Người thương binh với khao khát về sản phẩm chè sạch

(LĐTĐ) Trở về quê hương sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt, ông Trịnh Văn Hưng (sinh năm 1964, thương binh hạng 3/4) tiếp tục đóng góp hết sức mình vào công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thương binh tàn nhưng không phế”.
nguoi thuong binh voi khao khat ve san pham che sach Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ
nguoi thuong binh voi khao khat ve san pham che sach Tổ chức hoạt động tri ân Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7
nguoi thuong binh voi khao khat ve san pham che sach Sự hy sinh của các thương binh liệt sĩ để đất nước nở hoa độc lập

Năm 1984, trước cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc trên chiến trận Vị Xuyên – Hà Tuyên (nay là Hà Giang), theo tiếng gọi của non sông, ông Trịnh Văn Hưng cũng như bao người thanh niên khác xung phong lên đường chiến đấu với lòng quyết tâm sục sôi, với lời thề anh hùng: “Nhất xanh cỏ, nhì đỏ ngực”, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một lòng bảo vệ Tổ quốc, không cho phép quân thù giày xéo non sông, đất nước ta thêm một lần nữa.

nguoi thuong binh voi khao khat ve san pham che sach
Ông Trịnh Văn Hưng bên sản phẩm chè sạch

Hòa bình lập lại, thương binh Trịnh Văn Hưng trở về quê hương - xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - bỏ lại một phần máu xương nơi biên cương. Vậy nhưng, vượt qua những nỗi đau về thể xác và những ký ức đau buồn về chiến tranh, thời gian trong quân ngũ đã rèn luyện cho ông ý chí “thép” và nghị lực phi thường, ông tiếp tục xung phong trên các mặt trận kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng chính quyền cơ sở và công tác xã hội tại địa phương.

Sinh ra trên mảnh đất xứ trà Thái Nguyên, thương binh Trịnh Văn Hưng luôn khao khát làm giàu từ chính những lá chè quê hương mình. Sau nhiều năm phát triển kinh tế gia đình trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh chè, ông nhận thấy rằng cần phải gắn kết các hộ sản xuất lại với nhau, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và chế biến chè.

Hơn nữa, trước thực trạng nhiều người vì chạy theo lợi nhuận mà làm chè bẩn, chè kém chất lượng, ông luôn đau đáu làm thế nào để tạo dựng một thương hiệu chè sạch và đảm bảo chất lượng. Đó chính là những động lực tích cực thôi thúc ông kêu gọi các hộ sản xuất trong khu vực cùng nhau đoàn kết thành lập Hợp tác xã (HTX) sản xuất chè sạch do ông đứng đầu mang tên HTX chè Thanh Bình, hoạt động từ tháng 7 năm 2017.

Vết thương cũ từ thời chiến tranh vẫn còn đau đớn. Tỉ lệ mất sức 41% với một mảnh pháo từng găm vào đầu khiến đến giờ, những cơn đau đầu dữ dội có thể hành hạ ông bất cứ lúc nào. Sức khỏe ông yếu dần đi do cơ thể chịu lực nén cực độ trong thời khắc pháo bắn sập hầm năm ấy.

Nhưng ông không vì thế mà nản lòng hay bi luỵ, ý chí kiên cường cùng bản lĩnh rắn rỏi của một người lính Cụ Hồ đã giúp ông đối mặt và biến đau thương thành hành động, để tiếp tục sống, làm việc và cống hiến cho gia đình và xã hội. Đặc biệt hơn, HTX sản xuất chè sạch đã luôn là điều mà ông khao khát, như một “đứa con đẻ” trong lòng một người thương binh đã anh dũng diệt giặc ngoại xâm trong thời chiến, nay lại xông pha diệt nạn thực phẩm bẩn trong thời bình.

Thương binh Trịnh Văn Hưng – Giám Đốc HTX chè Thanh Bình chia sẻ: “Thời gian đầu mới thành lập HTX còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ và thủ công của mọi người. Có những ngày tôi phải chạy đến từng nhà để chỉ cách lắp máy tưới tiêu tự động hay cách sử dụng máy sao chè mới. Sức khỏe thì có hạn nhưng mà vui lắm vì ai cũng ham học hỏi, có như vậy thì cái nghề làm chè mới đỡ vất vả mà hiệu quả lại cao hơn. Mà quan trọng nhất là sản phẩm làm ra phải là chè sạch 100%”.

Ông cùng với mọi người trong HTX tìm tòi, học hỏi cách làm chè sạch, hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu, đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông luôn nói với các thành viên trong HTX rằng: “Muốn phát triển thì số lượng rất quan trọng, nhưng muốn phát triển bền vững thì chất lượng phải đặt lên hàng đầu. Nếu vì lợi nhuận mà làm chè bẩn thì chắc chắn sẽ không tồn tại được lâu dài.”

nguoi thuong binh voi khao khat ve san pham che sach
HTX chè Thanh Bình hiện nay gồm có 23 hộ sản xuất với tổng diện tích đất canh tác là 7.54 hecta

Sau 2 năm thành lập và đi vào hoạt động, HTX chè Thanh Bình hiện nay gồm có 23 hộ sản xuất với tổng diện tích đất canh tác là 7.54 hecta, với sản lượng chè thu hoạch khoảng 98.2 tấn chè búp tươi trong một năm (tương đương với 19.6 tấn chè khô trong một năm), đảm bảo đầu ra ổn định hơn cho sản phẩm.

Tháng 8 năm 2018, HTX đã được Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam), công nhận quy trình sản xuất và chế biến chè tại HTX Chè Thanh Bình được thực hiện theo đúng quy chuẩn sản xuất chè sạch và an toàn của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Bà Dương Thị Hợp, thành viên HTX chè Thanh Bình chia sẻ: “Ngày trước chưa có HTX thì vất vả hơn nhiều, cứ việc ai người ấy làm thôi, rồi ngay cả việc tưới tiêu, sao chè cũng tốn công lắm. Bây giờ thì chỉ cần cắm điện vào là máy móc làm cho hết rồi. Nhà nước cũng hỗ trợ nhiều lắm. Mọi người chia sẻ kinh nghiệm với nhau, chúng tôi làm chè ngon hơn hẳn, dễ bán hơn mà giá lại cao hơn nữa.”

Cứ mỗi lần nhắc đến HTX chè Thanh Bình, ông Hoàng Anh Đức – Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thuận lại không khỏi tự hào: “Từ ngày thành lập HTX, việc sản xuất được tập trung hơn, bà con được hướng dẫn trực tiếp cách làm chè theo đúng tiêu chuẩn VietGAP, được hỗ trợ các loại máy móc hiện đại.

HTX chè Thanh Bình là đơn vị đi đầu trong việc sản xuất theo mô hình HTX trên địa bàn xã Bình Thuận. Quan trọng hơn cả là người nông dân làm chè bằng “cái tâm”, đặc biệt là phải kể đến ông Trịnh Văn Hưng là Giám Đốc HTX, dù là thương binh mà tuổi cũng đã cao nhưng ông vẫn làm việc rất tận tâm và năng động, cống hiến hết mình và không đòi hỏi tư lợi cá nhân, là một trong những nông dân tiêu biểu của địa phương. Chúng tôi rất trân trọng và nể phục sự hi sinh của ông từ lúc còn chiến tranh cho đến tận bây giờ.”

Với một lòng nhiệt huyết và tận tụy trong quá trình thành lập và phát triển HTX, thương binh Trịnh Văn Hưng luôn tâm niệm rằng: “Còn sức thì còn cống hiến”, ông cũng chia sẻ thêm: “ Mô hình HTX không chỉ giúp cho việc sản xuất dễ dàng hơn, mà còn là sợi dây kết nối những người nông dân chúng tôi lại với nhau. Thời chiến tranh thì đoàn kết để đánh giặc, giờ hòa bình rồi thì đoàn kết để phát triển kinh tế. Nghèo đói cũng phải đánh đuổi như đánh đuổi giặc ngoại xâm vậy.”

Không chỉ đóng góp tích cực trong lĩnh vực phát triển kinh tế, thương binh Trịnh Văn Hưng còn tham gia vào xây dựng chính quyền cơ sở tại địa phương. Ông là Đại biểu Hội đồng Nhân dân xã Bình Thuận nhiệm kỳ 2011 – 2016, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân xã Bình Thuận, Trưởng xóm Thanh Phong 13 và đã góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền và thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương.

Để ghi nhận những cống hiến của thương binh Trịnh Văn Hưng với địa phương, chính quyền cơ sở đã kịp thời động viên ông bằng những Bằng khen, Giấy khen như: Bằng khen “Thương binh tiêu biểu trong thực hiện mục tiêu chính sách của Đảng và Nhà nước” của UBND huyện Đại Từ, Giấy khen “Tổ trưởng Tổ Hội đồng Nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiệm kỳ 2011-2016” của Hội đồng Nhân dân xã Bình Thuận, Giấy khen “Chi hội trưởng Hội Nông dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” của Hội Nông dân xã Bình Thuận, Giấy khen “Trưởng xóm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” của UBND xã Bình Thuận… Nhưng hơn tất cả, điều ý nghĩa nhất đó chính là sự tín nhiệm và tin tưởng của mọi người dành cho ông, một người lính Cụ Hồ kiên trường, một người nông dân có lý tưởng, một người cán bộ gương mẫu.

Có lẽ rằng, chính “mưa bom bão đạn” đã tôi luyện những con người bình dị trở nên kiên cường và phi thường hơn. Thương binh Trịnh Văn Hưng là một trong những người thương, bệnh binh đã và đang nỗ lực vượt lên những nỗi đau chiến tranh để sống và cống hiến hết mình, là vốn quý của đất nước, là tấm gương sáng trong cộng đồng và xã hội, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Linh Nắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

(LĐTĐ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7 tháng 11 cho các đảng viên lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024).
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.

Tin khác

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, anh Chu Thái Sơn không chỉ cùng Ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mà bản thân anh cũng đã trực tiếp đưa ra những sáng kiến cải tiến để tăng năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp.
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm; luôn nhiệt huyết, hết mình vì hoạt động công đoàn, vì đoàn viên, người lao động… đó là những ấn tượng về bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, 1 trong số 10 gương mặt tiêu biểu vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

(LĐTĐ) Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

(LĐTĐ) Vừa qua, cô giáo Phùng Thúy Hằng (Trường Tiểu học Tô Hiệu) đã được Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) vinh danh "Người tốt việc tốt tiêu biểu năm 2024". Không chỉ là một cô giáo yêu nghề, giỏi chuyên môn, miệt mài đứng trên bục giảng, bước chân cô còn đi khắp các nẻo đường làm thiện nguyện.
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Về thôn Vĩnh An, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ai cũng biết đến anh Nguyễn Văn Toán, một Bí thư Chi bộ, trưởng thôn năng động. Anh Toán luôn tích cực tuyên truyền, vận động anh em, bạn bè, ủng hộ cho thôn để làm đẹp quê hương mình; vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống và tinh thần cho người dân nơi đây.
Xem thêm
Phiên bản di động