mẫu theo lộ trình, các cấp Hội Nông dân huyện xác định lĩnh vực kinh tế là then chốt để xây dựng NTM bền vững. Vì vậy trong nhiều năm qua, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho người nông dân.

Hằng năm, phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững với nhiều mô hình hay và cách làm sáng tạo đã thu hút hàng nghìn hội viên đăng ký tham gia.

Trên địa bàn huyện đã hình thành một số mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ để sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn, sản xuất hàng hóa tập trung cho năng xuất vượt trội so với các mô hình truyền thống. Toàn huyện đã thành lập 6 chi hội, 104 Tổ Hội nghề nghiệp; xây dựng được 54 mô hình kinh tế tập thể điển hình về trồng cây ăn quả, trồng nho hạ đen gắn du lịch canh nông trải nghiệm; rau an toàn; rau giá, đậu phụ; chăn nuôi trâu, bò; lợn, gà, thỏ; trồng hoa đào, hoa ly, quất cảnh, chuối tây, chuối tiêu hồng; phát triển nghề mộc dân dụng…

Là địa phương đầu tiên của cả nước đạt chuẩn NTM, Đan Phượng đang tiếp tục khẳng định là huyện “đầu tàu” trong xây dựng NTM nâng cao và kiểu mẫu, và người nông dân tiếp tục khẳng định vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động